Đề số 5: Đề kiểm tra địa lí 8 Cánh diều bài 2 Địa hình Việt Nam

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ở nhiều vùng, núi lấn ra sát biển hoặc bị nước biển nhấn chìm một phần tạo thành:

  • A. Các quần đảo
  • B. Các ốc đảo
  • C. Các đảo ven bờ
  • D. Các thung lũng

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Trong bậc địa hình đồi núi có núi cao, núi thấp, sơn nguyên, cao nguyên, đồi, bán bình nguyên.
  • B. Trong các bậc địa hình ở nước ta, đồi và núi thấp (dưới 1000 m) chiếm diện tích lớn nhất.
  • C. Địa hình thấp dân từ đất liền ra biển, trung với hướng tây bắc – đông nam của các dãy núi và các dòng sông lớn.
  • D. Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam được chia ra thành 3 giai đoạn: Tiền kiến tạo, Tân kiến tạo và Đại kiến tạo.

Câu 3: Địa hình nước ta ngày càng chịu tác động mạnh mẽ của con người, tạo nên:

  • A. Sự bằng phẳng giữa các vùng miền với nhau
  • B. Khung cấu trúc địa hình nhân tạo, góp phần làm đẹp cảnh quan.
  • C. Nhiều dạng địa hình nhân tạo như đô thị, hầm mỏ, hồ chứa nước, đê, đập,...
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Các quá trình của ngoại lực như: xâm thực, xói mòn, rửa trôi, bồi tụ,… đã làm bề mặt địa hình của nước ta:

  • A. Duy trì theo thời gian
  • B. Thay đổi
  • C. Trở nên phẳng và thuận lợi cho việc sinh sống
  • D. Trở nên gấp khúc và không thích hợp cho sinh sống

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Địa hình nước ta đa dạng nhiều kiểu loại, trong đó quan trọng nhất là địa hình đồi núi. Vì sao?

Câu 2 (2 điểm): Chứng minh rằng địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo nâng lên làm trẻ lại.

 


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

D

C

B

Tự luận: 

Câu 1 (4 điểm):

* Địa hình nước ta đa dạng nhiều kiểu loại, trong đó quan trọng nhất là địa hình đồi núi. Vì:

  • Đồi núi chiếm tới 3/4 lãnh thổ đất liền và là dạng phổ biến nhất. Ngay ở đồng bằng châu thổ ta cũng bắt gặp các đồi núi sót nhô cao trên mặt đồng bằng 
  • Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan chung: sự xuất hiện các đai cao tự nhiên theo địa hình (đai nhiệt đới chân núi, đai á nhiệt đới núi trung bình, đai ôn đới núi cao,...).
  • Đồi núi ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế - xã hội. Vùng đồi núi có những thế mạnh riêng về kinh tế, khai thác khoáng sản, xây dựng hồ thủy điện, trồng cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi gia súc lớn, phát triển du lịch sinh thái,... nhưng đồi núi cũng có nhiều khó khăn ưu ngại về đầu tư phát triển kinh tế, về giao thông vận tải,... Do vậy miền đồi núi nước ta vẫn còn là vùng kinh tế chậm phát triển, đời sống vất vả hơn so với các vùng khác

Câu 2 (2 điểm):

* Địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo nâng lên làm trẻ lại:

  • Sự nâng cao của Tân kiến tạo với biên độ lớn tạo nên các dãy núi trẻ có độ cao lớn, điển hình là Hoàng Liên Sơn.
  • Sự cắt xẻ sâu của dòng nước tạo ra các thung lũng sâu, hẹp, vách dựng đứng, điển hình là thung lũng sông Đà.
  • Địa hình cao nguyên badan núi lửa trẻ với các đứt gãy sâu tại Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
  • Sự sụt lún sâu tại một số khu vực để hình thành các đồng bằng trẻ của sông Hồng, sông Cửu Long và khu vực vịnh Hạ Long.
 

Bình luận

Giải bài tập những môn khác