Đề số 2: Đề kiểm tra hóa học 11 Kết nối bài 2 Cân bằng trong dung dịch nước

ĐỀ SỐ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1:  Phương trình điện li nào sau đây viết đúng?

  • A. Na2S ⇌ 2Na+ + S2-
  • B. H2CO3 ⇌ 2H+ + HCO3-
  • C. H2SO4 ⇌ H+ + HSO4-
  • D. H2CO3 ⟶ 2H+ + HCO3-

Câu 2: Theo thuyết Arrhenius, kết luận nào sau đây đúng?

  • A. Base là chất khi tan trong nước phân lí cho anion
  • B. Base là hợp chất trong thành phần phân tử có một hay nhiều nhóm OH
  • C. Base là những chất có khả năng tác dụng với acid
  • D. Một base không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử

Câu 3: Khí amoniac làm giấy quỳ tím ẩm

  • A. chuyển thành màu đỏ
  • B. mất màu
  • C. chuyển thành màu xanh
  • D. không đổi màu 

Câu 4: Kết luận nào dưới đây là đúng theo thuyết Arrhenius

  • A. Một base không nhất thiết phải có nhóm OH- trong thành phần phân tử
  • B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là base
  • C. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hydrogen là acid
  • D. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hydrogen và phân li ra H+ trong nước là acid

Câu 5: Hòa tan một acid vào nước ở 25 oC, kết quả là

  • A. [H+] < [OH-]
  • B. [H+] > [OH-]
  • C. [H+] = OH-
  • D. [H+][OH-] > 10-14

Câu 6: Trong dung dịch CH3COOH 0,043M, cứ 100 phân tử hòa tan có 2 phân tử phân li thành ion. Nồng độ của ion H+ là

  • A. 0,001M
  • B. 0,086M
  • C. 0,043M
  • D. 0,00086M

Câu 7: Acid mạnh HNO3 và acid yếu HNO2 có cùng nồng độ 0,1 mol/l và ở cùng nhiệt độ. Sự so sánh nồng độ mol nào sau đây là đúng?

  • A. [H+]HNO3 < [H+]HNO2
  • B. H+HNO3 > H+HNO2
  • C. [H+]HNO3 = [H+]HNO2
  • D. [NO3-]HNO3 < [NO3-]HNO2

Câu 8: Nhỏ phenolphtalein vào dung dịch NaOH loãng. Nhỏ tiếp từ từ dung dịch HCl loãng đến dư. Hiện tượng xảy ra là

  • A. dung dịch từ màu xanh dần chuyển thành màu hồng
  • B. dung dịch từ màu hồng dần chuyển thành màu xanh
  • C. dung dịch từ màu hồng chuyển thành không màu
  • D. dung dịch từ màu xanh chuyển thành không màu

Câu 9: Trong dung dịch CH3COOH 4,3.10-2 M, người ta xác định được nồng độ H+ bằng 8,6.10-4 mol/l. Hỏi có bao nhiêu phần trăm phân tử CH3COOH trong dung dịch này điện li ra ion?

  • A. 8,6%
  • B. 5%
  • C. 2%
  • D. 4,3%

Câu 10: Dung dịch HCl có pH = 3. Cần pha loãng dung dịch acid này (bằng nước) bao nhiêu lần để thu được dung dịch HCl có pH = 4?

  • A. 10
  • B. 9
  • C. 100
  • D. 9


(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

A

C

D

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

B

C

C

A

 

GIẢI CHI TIẾT

Câu 9:

                       CH3COOH   ⇆    CH3COO-   +  H+

Ban đầu:       4,3.10-2 M                                    0

Phân li:          8,6.10-4 M                 ←           8,6.10-4 M

Cân bằng:      0,04214 M                               8,6.10-4 M

→ α= 8,6.10-44,3.10-2.100%=2%

Câu 10:

Gọi V, V’ lần lượt là thể tích dung dịch HCl có pH = 3, pH = 4

Do pH = 3 ⇒ [H+] = 10-3M ⇒ trước khi pha loãng = 10-3V

pH = 4 ⇒ [H+] = 10-4M ⇒ sau khi pha loãng = 10-4V’

Ta có trước khi pha loãng = sau khi pha loãng ⇒ 10-3V = 10-4V

V'V=10-310-4 =10 => V’=10V

Vậy cần pha loãng axit 10 lần.


Từ khóa tìm kiếm Google: Đề kiểm tra Hóa học 11 KNTT bài 2 Cân bằng trong dung dịch nước, đề kiểm tra 15 phút hóa học 11 kết nối tri thức, đề thi hóa học 11 kết nối tri thức bài 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác