Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời bài 3 Bài ca côn sơn

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Nguyễn Trãi sống ở thời đại nào? 

  • A. Nhà Lí 
  • B. Nhà Trần 
  • C. Nhà Hậu Lê 
  • D. Nhà Nguyễn

Câu 2: Hình ảnh nào không được nói tới trong đoạn trích "Bài ca Côn Sơn"? 

  • A. Bóng trăng 
  • B. Bóng trúc 
  • C. Rừng thông 
  • D. Suối chảy

Câu 3: Vẻ đẹp của cảnh trí Côn Sơn là vẻ đẹp gì? 

  • A. Tươi tắn và đầy sức sống 
  • B. Kì ảo và lộng lẫy 
  • C. Yên ả và thanh bình 
  • D. Hùng vĩ và náo nhiệt

Câu 4: Trong Bài ca Côn Sơn, Nguyễn Trãi đã ví tiếng suối với âm thanh nào?

  • A. Tiếng đàn cầm
  • B. Tiếng hát
  • C. Tiếng chim hót
  • D. Tiếng lao xao của gió

Câu 5: Cảm xúc nổi bật trong Bài ca Côn Sơn là gì?

  • A. Tình yêu quê hương, đất nước
  • B. Cảm xúc tự tại trước thiên nhiên 
  • C. Lòng căm thù giặc sâu sắc
  • D. Sự tự hào về dân tộc thân yêu

Câu 6: Nhân vật trữ tình là người thế nào? 

  • A. Tinh tế, nhạy cảm với thiên nhiên 
  • B. Tâm hồn thanh cao, trong sáng 
  • C. Tâm hồn hòa hợp, giao cảm cùng thiên nhiên 
  • D. Cả 3 ý kiến trên

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nêu nhận xét về con người Nguyễn Trãi qua bài thơ “Bài ca Côn Sơn”

Câu 2 (2 điểm): Hãy nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ?


1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

 

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

A

C

A

B

D

2. Phần tự luận

Câu 1:

Với câu thơ cuối, ta bắt gặp nhân vật trữ tình ngâm thơ dưới màu xanh mát của trúc bóng râm

=> Gợi nghĩ đến hình ảnh một tiên ông nhàn tản, không chút vấn vương thế sự. Đó một thi sĩ đa tình đang thả trọn tâm hồn với thiên nhiên

 

=> Vẻ đẹp tài hoa và tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi, dành cho thiên nhiên một tình yêu thật tươi trong và tuyệt đẹp. Đó cũng chính là vẻ đẹp nhất trong tâm hồn cao quý của ông

Câu 2:

Giá trị nội dung: Là bức tranh thiên nhiên và con người giao hòa. Ca ngợi vẻ đẹp thanh tĩnh, nên thơ của Côn sơn, qua đó bộc lộ cốt cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi

Giá trị nghệ thuật:

  • Đan xen các câu thơ tả cảnh và tả người
  • Lời thơ trong sáng, giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái
  • Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: So sánh, điệp ngữ
  • Bản dịch thơ sử dụng thể thơ lục bát, tạo ra vần điệu nhịp nhàng, sinh động

 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác