Đề số 1: Đề kiểm tra địa lí 8 Cánh diều bài 2 Địa hình Việt Nam
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ SỐ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Khu vực Tây Bắc chỉ có các dãy núi thấp, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi; các cánh đồng thung lũng,…
- B. Khu vực Trường Sơn Bắc: từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã, là vùng núi thấp, hướng tây bắc – đông nam, gồm nhiều dãy núi song song, so le nhau, sườn phía đông hẹp và dốc hơn so với sườn phía tây.
- C. Khu vực Trường Sơn Nam: từ phía nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ, gồm các khối núi Kon Tum, khối núi cực Nam Trung Bộ, nghiêng về phía đông và nhiều cao nguyên xếp tầng.
- D. Dạng địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng: ở Bắc Bộ có vùng đồi trung du, ở Đông Nam Bộ là dạng địa hình bán bình nguyên.
Câu 2: Địa hình đồi núi nước ta có hai hướng chính là:
- A. Đông bắc – tây nam và vòng cung
- B. Đông – tây và nam – bắc
- C. Tây bắc – đông nam và vòng cung
- D. Chéo góc phải và chéo góc trái
Câu 3: Khu vực Đông Bắc nằm ở tả ngạn sông Hồng, chủ yếu là đồi núi thấp, có 4 dãy núi hình cánh cung chụm lại ở Tam Đảo. Đâu không phải một trong bốn dãy núi đó?
- A. Sông Gâm
- B. Ngân Sơn
- C. Bắc Sơn
- D. Hoàng Liên Sơn.
Câu 4: Hai đồng bằng lớn nhất nước ta là:
- A. Đồng bằng Tây Bắc và đồng bằng Tây Nguyên.
- B. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
- C. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng ven biển miền Trung.
- D. Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng ven biển miền Trung.
Câu 5: Ảnh hưởng của địa hình đồi núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:
- A. Không có điều kiện phát triển lâm nghiệp
- B. Khả năng phát triển công nghiệp khai thác không cao
- C. Thiếu nguồn thủy năng để phát triển thủy điện
- D. Hình thành các điểm du lịch nổi tiếng
Câu 6: Ở các vùng núi dốc, đâu không phải một hiện tượng xảy ra vào mùa mưa ở những nơi mất lớp phủ thực vật?
- A. Sạt lở đất
- B. Đất trượt
- C. Lốc xoáy
- D. Lũ quét
Câu 7: Đồng bằng sông Cửu Long do phù sa của hệ thống sông nào bồi đắp?
- A. Sông Tiền
- B. Sông Thái Bình
- C. Sông Vàm Cỏ
- D. Sông Mê Công
Câu 8: Địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo nâng lên làm trẻ lại như thế nào?
- A. Sự nâng cao của Tân kiến tạo với biên độ lớn tạo nên các dãy núi trẻ có độ cao lớn, điển hình là Hoàng Liên Sơn
- B. Sự cắt xẻ sâu của dòng nước tạo ra các thung lũng sâu, hẹp, vách dựng đứng, điển hình là thung lũng sông Hồng.
- C. Địa hình núi lửa trẻ với các đứt gãy sâu tại Nam Trung Bộ, Tây Nguyên
- D. Sự sụt lún sâu tại một số khu vực để hình thành các sơn nguyên của sông Hồng, sông Cửu Long và khu vực vịnh Hạ Long
Câu 9: Địa hình đồi núi nước ta kéo dài tự bắc vào nam và nối tiếp với vùng đồi núi của các nước láng giềng tạo thành:
- A. Một khối liên tục ở phía đông và phía nam
- B. Một khối liên tục ở phía bắc và phía tây
- C. Hành lang xuyên suốt đông – tây
- D. Hành lang xuyên suốt nam – bắc
Câu 10: Với độ cao trên 1 400 m, dãy Bạch Mã được xem là:
- A. Nơi chuyển tiếp giữa khí hậu vùng núi phía tây và vùng đồng phía đông.
- B. Ranh giới tự nhiên góp phần tạo nên sự khác biệt về khí hậu giữa lãnh thổ phía bắc với lãnh thổ phía nam.
- C. Ngọn núi có vị trí chiến lược trong bảo vệ Tổ quốc nhìn từ phía trung tâm.
- D. Tất cả các đáp án trên.
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | A | C | D | B | D |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | C | D | A | B | B |
Bình luận