Trắc nghiệm Vật lí 10 cánh diều học kì I
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tốc độ trung bình là
A. đại lượng đặc trưng cho độ nhanh, chậm của chuyển động.
- B. đại lượng được đo bằng thương số của độ dịch chuyển và thời gian dịch chuyển.
- C. cho biết hướng của chuyển động.
- D. cho biết tốc độ của chuyển động tại một thời điểm.
Câu 2: Thứ tự các bước đúng trong phương pháp tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí?
A. Quan sát, suy luận ⇒ Đề xuất vấn đề ⇒ Hình thành giả thuyết ⇒ Kiểm tra giả thuyết ⇒ Rút ra kết luận.
- B. Hình thành giả thuyết ⇒ Kiểm tra giả thuyết ⇒ Quan sát, suy luận ⇒ Đề xuất vấn đề ⇒ Rút ra kết luận.
- C. Quan sát, suy luận ⇒ Hình thành giả thuyết ⇒ Đề xuất vấn đề ⇒ Kiểm tra giả thuyết ⇒ Rút ra kết luận.
- D. Hình thành giả thuyết ⇒ Quan sát, suy luận ⇒ Đề xuất vấn đề ⇒ Kiểm tra giả thuyết ⇒ Rút ra kết luận.
Câu 3: Một lực F nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay. Momen của lực F đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực quanh trục ấy được đo bằng
A. tích của lực tác dụng với cánh tay đòn.
- B. tích của tốc độ góc và lực tác dụng.
- C. thương của lực tác dụng với cánh tay đòn.
- D. thương của lực tác dụng với tốc độ góc.
Câu 4: Một người làm động tác “hít đất”: nằm sấp, chống tay xuống sàn để nâng người lên thì
- A. người đó tác dụng lên sàn một lực hướng lên.
- B. người đó không tác dụng lực lên sàn.
C. sàn tác dụng lên người đó một lực hướng lên.
- D. sàn không tác dụng lực lên người đó.
Câu 5: Đối tượng nào sau đây không phải là đối tượng nghiên cứu của môn vật lí.
- A. Tấm pin năng lượng mặt trời.
B. Hiện tượng quang hợp.
- C. Nguyên lí hoạt động của lò vi sóng.
- D. Ô tô điện.
Câu 6: Yếu tố quyết định nhất trong trò chơi kéo co là
- A. lực kéo của mỗi bên
- B. khối lượng của mỗi bên
C. lực ma sát của chân và sàn đỡ
- D. độ nghiêng của dây kéo
Câu 7: Đại lượng cho biết sự thay đổi của vận tốc là đại lượng nào trong các đại lượng sau?
A. Gia tốc.
- B. Độ dịch chuyển.
- C. Quãng đường.
- D. Vận tốc.
Câu 8: Chọn đáp án đúng:
A. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
- B. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực và tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.
- C. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và khối lượng của vật.
- D. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực và khối lượng của vật.
Câu 9: Trời không có gió, người đứng bên đường và người trên ô tô thấy hạt mưa rơi theo quỹ đạo như thế nào?
A. Người đứng bên đường thấy giọt mưa rơi theo quỹ đạo là đường thẳng, người ngồi trên ô tô đang chuyển động thấy giọt mưa rơi theo phương xiên góc.
- B. Người đứng bên đường và người trên ô tô thấy giọt mưa rơi theo quỹ đạo là đường thẳng
- C. Người đứng bên đường và người trên ô tô thấy giọt mưa rơi theo phương xiên góc.
- D. Người đứng bên đường thấy giọt mưa rơi theo theo phương xiên góc, người ngồi trên ô tô đang chuyển động thấy giọt mưa rơi theo quỹ đạo là đường thẳng.
Câu 10: Chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo là đường gì?
- A. Đường cong
B. Đường thẳng
- C. Đường tròn
- D. Đường gấp khúc
Câu 11: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian cho biết sự phụ thuộc của các đại lượng nào với nhau?
A. Độ dịch chuyển và thời gian.
- B. Quãng đường và thời gian.
- C. Độ dịch chuyển và vận tốc.
- D. Quãng đường và vận tốc.
Câu 12: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không thể xảy ra cho một vật chuyển động thẳng?
- A. vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị (+).
B. vận tốc là hằng số; gia tốc thay đổi.
- C. vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị (-).
- D. vận tốc có giá trị (-) ; gia tốc có giá trị (+).
Câu 13: Hình vẽ là đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của ô tô chuyển động thẳng theo một hướng xác định. Ô tô đi với tốc độ lớn nhất trong đoạn đường nào?
- A. 1.
B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 14: Một xe tải chở đầy hàng và một xe con đang chuyển động cùng tốc độ mà muốn dừng lại cùng lúc thì lực hãm tác dụng lên xe tải sẽ phải
- A. nhỏ hơn lực hãm lên xe con.
- B. bằng lực hãm lên xe con.
C. lớn hơn lực hãm lên xe con.
- D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn lực hãm lên xe con.
Câu 15: Trong phương pháp đo tốc độ trong phòng thực hành sử dụng cổng quang điện và đồng hồ đo hiện số. Quãng đường xe đi qua cổng quang điện chính là
A. chiều dài tấm chắn cổng quang điện.
- B. độ dài của xe.
- C. quãng đường từ lúc xe bắt đầu chuyển động đến khi bắt đầu đi vào cổng quang điện.
- D. quãng đường từ lúc xe đi ra khỏi cổng quang điện cho đến khi dừng lại.
Câu 16: Đâu không phải là ứng dụng của vật lí vào trong cuộc sống, khoa học, kĩ thuật và công nghệ?
- A. Nghiên cứu và chế tạo xe ô tô điện.
B. Lai tạo giống cây trồng năng suất cao.
- C. Ứng dụng đặc điểm của lazer vào việc mổ mắt.
- D. Chế tạo pin mặt trời.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?
A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
- B. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 $kg/m^{3}$ có nghĩa là 1 $cm^{3}$ sắt có khối lượng 7800 kg.
- C. Công thức tính khối lượng riêng là ρ = m.V.
- D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.
Câu 18: Các công thức về chuyển động có thể được sử dụng cho
A. chỉ chuyển động theo đường thẳng.
- B. chỉ chuyển động cong.
- C. chuyển động theo đường tròn.
- D. tất cả các dạng chuyển động.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vận tốc?
- A. Bạn Nam đi từ nhà đến trường với vận tốc 10 km/h.
B. Xe ô tô đi từ A đến B theo hướng Bắc với tốc độ 40 km/h.
- C. Mỗi giờ, con ốc sên đi được 100 cm.
- D. Con báo đuổi theo con ninh dương một đoạn là 3 km theo hướng Nam.
Câu 20: Khi nói về một vật chịu tác dụng của lực, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Khi không có lực tác dụng, vật không thể chuyển động.
- B. Khi ngừng tác dụng lực lên vật, vật này sẽ dừng lại.
C. Gia tốc của vật luôn cùng chiều với chiều của lực tác dụng.
- D. Khi có tác dụng lực lên vật, vận tốc của vật tăng.
Câu 21: Khi đưa một vật từ mặt đất lên cao thì:
- A. Khối lượng của vật tăng lên, còn trọng lượng của vật không đổi.
B. Khối lượng của vật không đổi, còn trọng lượng của vật thay đổi.
- C. Khối lượng và trọng lượng đều giảm.
- D. Khối lượng và trọng lượng đều không thay đổi.
Câu 22: Một vật ở trong lòng chất lỏng và đang chuyển động đi xuống, khi đó độ lớn giữa lực đẩy Archimedes và trọng lượng của vật như thế nào?
- A. Độ lớn giữa lực đẩy Archimedes bằng trọng lượng của vật.
B. Độ lớn giữa lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng của vật.
- C. Độ lớn giữa lực đẩy Archimedes lớn hơn trọng lượng của vật.
- D. Không xác định được.
Câu 23: Một vật có khối lượng 10 kg. Trọng lượng của vật là bao nhiêu? Biết gia tốc rơi tự do trên Trái Đất là g = 9,8 $m/s^{2}$.
- A. 19,8 N.
- B. 0,2 N.
C. 98 N.
- D. 0,98 N.
Câu 24: Một chiếc tàu bị thủng một lỗ nhỏ ở đáy. Lỗ này nằm cách mặt nước 2,2 m. Người ta đặt một miếng vá áp vào lỗ thủng từ phía trong. Hỏi cần một lực tối thiểu bằng bao nhiêu để giữ miếng vá nếu lỗ thủng rộng 150 $cm^{2}$ và trọng lượng riêng của nước là 10 000$N/m^{2}$?
- A. 308 N.
B. 330 N.
- C. 450 N.
- D. 485 N.
Câu 25: Một vật có khối lượng m = 2 kg đang nằm yên trên mặt bàn nằm ngang, thì được kéo bằng một lực có độ lớn F = 10 N theo hướng tạo với mặt phẳng ngang một góc α = 30°. Biết hệ số ma sát của vật với mặt sàn là μ = 0,5.
Tìm vận tốc của vật sau 5 giây kể từ lúc bắt đầu chịu lực tác dụng. Lấy g = 10 $m/s^{2}$.
A. 2,9 m/s.
- B. 1,5 m/s.
- C. 7,3 m/s.
- D. 2,5 m/s.
Câu 26: Một ô tô khối lượng 900 kg đang đi với vận tốc 20 m/s thì người lái xe nhìn thấy đèn giao thông chuyển màu đỏ ở phía trước. Để xe giảm tốc độ và dừng lại sau 10 s thì độ lớn lực hãm khi phanh ô tô phải là bao nhiêu?
A. 1800 N.
- B. - 1800 N.
- C. 180 N.
- D. 18000 N.
Câu 27: Một ô tô có khối lượng 1 tấn đang chuyển động thì chịu tác dụng của lực hãm F và chuyển động thẳng biến đổi đều. Kể từ lúc hãm, ô tô đi được đoạn đường AB = 36 m và tốc độ của ô tô giảm đi 14,4 km/h. Sau khi tiếp tục đi thêm đoạn đường BC = 28 m, tốc độ của ô tô lại giảm thêm 4 m/s. Độ lớn lực hãm và quãng đường ô tô chuyển động từ C đến khi dừng hẳn lần lượt là?
- A. 800 N và 64 m.
- B. 1000 N và 18 m.
- C. 1500 N và 100 m.
D. 2000 N và 36 m.
Câu 28: Bảng ghi thời gian rơi của một vật giữa hai điểm cố định
Thời gian rơi | |||
Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 4 |
0,345 | 0,346 | 0,342 | 0,343 |
Giá trị trung bình của thời gian rơi là bao nhiêu?
A. 0,344 s.
- B. 0,345 s.
- C. 0,346 s.
- D. 0,343 s.
Câu 29: Một máy bay bay từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh hết 1 h 45 p. Nếu đường bay Hà Nội – Hồ Chí Minh dài 1400 km thì tốc độ trung bình của máy bay là bao nhiêu?
- A. 600 km/h.
- B. 700 km/h.
C. 800 km/h.
- D. 900 km/h.
Câu 30: Một mẫu siêu xe có khối lượng 1,60 tấn. Nếu coi xe tăng tốc đều và lực trung bình để tăng tốc xe là 24,0 kN thì mẫu xe này cần bao lâu để có thể tăng tốc từ trạng thái nghỉ lên đến tốc độ 108 km/h?
A. Khoảng 2,00 s.
- B. Khoảng 7,20 s.
- C. Khoảng 10,0 s.
- D. Khoảng 15,0 s.
Câu 31: Một ô tô chạy thử nghiệm trên một đoạn đường thẳng. Cứ 5 s thì có một giọt dầu từ động cơ của ô tô rơi thẳng xuống mặt đường. Hình vẽ cho thấy mô hình các giọt dầu để lại trên mặt đường.
Ô tô chuyển động trên mặt đường với tốc độ trung bình là
- A. 12,5 m/s
B. 15 m/s
- C. 30 m/s
- D. 25 m/s
Câu 32: Hai lực của ngẫu lực có độ lớn F = 20 N, khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là d = 30 cm. Mômen của ngẫu lực có độ lớn bằng:
- A. M = 0,6 N.m.
- B. M = 600 N.m.
C. M = 6 N.m.
- D. M = 60 N.m.
Câu 33: Các giọt mưa rơi theo phương thẳng đứng. Một ô tô chạy theo phương ngang trong trời mưa. Giọt mưa chạm vào mặt cửa kính bên xe với vận tốc v gồm 2 thành phần thẳng đứng và nằm ngang. Biết vận tốc của ô tô là 50 km/h. Ở trên mặt kính, các vệt nước mưa rơi hợp với phương thẳng đứng một góc 60$^{o}$. Vận tốc của giọt nước mưa là:
- A. 62,25 km/h.
- B. 57,73 km/h.
C. 28,87 km/h.
- D. 43,3 km/h.
Câu 34: Một đoàn tàu đang chạy với tốc độ 36 km/h thì hãm phanh. Sau 2 phút thì tàu dừng lại ở sân ga. Quãng đường mà tàu đi được trong khoảng thời gian trên là:
A. 0,6 km.
- B. 1,2 km.
- C. 1,8 km
- D. 2,4 km.
Câu 35: Một đoàn tàu rời ga chuyển động nhanh dần, sau 20 s tàu đạt tốc độ 36 km/h. Tính gia tốc của tàu.
A. 0,5 $m/s^{2}$.
- B. 2 $m/s^{2}$.
- C. 1,5 $m/s^{2}$.
- D. 3 $m/s^{2}$.
Câu 36: Một bạn học sinh đạp xe từ nhà đến trường hết thời gian 30 phút. Biết quãng đường từ nhà đến trường dài 3 km thì tốc độ trung bình của bạn là bao nhiêu?
- A. 90 km/h.
- B. 0,1 km/h.
- C. 10 km/h.
D. 6 km/h.
Câu 37: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 72 km/h thì hãm phanh chạy chậm dần, sau 10 s vận tốc giảm xuống còn 15 m/s. Hỏi phải hãm phanh trong bao lâu kể từ khi tàu có vận tốc 72 km/h thì tàu dừng hẳn (coi gia tốc không đổi)?
- A. 30 s.
B. 40 s.
- C. 50 s.
- D. 60 s.
Câu 38: Một chiếc xuồng đi xuôi dòng nước từ A đến B mất 4 giờ, còn nếu đi ngược dòng nước từ B đến A mất 5 giờ. Biết vận tốc của dòng nước so với bờ sông là 4 km/h. Tính quãng đường AB.
- A. 120 km.
B. 160 km.
- C. 100 km.
- D. 100 km.
Câu 39: Pininfarina Battista 2020 đang là siêu xe tăng tốc nhanh nhất thế giới khi chỉ mất 1,9s để đạt vận tốc 100 km/h có khối lượng khoảng 1996 kg. Lực để tạo ra gia tốc này là bao nhiêu?
- A. 9141,6 N.
- B. 2141,6 N.
- C. 2941,6 N.
D. 29141,6 N.
Câu 40: Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = 40 N, F2 = 30 N. Hãy tìm độ lớn của hai lực khi chúng cùng hướng?
A. 70 N.
- B. 10 N.
- C. 60 N.
- D. 50 N.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Vật lí 10 cánh diều học kì I
Bình luận