Dàn ý chi tiết bài làm văn số 6 lớp 10 thuyết minh văn học trang 84 sgk
Dàn ý chi tiết bài làm văn số 6 lớp 10
Đề bài: Thuyết minh 1 tác phẩm văn học - chọn tác phẩm Bình ngô đại cáo
Dàn ý chi tiết
Mở bài
Nguyễn Trãi là một tác gia lớn của nền văn học trung đại Việt Nam. Ông đã để lại cho hậu thế một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ. Nhưng dường văn chương của ông dường như cũng chịu chung số phận như con người – phải trải qua bao phen thăng trầm chìm nổi. Trong đó, “Bình Ngô đại cáo” - viết sau đại thắng năm 1427, là bản tổng kết xuất sắc quá trình kháng chiến mười năm, không chỉ thể hiện tinh thần yêu nước bảo vệ độc lập, truyền thống bất khuất chống ngoại xâm, còn đặc biệt nêu cao “chí nhân, đại nghĩa” như một giá trị văn hóa ngời sáng của dân tộc Đại Việt. Với bút lực hào hùng và lời văn truyền cảm mạnh mẽ, tác phẩm đã trở thành một áng “thiên cổ hùng văn”.
Thân bài:
- Bình Ngô đại cáo là thông báo bằng văn bản và được viết theo bằng văn biền ngẫu, theo thể cáo – thường dùng để thông báo sự kiện quan trọng của quốc gia, dân tộc.
- Nhan đề cho thấy đây là bài cáo trọng đại tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô
- Mở đầu Bình Ngô đại cáo, tác giả Nguyễn Trãi đã nêu nguyên lí chính nghĩa làm chỗ dựa, làm nền tảng xác đáng để triển khai toàn bộ nội dung bài cáo.
- Ở phần 2 – cảm hứng căm thù giặc xâm lược, Nguyễn Trãi đã thể hiện lòng uất hận sục sôi
- Ở phần 3, với nguồn cảm hứng dồi dào, phong phú, Nguyễn Trãi đã khắc họa lại quá trình gian nan, vất vả của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Và ở phần 4 – phần kết thúc, Nguyễn Trãi đã không giấu được niềm vui chung của dân tộc, thay lời Lê Lợi trịnh trọng tuyên bố nền độc lập lâu dài:
Kết bài:
“Bình Ngô đại cáo” từ khi ra đời đã được xem làm một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc, vừa tố cáo tội ác của giặc Minh vừa khẳng định được độc lập chủ quyền dân tộc. Đã qua bao thăng trầm biến đổi nhưng giá trị của “Bình Ngô đại cáo” vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay và Nguyễn Trãi – nhà quân sự tài ba, nhà chính trị lỗi thời, nhà thơ, nhà văn xuất sắc sẽ mãi mãi được khắc ghi trong lòng mỗi người con nước Việt.
Đề bài: Thuyết minh 1 tác giả văn học. Chọn Nguyễn trãi
Dàn ý chi tiết
Mở bài:
Theo nhận định của các nhà sử học, dân tộc Việt Nam có tất cả ba bản Tuyên ngôn độc lập trong suốt chiều dài lịch sử của mình. Đó là bài thơ Nam quốc sơn hà (năm 891), Bình Ngô đại cáo (năm 1428) và bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình. Trong đó, Bình Ngô đại cáo là bài cáo do Nguyễn Trãi soạn thảo, viết bằng chữ Hán vào mùa xuân năm 1428. Không chỉ xuất sắc về sự nghiệp thơ văn, Nguyễn Trãi là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam.
Thân bài:
- Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, quê ở xã Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sau dời về xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây
- Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười, ông ngoại qua đời.
- Đầu năm 1428, sau khi quét sạch quân thù giành lại độc lập, Nguyễn Trãi hăm hở bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bị bắt giam
- Từ tiểu sử Nguyễn Trãi, có thể rút ra những nét đáng lưu ý sau đây về cuộc đời ông:
- Nguyễn Trãi để lại một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ
Kết bài:
Có thể nói, cuộc đời Nguyễn Trãi và sự nghiệp thơ văn của ông tựa như một ngôi sao khuê, tỏa sáng rực rỡ. Điều đáng quý nhất là giữa thế sự đảo điên, giữa chốn triều đình bon chen, ông vẫn giữ được cho mình sự lương thiện đáng quý, đáng trân trọng. Dù đã hàng trăm năm trôi qua, tài năng và tấm lòng của ông vẫn được người đời biết đến và nể phục.
Đề bài: Kết hợp thuyết minh một tác giả và 1 tác phẩm. CHọn Nguyễn Du và tác phẩm truyện Kiều
Dàn ý chi tiết
Mở bài:
Trên nền văn học Việt Nam, Nguyễn Du được xem như một trong những ngôi sao sáng nhất. Bằng ngòi bút tài hoa, trái tim đa cảm cùng ánh mắt “trông thấu cả sáu cõi” của mình, ông đã để lại một sự nghiệp văn học có giá trị to lớn, đặc biệt nhất phải kể đến Truyện Kiều, tác phẩm kiệt xuất của văn học Việt Nam.
Thân bài:
- Nguyễn Du (1766 - 1820), tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
- Ngoài ra, gia đình Nguyễn Du cũng có truyền thống lâu đời về văn học nghệ thuật.
- Nguyễn Du là người thông minh, học rộng, hiểu nhiều nhưng cuộc đời lại gặp nhiều biến cố
- Nguyễn Du là người tài hoa uyên bác, thông hiểu cả đạo Nho, Phật, Đạo.
- Nội dung của Truyện Kiều được chia làm ba phần: Gặp gỡ và đính ước, gia biến và lưu lạc, đoàn tụ.
Kết bài:
Hàng trăm năm qua, Truyện Kiều vẫn luôn tồn tại trong đời sống của dân tộc Việt, một số nhân vật trong truyện trở thành nhân vật điển hình, như: Sở Khanh, Tú bà,... Nhận xét về Nguyễn Du và Truyện Kiều, tác giả Mộng Liên Đường trong lời tựa Truyện Kiều đã viết: “Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía, ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột. Tố Như sử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh cũng hệt, đàm tình đã thiết, nếu không có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy”
Bình luận