Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 11 chân trời Ôn tập chương 4: Dòng điện. Mạch điện (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 11 chân trời Ôn tập chương 4__Phần 2_Dòng điện. Mạch điện- sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CHƯƠNG 4: DÒNG ĐIỆN. MẠCH ĐIỆN

Câu 1: Người ta làm nóng 1 kg nước thêm 10C bằng cách cho dòng điện 1 A đi qua một điện trở 10 Ω. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Thời gian cần thiết là

  • A. 1 h.
  • B. 7 phút
  • C. 10 s
  • D. 10 phút

Câu 2: Câu nào sau đây là sai?

  • A. Suất điện động của nguồn điện bằng công để di chuyển điện tích dương 1 C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn.
  • B. Suất điện động được đo bằng thương số giữa công A của lực lạ để di chuyển một điện tích dương từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện và độ lớn q của điện tích đó.
  • C. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện.
  • D. Đơn vị công cũng là đơn vị suất điện động.

Câu 3: Một nguồn điện có điện trở trong 0,5 (W) và suất điện động 4,5 V được mắc với điện trở  8,5 (W) thành mạch kín. Cường độ dòng điện trong mạch là

  • A. I = 2,4 A.
  • B. I = 0,5 A.
  • C. I = 0,525 A.
  • D. I = 0,6 A.

Câu 4: Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây trong khoảng thời gian 10s là 10,25.1019 electron. Khi đó dòng điện qua dây dẫn có cường độ là

  • A. 0,164 A.
  • B. 1,025 A.
  • C. 1,64 A.
  • D. 10,25 mA.

Câu 5: Đặt hiệu điện thế 24 V vào hai đầu điện trở 20 Ω trong khoảng thời gian 10s . Điện lượng chuyển qua điện trở này trong khoảng thời gian đó là

  • A. 0,83C
  • B. 24C
  • C. 12C
  • D. 2,4C

Câu 6: Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch, thì cường độ dòng điện trong mạch

  • A. tăng giảm liên tục.
  • B. giảm về 0.
  • C. tăng rất lớn.
  • D. không đổi so với trước.

Câu 7: Dòng điện có chiều quy ước là chiều chuyển động của

  • A. hạt electron.
  • B. có điện tích dương.
  • C. hạt notron.
  • D. hạt điện tích âm.

Câu 8: Đặt hiệu điện thế 24 V vào hai đầu điện trở 20 Ω trong khoảng thời gian 10s . Điện lượng chuyển qua điện trở này trong khoảng thời gian đó là

  • A. 12C
  • B. 2,4C
  • C. 24C
  • D. 0,83C

Câu 9: Đặt vào hai đầu một điện trở R = 20 Ω một hiệu điện thế U = 2V trong khoảng thời gian t = 20 s. Lượng điện tích di chuyển qua điện trở là

  • A. q = 5 mC.
  • B. q = 2 C
  • C. q = 4 C
  • D. q = 1 C

Câu 10: Trong thời gian 5 s có một điện lượng Δq = 2,5 C dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc một bóng điện. Cường độ dòng điện qua đèn là

  • A. 0,75 A.
  • B. 5,0 A.
  • C. 2,5 A.
  • D. 0,5 A.

Câu 11: Dòng điện chạy qua dây dẫn của một camera có cường độ 50 μA. Số electron chạy qua dây dẫn mỗi giây là

  • A. 50.1015 hạt.
  • B. 3,75.1014 hạt.
  • C. 3,125.1014 hạt.
  • D. 3,35.1014 hạt.

Câu 12: Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây trong khoảng thời gian 10s là 10,25.1019 electron. Khi đó dòng điện qua dây dẫn có cường độ là

  • A. 1,64 A.
  • B. 10,25 mA.
  • C. 0,164 A.
  • D. 1,025 A.

Câu 13: Một mạch điện có nguồn là một pin 9 V, điện trở trong 1 Ω và mạch ngoài gồm 2 điện trở mắc nối tiếp có giá trị lần lượt là 5 Ω, 3 Ω. Cường độ dòng điện trong toàn mạch là

  • A. 2 A.
  • B. 1,33 A.
  • C. 1 A.
  • D. 4,5 A

Câu 14: Một nguồn điện có suất điện động E  = 6 V, điện trở trong r = 2 Ω, mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là 4 W thì điện trở R phải có giá trị

  • A. R = 2 (Ω).
  • B. R = 6 (Ω).
  • C. R = 3 (Ω).
  • D. R = 1 (Ω).

Câu 15: Trong dây dẫn kim loại, dòng điện là dòng dịch chuyển của các hạt

  • A. hạt điện tích âm.
  • B. hạt proton.
  • C. điện tích dương.
  • D. hạt electron tự do.

Câu 16: Cho một mạch điện gồm một pin 1,5 V có điện trở trong 0,5 Ω nối với mạch ngoài là một điện trở 4,5 Ω. Cường độ dòng điện trong toàn mạch là

  • A. 0,25 A.
  • B. 3 A.
  • C. 0,3 A.
  • D. 0,5 A.

Câu 17: Một bộ acquy có thể cung cấp một dòng điện có cường độ 3A lien tục trong 1 giờ thì phải nạp lại. Cường độ dòng điện mà acquy này có thể cung cấp nếu nó được sử dụng liên tục trong 15 giờ thì phải nạp lại là

  • A. 0,2A
  • B. 45A
  • C. 2A
  • D. 5A

Câu 18: Một tụ điện có điện dung 6 μC được tích điện bằng một hiệu điện thế 3 V. Sau đó nối hai cực của bản tụ lại với nhau, thời gian điện tích trung hòa là 10-4 s. Cường độ dòng điện trung bình chạy qua dây nối trong thời gian đó là

  • A. 180 mA.
  • B. 600 mA.
  • C. 1,8 A.
  • D. 1/2 A.

Câu 19: Hệ số nhiệt điện trở α của kim loại phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

  • A. Khoảng nhiệt độ và chế độ gia công của vật liệu đó.
  • B. Độ sạch của kim loại.
  • C. Độ sạch của kim loại và chế độ gia công của vật liệu đó.
  • D. Khoảng nhiệt độ, độ sạch của kim loại và chế độ gia công của vật liệu đó.

Câu 20: Một acquy có suất điện động là 12V, sinh ra công là 720 J khi dịch chuyển điện tích ở bên trong. Biết thời gian dịch chuyển lượng điện tích này là 5 phút. Cường độ dòng điện chạy qua acquy khi đó là

  • A. I = 1,2 A.
  • B. I = 2 A.
  • C. I = 12 A.
  • D. I = 0,2 A.

Câu 21: Khi có hiện tượng đoản mạch xảy ra thì:

  • A. công suất tiêu thụ trên mạch ngoài đạt cực đại.
  • B. điện trở toàn mạch đạt giá trị cực đại.
  • C. cường độ dòng điện trong mạch đạt giá trị cực đại.
  • D. hiệu điện thế mạch ngoài đạt giá trị cực đại.

Câu 22: Cường độ dòng điện được đo bằng dụng cụ nào sau đây?

  • A. Oát kế.
  • B. Ampe kế.
  • C. Lực kế.
  • D. Vôn kế.

Câu 23: Cho mạch điện như hình vẽ.

https://vietjack.me/storage/uploads/images/80/a-1646242588.png

Suất điện động E  = 28V, điện trở trong r = 2 , R = 5 .

Công suất tiêu thụ trên mạch ngoài là

  • A. 50 W.
  • B. 80 W.
  • C. 200 W.
  • D. 40 W.

Câu 24: Dòng điện có cường độ 0,32 A đang chạy qua một dây dẫn. Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫ đó trong 20s là:

  • A. 4.1019
  • B. 6,4.1018
  • C. 4.1020
  • D. 1,6.1018

Câu 25: Đơn vị của cường độ dòng điện là

  • A. Vôn.
  • B. Ampe.
  • C. Cu lông.
  • D. Jun.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác