Dạng bài tập tốc độ phản ứng hóa học
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP
Dạng 1: Tốc độ phản ứng hóa học
Bài tập 1: Cho phản ứng: 2X(khí) + Y(khí) → Z(khí) + T(khí)
Nếu áp suất của hệ tăng 3 lần thì tốc độ phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu lần?
Bài tập 2: Tốc độ của phản ứng tăng bao nhiêu lần nếu tăng nhiệt độ từ 200oC đến 240oC, biết rằng khi tăng 10oC thì tốc độ phản ứng tăng 2 lần.
Bài tập 3: Cho phản ứng: A+ 2B → C
Nồng độ ban đầu các chất: [A] = 0,3M; [B] = 0,5M. Hằng số tốc độ k = 0,4
a) Tính tốc độ phản ứng lúc ban đầu.
b) Tĩnh tốc độ phản ứng tại thời điểm t khi nồng độ A giảm 0,1 mol/l.
Bài tập 4: Cho phản ứng hóa học có dạng: A + B → C.
Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi:
a. Nồng độ A tăng 2 lần, giữ nguyên nồng độ B.
b. Nồng độ B tăng 2 lần, giữ nguyên nồng độ A.
c. Nồng độ của cả hai chất đều tăng lên 2 lần.
d. Nồng độ của chất này tăng lên 2 lần, nồng độ của chất kia giảm đi 2 lần.
e. Tăng áp suất lên 2 lần đối với hỗn hợp phản ứng, coi đây là phản ứng của các chất khí
Bài tập 1:
Vban đầu = k.[X] 2.[Y] = kx2y ( với x, y là nồng độ của X, Y)
Khi áp suất của hệ tăng 3 lần thì nồng độ các chất cũng tăng gấp 3 lần .
⇒ Vsau= k.[3X] 2.[3Y]= k(3x) 2 .(3y)=27kx2y
Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 27 lần
Bài tập 2:
Gọi V200 là tốc độ phản ứng ở 200oC
Ta có: V210= 2.V200
V220= 2V210=4V200
V230=2V220=8V200
V240=2V230=16V200
Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 16 lần
Bài tập 3:
a) Tốc độ ban đầu:
Vban đầu = k.[A].[B]2= 0,4.[0,3].[0,5] 2 =0,3 mol/ls
b) Tốc độ tại thời điểm t
- Khi nồng độ A giảm 0,1 mol/lít thì B giảm 0,2 mol/l theo phản ứng tỉ lệ 1 : 2
- Nồng độ tại thời điểm t:
[A’] = 0,3 – 0,1 =0,2 (mol/l)
[B’]=0,5 -0,2 =0,3 (mol/l)
V= k.[A’].[B’] 2= 0,4.[0,2].[0,3] 2=0,0072 mol/ls
Bài tập 4:
Ta có: v = k.[A].[B]
a, Khi [A] tăng 2 lần thì : va = k.[2A].[B] = 2k.[A].[B] = 2v
Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần.
b, Khi [B] tăng lên 2 lần thì : vb = k.[2B].[A] = 2k.[A].[B] = 2v
Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần.
c, Khi [A] và [B] đều tăng 2 lần: vc = k.[2A].[2B] = 4k.[A].[B] = av
Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 4 lần.
d, Nồng độ của chất này tằng 2 lần, nồng độ của chất kia giảm 2 lần, do đó tốc độ phản ứng không thay đổi.
e, Khi tăng áp suất 2 lần (tương ứng với việc giảm thể tích 2 lần) nghĩa là tăng nồng độ của mỗi phản ứng lên 2 lần, do đó tốc độ phản ứng tăng lên 4 lầ
Bình luận