Trắc nghiệm Vật lí 10 Cánh diều bài Chuyển động tròn
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài Chuyển động tròn - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Một chất điểm chuyển động tròn đều với bán kính R, tốc độ dài là v, tốc độ góc là ω. Gia tốc hướng tâm có biểu thức:
A. $a_{ht}=\frac{v^{2}}{R}$
- B. $a_{ht}=Rv^{2}$
- C. $a_{ht}=\omega R^{2}$
- D. $a_{ht}=v\omega ^{2}$
Câu 2: Chọn đáp án đúng. Lực hướng tâm
- A. có phương dọc theo bán kính, chiều hướng vào tâm quỹ đạo
- B. có độ lớn không đổi bằng $F_{ht}=m.a_{ht}=m.\frac{v^{2}}{R}=m.\omega ^{2}.R$
- C. là lực giữ cho vật chuyển động tròn đều
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về một vật chuyển động tròn đều?
- A. Quỹ đạo chuyển động là một đường tròn hoặc một phần của đường tròn.
- B. Tốc độ của vật không đổi theo thời gian.
- C. Với tốc độ xác định, bán kính quỹ đạo càng nhỏ thì phương của vận tốc biến đổi càng nhanh.
D. Với bán kính quỹ đạo xác định, nếu tốc độ tăng gấp đôi thì gia tốc hướng tâm cũng tăng gấp đôi.
Câu 4: Lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều bán kính r, có đặc điểm
- A. tiếp tuyến với quỹ đạo, có độ lớn xác định bởi công thức $F=m\frac{v^{2}}{r}$.
- B. hướng vào tâm quỹ đạo, có độ lớn xác định bởi công thức $F=mv^{2}r$.
- C. tiếp tuyến với quỹ đạo, có độ lớn xác định bởi công thức $F=m\frac{\omega ^{2}}{r}$.
D. hướng vào tâm quỹ đạo, có độ lớn xác định bởi công thức $F=m\frac{v^{2}}{r}$.
Câu 5: Chọn ý sai. Chuyển động tròn đều có
- A. gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo.
- B. tốc độ góc không đổi theo thời gian.
- C. quỹ đạo chuyển động là đường tròn.
D. vectơ gia tốc luôn không đổi.
Câu 6: Chuyển động của vật nào dưới đây được coi là chuyển động tròn đều?
- A. Chuyển động quay của bánh xe ô tô khi đang hãm phanh.
B. Chuyển động quay của đầu kim phút trên mặt đồng hồ chạy đúng giờ.
- C. Chuyển động quay của cánh quạt của chiếc chong chóng.
- D. Chuyển động quay của cánh quạt khi vừa tắt điện.
Câu 7: Một bánh xe đang quay đều, mỗi phút nó quay được 3000 vòng. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về chuyển động của bánh xe?
- A. Độ dịch chuyển góc của một điểm bất kì trên bánh xe (trừ những điểm thuộc trục quay) trong khoảng thời gian 0,01 giây bằng $\pi $ radian.
- B. Những điểm cách trục quay 10,0 cm thì có tốc độ 10$\pi $ m/s.
C. Hai điểm bất kì trên bánh xe nếu cách nhau 20,0 cm thì có tốc độ hơn kém nhau một lượng 20$\pi $ m/s.
- D. Những điểm càng xa trục quay thì gia tốc hướng tâm càng lớn.
Câu 8: Chọn phát biểu sai.
- A. Lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng là lực hướng tâm.
- B. Lực hướng tâm tác dụng lên một vật chuyển động tròn đều có độ lớn tỉ lệ với bình phương tốc độ dài của vật.
- C. Khi một vật chuyển động tròn đều, hợp lực của các lực tác dụng lên vật là lực hướng tâm.
D. Gia tốc hướng tâm tỉ lệ nghịch với khối lượng vật chuyển động tròn đều.
Câu 9: Câu nào sau đây nói về gia tốc trong chuyển động tròn đều là sai?
- A. Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo.
- B. Độ lớn của gia tốc $a_{ht}=\frac{v^{2}}{r}$, với v là tốc độ, r là bán kính quỹ đạo.
C. Gia tốc của chuyển động tròn đều $a=\frac{\omega ^{2}}{r}$.
- D. Vectơ gia tốc luôn vuông góc với vectơ vận tốc ở mọi thời điểm.
Câu 10: Một vật chuyển động tròn đều trên quỹ đạo có bán kính xác định. Khi tốc độ dài của vật tăng lên hai lần thì
- A. tốc độ góc của vật giảm đi 2 lần.
- B. tốc độ góc của vật tăng lên 4 lần.
C. gia tốc của vật tăng lên 4 lần.
- D. gia tốc của vật không đổi.
Câu 11: Một động cơ xe gắn máy có trục quay 1200 vòng/phút. Tốc độ góc của chuyển động quay là bao nhiêu rad/s?
- A. 7200 rad/s.
B. 125,7 rad/s.
- C. 188,5 rad/s
- D. 62,8 rad/s.
Câu 12: Cho một đồng hồ treo tường có kim phút dài 15 cm. Tính tốc độ dài của đầu kim phút?
- A. 0,145.10$^{-3}$ s.
B. 0,279.10$^{-3}$ s.
- C. 0,279.10$^{-4}$ s.
- D. 0,154.10$^{-3}$ s.
Câu 13: Một chiếc xe đạp chạy với vận tốc 40 km/h trên một vòng đua có bán kính 100 m. Gia tốc hướng tâm của xe là:
- A. 0,11 m/s$^{2}$.
- B. 0,4 m/s$^{2}$.
C. 1,23 m/s$^{2}$.
- D. 1,6 m/s$^{2}$.
Câu 14: Tính gia tốc hướng tâm của Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất. Biết khoảng cách giữa tâm Trái Đất và tâm Mặt Trăng là 3,84.10$^{8}$ m và chu kì là 27,32 ngày đêm:
A. 2,7.10$^{-3}$ m/s$^{2}$.
- B. 5,4.10$^{-3}$ m/s$^{2}$.
- C. 4,5.10$^{-3}$ m/s$^{2}$.
- D. 7,3.10$^{-3}$ m/s$^{2}$.
Câu 15: Một bánh xe quay đều 100 vòng trong 4 giây. Chu kì quay của bánh xe là?
A. 0,04 s.
- B. 0,02 s.
- C. 25 s.
- D. 50 s.
Câu 16: Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất, mỗi vòng hết 90 phút. Vệ tinh bay ở độ cao 320 km so với mặt đất. Biết bán kính Trái Đất là 6380 km. Tốc độ của vệ tinh là:
A. 7796 m/s.
- B. 7651 m/s.
- C. 6800 m/s.
- D. 7902 m/s.
Câu 17: Một đĩa quay đều quanh trục qua tâm O, với vận tốc qua tâm là 300 vòng/phút. Tính tốc độ góc, chu kì, tốc độ dài, gia tốc hướng tâm của 1 điểm trên đĩa cách tâm 10 cm, lấy g = 10 m/s$^{2}$.
- A. 10π rad/s; 0,2 s; 31,4 m/s; 98,7 m/s$^{2}$.
- B. 20π rad/s; 0,4 s; 3,14 m/s; 98,7 m/$^{2}$.
- C. 20π rad/s; 0,3 s; 3,14 m/s; 9,87 m/s$^{2}$.
D. 10π rad/s; 0,2 s; 3,14 m/s; 98,7 m/s$^{2}$.
Câu 18: Một vật đặt trên một cái bàn quay, nếu hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn là 0,25 và vận tốc góc của mặt bàn là 3 rad/s thì phải đặt vật trên mặt bàn, trong phạm vi một hình tròn có tâm nằm trên trục quay, bán kính bao nhiêu để nó không bị trượt đi.
A. 0,277 m.
- B. 1 m.
- C. 2 m.
- D. 2,5 m.
Câu 19: Hai điểm A, B nằm trên cùng bán kính của một vô lăng đang quay đều cách nhau 20 cm. Điểm A ở phía ngoài có vận tốc vA = 0,6 m/s, còn điểm B có vận tốc vB = 0,2 m/s. Tính vận tốc góc của vô lăng và khoảng cách từ điểm B đến trục quay.
A. 2 (rad/s); 0,1 m.
- B. 1 (rad/s); 0,2 m.
- C. 3 (rad/s); 0,2 m.
- D. 0,2 (rad/s); 3 m.
Câu 20: Cho bán kính Trái Đất là R = 6400 km. Tính tốc độ góc và tốc độ của điểm A nằm trên vĩ tuyến 30 trong chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
A. 7,57.10$^{-5}$ rad/s; 402 m/s.
- B. 7,57.10$^{-5}$ rad/s; 465 m/s.
- A. 7,57.10$^{-4}$ rad/s; 329 m/s.
- A. 7,57.10$^{-4}$ rad/s; 465 m/s.
Câu 21: Một người buộc một hòn đá vào đầu một sợi dây và quay dây sao cho vật chuyển động tròn đều trong mặt phẳng nằm ngang, sợi dây lệch so với phương thẳng đứng một góc nhọn. Muốn hòn đá chuyển động trên đường tròn bán kính 3 m với tốc độ 2 m/s thì người ấy phải giữ dây với một lực bằng 10 N. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Khối lượng của hòn đá bằng
A. 0,99 kg.
- B. 0,92 kg.
- C. 2,58 kg.
- D. 1,53 kg.
Xem toàn bộ: Giải vật lí 10 cánh diều bài chuyển động tròn
Bình luận