Trắc nghiệm Vật lí 10 Cánh diều bài Động lượng và định luật bảo toàn động lượng
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài Động lượng và định luật bảo toàn động lượng - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Tổng động lượng trong một hệ kín luôn
- A. ngày càng tăng.
- B. giảm dần.
- C. bằng không.
D. bằng hằng số.
Câu 2: Động lượng được tính bằng:
A. N.s.
- B. N.m.
- C. N.m/s.
- D. N/s.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai? Trong một hệ kín
- A. các vật trong hệ chỉ tương tác với nhau.
- B. các nội lực từng đôi một trực đối.
- C. không có ngoại lực tác dụng lên các vật trong hệ.
D. nội lực và ngoại lực cân bằng nhau.
Câu 4: Hình nào biểu diễn đúng quan hệ giữa $\vec{v}$ và $\vec{p}$ của một chất điểm
- A.
- B.
C.
- D.
Câu 5: Vector động lượng là vector:
- A. Cùng phương, ngược chiều với vector vận tốc
- B. Có phương hợp với vector vận tốc một góc α bất kỳ.
- C. Có phương vuông góc với vector vận tốc.
D. Cùng phương, cùng chiều với vector vận tốc.
Câu 6: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi?
- A. Vật chuyển động tròn đều.
- B. Vật được ném ngang.
- C. Vật đang rơi tự do.
D. Vật chuyển động thẳng đều.
Câu 7: Một vật chuyển động với tốc độ tăng dần thì có
- A. động lượng không đổi.
- B. động lượng bằng không.
C. động lượng tăng dần.
- D. động lượng giảm dần.
Câu 8: Nếu khối lượng vật tăng gấp 2 lần, vận tốc vật giảm đi một nửa thì
- A. động lượng và động năng của vật không đổi.
B. động lượng không đổi, động năng giảm 2 lần.
- C. động lượng tăng 2 lần, động năng giảm 2 lần.
- D. động lượng tăng 2 lần, động năng không đổi.
Câu 9: Độ biến thiên động lượng $\Delta \vec{p}$ của vật là
- A. $\Delta \vec{p}=\frac{\vec{F}}{\Delta t}$
B. $\Delta \vec{p}=\vec{F}\Delta t$
- C. $\Delta \vec{p}=\frac{\Delta t}{\vec{F}}$
- D. $\Delta \vec{p}=\frac{\Delta \vec{F}}{\Delta t}$
Câu 10: Hãy tínhđộ lớn động lượng tổng cộng của hệ hai vật có cùng khối lượng bằng 1 kg. Biết vận tốc của vật một có độ lớn 4 m/s và có hướng không đổi, vận tốc của vật hai là 3 m/s và cùng phương cùng chiều với vận tốc vật một.
- A. 3 (kg.m/s).
B. 7 (kg.m/s).
- C. 1 (kg.m/s).
- D. 5 (kg.m/s).
Câu 11: Hệ gồm hai vật 1 và 2 có khối lượng và tốc độ lần lượt là 1 kg; 3 m/s và 1,5 kg; 2 m/s. Biết hai vật chuyển động theo hướng ngược nhau. Tổng động lượng của hệ này là:
- A. 6 kg.m/s.
B. 0 kg.m/s.
- C. 3 kg.m/s.
- D. 4,5 kg.m/s.
Câu 12: Hai viên bi giống hệt nhau tiếp xúc với nhau và nằm trên mặt bàn không có ma sát thì bị một viên bi khác có cùng khối lượng đang chuyển động với vận tốc v theo đường thẳng qua tâm của hai viên bi tới va chạm. Nếu va chạm là đàn hồi, thì hình nào sau đây là kết quả có thể xảy ra sau va chạm?
- A.
- B.
- C.
D.
Câu 13: Một vật nhỏ có khối lượng 2 kg trượt xuống một đoạn đường dốc nhẵn, tại một thời điểm xác định có tốc độ 3 m/s, sau đó 4 s có tốc độ 7m/s, tiếp ngay sau đó 3 s vật có độ lớn động lượng là:
- A. 6 kg.m/s.
- B. 10 kg.m/s.
C. 20 kg.m/s.
- D. 28 kg.m/s.
Câu 14: Một vật 3 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 2 s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu? Lấy g = 9,8 m/s$^{2}$.
- A. 60 kg.m/s.
- B. 61,5 kg.m/s.
- C. 57,5 kg.m/s.
D. 58,8 kg.m/s.
Câu 15: Động lượng của electron có khối lượng 9,1.10$^{-31}$ kg và vận tốc 2,0.10$^{7}$ m/s là:
A. 1,8.10$^{-23}$ kgm/s.
- B. 2,3.10$^{-23}$ kgm/s
- C. 3,1.10$^{-19}$ kgm/s.
- D. 7,9.10$^{-3}$ kgm/s.
Câu 16: Một hòn bi khối lượng 2 kg đang chuyển động với vận tốc 3 m/s đến va chạm vào hòn bi có khối lượng 4 kg đang nằm yên, sau va chạm hai viên bi gắn vào nhau và chuyển động cùng vận tốc. Xác định giá trị vận tốc của hai viên bi sau va chạm?
- A. 10 m/s.
- B. 15 m/s.
C. 1 m/s.
- D. 5 m/s.
Câu 17: Một vật khối lượng 500 g chuyển động thẳng dọc trục Ox với vận tốc 18 km/h. Động lượng của vật bằng:
- A. 9 kg.m/s.
B. 2,5 kg.m/s.
- C. 6 kg.m/s.
- D. 4,5 kg.m/s.
Câu 18: Một máy bay có khối lượng 160000 kg, bay thẳng đều với tốc độ 870 km/h. Chọn chiều dương ngược với chiều chuyển động thì động lượng của máy bay bằng:
A. -38,7.10$^{6}$ kg.m/s.
- B. 38,7.10$^{6}$ kg.m/s.
- C. 38,9.10$^{6}$ kg.m/s.
- D. -38,9.10$^{6}$ kg.m/s.
Câu 19: Biết khối lượng của Trái Đất là 6,0.10$^{24}$ kg. Tốc độ của Trái Đất khi một hòn đá khối lượng 60 kg rơi về phía Trái đất với vận tốc 20 m/s là
- A. 2.4.10$^{-22}$ m/s.
- B. 3,5.10$^{-33}$ m/s
C. -2,0.10$^{-22}$ m/s.
- D. -3.10$^{34}$ m/s.
Câu 20: Hệ gồm hai vật có động lượng là p1 = 6 kg.m/s và p2 = 8 kg.m/s. Động lượng tổng cộng của hệ p = 10 kg.m/s nếu:
- A. $\vec{p_{1}}$ và $\vec{p_{2}}$ cùng phương, ngược chiều.
- B. $\vec{p_{1}}$ và $\vec{p_{2}}$ cùng phương, cùng chiều.
- C. $\vec{p_{1}}$ và $\vec{p_{2}}$ hợp với nhau góc 30$^{o}$.
D. $\vec{p_{1}}$ và $\vec{p_{2}}$ vuông góc với nhau.
Câu 21: Một hệ gồm hai vật có khối lượng m1 = 1 kg và m2 = 3 kg chuyển động thẳng đều với tốc độ lần lượt là 3 m/s và 2 m/s theo hai hướng hợp với nhau góc α = 120$^{o}$. Độ lớn của động lượng có giá trị là:
- A. 7,2 kg.m/s.
- B. 6,2 kg.m/s.
C. 5,2 kg.m/s.
- D. 4,2 kg.m/s.
Câu 22: Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực F = 10$^{-2}$ N. Động lượng chất điểm ở thời điểm t = 3s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là:
- A. 2.10$^{-2}$ kg.m/s.
B. 3.10$^{-2}$ kg.m/s.
- C. 10$^{-2}$ kg.m/s.
- D. 6.10$^{-2}$ kg.m/s
Câu 23: Hai vật có khối lượng m1 và m2, chuyển động với vận tốc là v1 và v2. Động lượng của hệ có giá trị là:
- A. $m.\vec{v}$
B. $m_{1}.\vec{v_{1}}+m_{2}.\vec{v_{2}}$
- C. $\vec{0}$.
- D. $m_{1}.v_{1}+m_{2}.v_{2}$.
Câu 24: Hai vật có khối lượng m1 = 2m2, chuyển động với vận tốc có độ lớn v1 = 2v2. Động lượng của hai vật có quan hệ:
- A. p1 = 2p2.
B. p1 = 4p2.
- C. p2 = 4p1.
- D. p1 = p2.
Câu 25: Một xe có khối lượng 5 tấn bắt đầu hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều dừng lại hẳn sau 20s kể từ lúc bắt đầu hãm phanh, trong thời gian đó xe chạy được 120m. Động lượng của xe lúc bắt đầu hãm phanh có độ lớn bằng:
A. 60000 kg.m/s.
- B. 6000 kg.m/s.
- C. 12000 kg.m/s.
- D. 60 kg.m/s.
Bình luận