Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 10 cánh diều học kì I (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bước nào sau đây không có trong phương pháp tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí

  • A. Quan sát, suy luận.
  • B. Đề xuất vấn đề.
  • C. Hình thành giả thuyết.
  • D. Xây dựng kế hoạch kiểm tra giả thuyết.

Câu 2: Diện tích khu vực dưới đồ thị vận tốc – thời gian cho chúng ta biết đại lượng nào sau đây?

  • A. Thời gian.
  • B. Gia tốc.
  • C. Độ dịch chuyển.
  • D. Vận tốc.

Câu 3: Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách

  • A. dừng lại ngay.
  • B. ngả người về phía sau.
  • C. chúi người về phía trước.
  • D. ngả người sang bên cạnh.

Câu 4: Trời không có gió, người đứng bên đường và người trên ô tô thấy hạt mưa rơi theo quỹ đạo như thế nào?

  • A. Người đứng bên đường thấy giọt mưa rơi theo quỹ đạo là đường thẳng, người ngồi trên ô tô đang chuyển động thấy giọt mưa rơi theo phương xiên góc.
  • B. Người đứng bên đường và người trên ô tô thấy giọt mưa rơi theo quỹ đạo là đường thẳng
  • C. Người đứng bên đường và người trên ô tô thấy giọt mưa rơi theo phương xiên góc.
  • D. Người đứng bên đường thấy giọt mưa rơi theo theo phương xiên góc, người ngồi trên ô tô đang chuyển động thấy giọt mưa rơi theo quỹ đạo là đường thẳng.

Câu 5: Đại lượng cho biết sự thay đổi của vận tốc là đại lượng nào trong các đại lượng sau?

  • A. Gia tốc.
  • B. Độ dịch chuyển.
  • C. Quãng đường.
  • D. Vận tốc.

Câu 6: Cặp lực nào sau đây là cặp lực cân bằng?

  • A. Hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng phương, ngược chiều.
  • B. Hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng phương, cùng chiều.
  • C. Hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
  • D. Hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn.

Câu 7: Chọn phát biểu sai khi nói về sai số ngẫu nhiên

  • A. Sai số ngẫu nhiên là kết quả của những thay đổi trong các lần đo do các điều kiện thay đổi ngẫu nhiên (thời tiết, độ ẩm, thiết bị, …) gây ra.
  • B. Thực hiện đo lặp đi, lặp lại nhiều lần sẽ làm giảm sai số ngẫu nhiên.
  • C. Có thể loại bỏ hoàn toàn sai số ngẫu nhiên khi đo các đại lượng vật lí.
  • D. Sai số ngẫu nhiên có giá trị khác nhau trong các lần đo.

Câu 8: Một quả bóng được ném xuống sàn và nảy lên theo phương hợp với phương ngang một góc nào đó. Sau đó, chuyển động theo phương ngang của quả bóng

  • A. chịu tác dụng của trọng lực.
  • B. không bị ảnh hưởng bởi trọng lực.
  • C. bị ảnh hưởng bởi trọng lượng.
  • D. chịu tác dụng của lực tiếp xúc với mặt sàn.

Câu 9: Chọn câu sai.

  • A. Với cánh tay đòn không đổi, lực càng lớn thì tác dụng làm quay càng lớn.
  • B. Cánh tay đòn càng lớn thì tác dụng làm quay càng bé.
  • C. Momen lực tác dụng vào một vật quay quanh một trục cố định làm thay đổi tốc độ góc của vật.
  • D. Mọi vật quay quanh một trục đều có mức quán tính.

Câu 10: Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì

  • A. vật dừng lại ngay.
  • B. vật đổi hướng chuyển động.
  • C. vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại.
  • D. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s.

Câu 11: Cặp lực nào là cặp lực cân bằng trong 4 cặp lực sau:

(a) Lực của động cơ ô tô khi ô tô chuyển động và trọng lực của ô tô.

(b) Trọng lực của quả cam trên một đĩa cân và trọng lực của các quả cân trên đĩa cân còn lại khi cân thăng bằng.

(c) Lực mà lò xo tác dụng vào vật và lực mà vật tác dụng vào lò xo.

(d) Lực của hai em bé kéo hai đầu sợi dây khi sợi dây đứng yên.

  • A. a và b.
  • B. c và d.
  • C. b, c và d.
  • D. d.

Câu 12: Một quả bóng được ném xuống sàn và nảy lên theo phương hợp với phương ngang một góc nào đó. Sau đó, chuyển động theo phương ngang của quả bóng

  • A. chịu tác dụng của trọng lực.
  • B. không bị ảnh hưởng bởi trọng lực.
  • C. bị ảnh hưởng bởi trọng lượng.
  • D. chịu tác dụng của lực tiếp xúc với mặt sàn.

Câu 13: Cấp độ vĩ mô là gì?

  • A. Cấp độ vĩ mô là cấp độ dùng để mô phỏng tầm rộng lớn hay rất lớn của vật chất.
  • B. Cấp độ vi mô là cấp độ dùng để mô phỏng vật chất nhỏ bé.
  • C. Cấp độ vĩ mô là cấp độ dùng để mô phỏng độ lớn của vật chất.
  • D. Cấp độ vi mô là cấp độ dùng để mô phỏng độ bé của vật. 

Câu 14: Số hiển thị trên đồng hồ đo tốc độ của các phương tiện giao thông khi đang di chuyển là gì?

  • A.Vận tốc trung bình.
  • B. Tốc độ trung bình.
  • C. Vận tốc tức thời.
  • D. Tốc độ tức thời.

Câu 15: Chọn phát biểu sai.

  • A. Đơn vị của lực là niutơn (N).
  • B. Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
  • C. Luôn có thể phân tích lực theo hai phương bất kì.
  • D. Phân tích lực là phép làm ngược lại với tổng hợp lực.

Câu 16: Chuyển động dưới đây được coi là sự rơi tự do nếu được thả rơi?

  • A. Một cái lá cây.
  • B. Một sợi chỉ.
  • C. Một chiếc khăn tay.
  • D. Một mẩu phấn.

Câu 17: Trường hợp nào sau đây đã thực hiện biện pháp làm giảm ma sát?

  • A. Đế giày, dép thường có các rãnh khía.
  • B. Quần áo được là phẳng sẽ giảm bám bụi hơn quần áo không được là.
  • C. Mặt bảng viết phấn có độ nhám.
  • D. Rải cát lên mặt đường bị loang dầu.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vận tốc của một ô tô:

  • A. Ô tô A chuyển động theo hướng tây bắc với tốc độ 50 km/h.
  • B. Ô tô A có vận tốc là 50 km/h.
  • C. Mỗi giờ, ô tô A đi được 50 km.
  • D. Ô tô A đã đi 50 km theo hướng tây bắc.

Câu 19: Trong phương pháp đo tốc độ trong phòng thực hành sử dụng cổng quang điện và đồng hồ đo hiện số. Quãng đường xe đi qua cổng quang điện chính là

  • A. chiều dài tấm chắn cổng quang điện.
  • B. độ dài của xe.
  • C. quãng đường từ lúc xe bắt đầu chuyển động đến khi bắt đầu đi vào cổng quang điện.
  • D. quãng đường từ lúc xe đi ra khỏi cổng quang điện cho đến khi dừng lại.

Câu 20: Khi vật dịch chuyển từ vị trí này đến một vị trí khác theo một số đoạn dịch chuyển khác nhau thì độ dịch chuyển cuối cùng của vật là:

  • A. Tổng các độ dịch chuyển thành phần.
  • B. Hiệu các độ dịch chuyển thành phần.
  • C. Tích các độ dịch chuyển thành phần.
  • D. Thương các độ dịch chuyển thành phần.

Câu 21: Hai lực cân bằng không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Cùng phương.
  • B. Ngược chiều.
  • C. Cùng độ lớn.
  • D. Tác dụng vào hai vật khác nhau.

Câu 22: Khi nhúng một khối lập phương vào nước, mặt nào của khối lập phương chịu áp lực lớn nhất của nước?

  • A. Áp lực như nhau ở cả 6 mặt.
  • B. Mặt trên.
  • C. Mặt dưới.
  • D. Các mặt bên.

Câu 23: Câu nào sau đây nói về sự rơi tự do là đúng?

  • A. Khi không có lực cản, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
  • B. Ở cùng một nơi, mọi vật rơi tự do có cùng gia tốc.
  • C. Khi rơi tự do, vật nào ở độ cao lớn hơn sẽ rơi với gia tốc lớn hơn.
  • D. Vận tốc của vật chạm đất, không phụ thuộc vào độ cao của vật khi rơi.

Câu 24: Khi nói về một vật chịu tác dụng của lực, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Khi không có lực tác dụng, vật không thể chuyển động.
  • B. Khi ngừng tác dụng lực lên vật, vật này sẽ dừng lại.
  • C. Gia tốc của vật luôn cùng chiều với chiều của lực tác dụng.
  • D. Khi có tác dụng lực lên vật, vận tốc của vật tăng.

Câu 25: Một sợi dây có khối lượng không đáng kể, một đầu được giữ cố định, đầu kia có gắn một vật nặng có khối lượng m treo thẳng đứng. Vật đứng yên cân bằng. Khi đó:

  • A. vật chịu tác dụng của trọng lực và lực căng dây có tổng hợp lực bằng 0.
  • B. vật chịu tác dụng của trọng lực, lực ma sát và lực căng dây.
  • C. vật chỉ chịu tác dụng của lực căng dây.
  • D. vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.

Câu 26: Một ô tô khối lượng 900 kg đang đi với vận tốc 20 m/s thì người lái xe nhìn thấy đèn giao thông chuyển màu đỏ ở phía trước. Để xe giảm tốc độ và dừng lại sau 10 s thì độ lớn lực hãm khi phanh ô tô phải là bao nhiêu?

  • A. 1800 N.
  • B. - 1800 N.
  • C. 180 N.
  • D. 18000 N.

Câu 27: Nếu vận tốc ban đầu của một vật bằng không thì quãng đường vật đi được trong thời gian t và gia tốc là 9,8 $m/s^{2}$ sẽ là

  • A. 2,9$t^{2}$.
  • B. 3$t^{2}$.
  • C. 4$t^{2}$.
  • D. 4,9$t^{2}$.

Câu 28: Một dòng sông có chiều rộng là 60m nước chảy với vận tốc 1m/s so với bờ. Một người lái đò chèo một chiếc thuyền đi trên sông với vận tốc 3m/s. Xác định vận tốc của thuyền đối với bờ khi xuôi dòng là?

  • A. 4 m/s
  • B. 2 m/s
  • C. 3,2 m/s
  • D. 5 m/s

Câu 29: Một máy bay bay từ điểm A đến điểm B cách nhau 900 km theo chiều gió mất 2,5h. Biết khi không có gió vận tốc của máy bay là 300 km/h. Hỏi vận tốc của gió là bao nhiêu?

  • A. 360 km/h.
  • B. 60 km/h.
  • C. 420 km/h.
  • D. 180 km/h.

Câu 30: Trong một cuộc thi chạy, từ trạng thái đứng yên, một vận động viên chạy với gia tốc 5,0 $m/s^{2}$ trong 2,0 giây đầu tiên. Vận tốc của vận động viên sau 2,0 s là

  • A. 5 m/s.
  • B. 10 m/s.
  • C. 15 m/s.
  • D. 20 m/s.

Câu 31: Đo chiều dày của một cuốn sách, được kết quả: 2,3 cm; 2,4 cm; 2,5 cm; 2,4 cm. Tính giá trị trung bình chiều dày cuốn sách. Sai số tuyệt đối trung bình của phép đo này là bao nhiêu?

  • A. 0,05
  • B. 0,04
  • C. 0,03
  • D. 0,02

Câu 32: Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = 40 N, F2 = 30 N. Hãy tìm độ lớn của hai lực khi chúng cùng hướng?

  • A. 70 N.
  • B. 10 N.
  • C. 60 N.
  • D. 50 N.

Câu 33: Một lực có độ lớn 2N tác dụng vào một vật có khối lượng 1kg lúc đầu đứng yên. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian 2s là

  • A. 2m
  • B. 0,5m
  • C. 4m
  • D. 1m

Câu 34: Một vật đứng yên dưới tác dụng của ba lực có độ lớn lần lượt là 12 N, 16 N và 20 N. Nếu ngừng tác dụng lực 20 N lên vật thì hợp lực tác dụng lên vật có độ lớn là

  • A. 12 N.
  • B. 16 N.
  • C. 20 N.
  • D. không xác định được vì thiếu thông tin.

Câu 35: Một chiếc tàu bị thủng một lỗ nhỏ ở đáy. Lỗ này nằm cách mặt nước 2,2 m. Người ta đặt một miếng vá áp vào lỗ thủng từ phía trong. Hỏi cần một lực tối thiểu bằng bao nhiêu để giữ miếng vá nếu lỗ thủng rộng 150 $cm^{2}$ và trọng lượng riêng của nước là 10 000$N/m^{2}$?

  • A. 308 N.
  • B. 330 N.
  • C. 450 N.
  • D. 485 N.

Câu 36: Một thùng hàng có khối lượng 54,0 kg được đặt trên mặt sàn nằm ngang và phải cần lực đẩy ít nhất bằng 108 N để làm thùng hàng bắt đầu chuyển động. Độ lớn lực ép giữa sàn và thùng hàng.

  • A. 54 N.
  • B. 529,2 N.
  • C. 5832 N.
  • D. 162 N.

Câu 37: Một đoàn tàu đang chạy với tốc độ 36 km/h thì hãm phanh. Sau 2 phút thì tàu dừng lại ở sân ga. Quãng đường mà tàu đi được trong khoảng thời gian trên là:

  • A. 0,6 km.
  • B. 1,2 km.
  • C. 1,8 km.
  • D. 2,4 km.

Câu 38: Một máy bay bay từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh hết 1 h 45 p. Nếu đường bay Hà Nội – Hồ Chí Minh dài 1400 km thì tốc độ trung bình của máy bay là bao nhiêu?

  • A. 600 km/h.
  • B. 700 km/h.
  • C. 800 km/h.
  • D. 900 km/h.

Câu 39: Sau thời gian 0,02 s tiếp xúc với chân của cầu thủ, quả bóng khối lượng 500 g ban đầu đứng yên bay đi với tốc độ 54,0 km/h. Lực tác dụng lên quả bóng là

  • A. 250 N.
  • B. 375 N.
  • C. 1,35 kN.
  • D. 13,5 kN.

Câu 40: Một người đi thuyền chạy thẳng xuôi dòng từ bến A đến bến B cách nhau 48 km mất khoảng thời gian 4 giờ. Vận tốc của dòng nước có độ lớn là 6 km/h. Hãy xác định vận tốc của con thuyền?

  • A. 12 km/h.
  • B. 10 km/h.
  • C. 8 km/h.
  • D. 6 km/h.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác