Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 10 Cánh diều bài Giới thiệu mục đích học tập môn vật lý

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài Giới thiệu mục đích học tập môn vật lý - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Sai số hệ thống là

  • A. kết quả của những thay đổi trong các lần đo do các điều kiện thay đổi ngẫu nhiên (thời tiết, độ ẩm, thiết bị, …) gây ra.
  • B. sai số do con người tính toán sai.
  • C. sai số có giá trị không đổi trong các lần đo, được tiến hành bằng cùng dụng cụ và phương pháp đo.
  • D. tỉ số tính ra phần trăm của sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.

Câu 2: Học tốt môn Vật lí sẽ giúp ích gì cho bạn trong nhà trường phổ thông?

  • A. Hình thành kiến thức, kĩ năng cốt lõi về mô hình vật lí, năng lượng và sóng, lực và trường.
  • B. Vận dụng kiến thức để khám phá, giải quyết vấn đề dưới góc độ vật lí, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường.
  • C. Nhận biết được năng lực, sở trường từ đó có kế hoạch, định hướng nghề nghiệp phát triển bản thân.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 3: Chọn phát biểu đúng về sai số tỉ đối:

  • A. Công thức tính sai số tỉ đối là: $\delta A=\frac{\Delta A}{A}.100$.%.
  • B. Sai số tỉ đối càng lớn, phép đo càng chính xác.
  • C. Sai số tỉ đối là tích giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.
  • D. Sai số tỉ đối là tỉ số giữa sai số hệ thống và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.

Câu 4: Thứ tự các bước đúng trong phương pháp tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí?

  • A. Quan sát, suy luận ⇒ Đề xuất vấn đề ⇒ Hình thành giả thuyết ⇒ Kiểm tra giả thuyết ⇒ Rút ra kết luận.
  • B. Hình thành giả thuyết ⇒ Kiểm tra giả thuyết ⇒ Quan sát, suy luận ⇒ Đề xuất vấn đề ⇒ Rút ra kết luận.
  • C. Quan sát, suy luận ⇒ Hình thành giả thuyết ⇒ Đề xuất vấn đề ⇒ Kiểm tra giả thuyết ⇒ Rút ra kết luận.
  • D. Hình thành giả thuyết ⇒ Quan sát, suy luận ⇒ Đề xuất vấn đề ⇒ Kiểm tra giả thuyết ⇒ Rút ra kết luận.

Câu 5: Đối tượng nghiên cứu của Vật lí học là

  • A. các tế bào, sinh vật.
  • B. chất, năng lượng và mối quan hệ giữa chúng.
  • C. các phản ứng hóa học.
  • D. các công thức, phương trình, hàm số của toán học.

Câu 6: Đối tượng nào sau đây không phải là đối tượng nghiên cứu của môn vật lí.

  • A. Tấm pin năng lượng mặt trời.
  • B. Hiện tượng quang hợp.
  • C. Nguyên lí hoạt động của lò vi sóng.
  • D. Ô tô điện.

Câu 7: Đâu không phải là ứng dụng của vật lí vào trong cuộc sống, khoa học, kĩ thuật và công nghệ?

  • A. Nghiên cứu và chế tạo xe ô tô điện.
  • B. Lai tạo giống cây trồng năng suất cao.
  • C. Ứng dụng đặc điểm của lazer vào việc mổ mắt.
  • D. Chế tạo pin mặt trời.

Câu 8: Chọn phát biểu sai khi nói về sai số ngẫu nhiên

  • A. Sai số ngẫu nhiên là kết quả của những thay đổi trong các lần đo do các điều kiện thay đổi ngẫu nhiên (thời tiết, độ ẩm, thiết bị, …) gây ra.
  • B. Thực hiện đo lặp đi, lặp lại nhiều lần sẽ làm giảm sai số ngẫu nhiên.
  • C. Có thể loại bỏ hoàn toàn sai số ngẫu nhiên khi đo các đại lượng vật lí.
  • D. Sai số ngẫu nhiên có giá trị khác nhau trong các lần đo.

Câu 9: Đâu là sai số ngẫu nhiên khi đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và thước đo chiều dài?

  • A. Thao tác bấm đồng hồ.
  • B. Vị trí đặt mắt nhìn thước.
  • C. Điều kiện thời tiết khi đo.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 10: Biển báo dưới đây có ý nghĩa gì?

Biển báo dưới đây có ý nghĩa gì?

  • A. Cho phép sử dụng lửa.
  • B. Cảnh báo bề mặt nóng.
  • C. Cảnh báo nguy cơ dễ cháy.
  • D. Cảnh báo chất độc.

Câu 11: Bước nào sau đây không có trong phương pháp tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí

  • A. Quan sát, suy luận.
  • B. Đề xuất vấn đề.
  • C. Hình thành giả thuyết.
  • D. Xây dựng kế hoạch kiểm tra giả thuyết.

Câu 12: Kết quả của một phép đo được viết như thế nào?

  • A. $A=A+\bar{A}$
  • B. $A=\bar{A}\pm \bar{\Delta A}$
  • C. $A=\bar{A}\pm \Delta A$
  • D. $A=\bar{A}+ \Delta A$

Câu 13: Kết quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 1,0220. Số chữ số có nghĩa là

  • A. 4.
  • B. 3.
  • C. 2.
  • D. 1.

Câu 14: Vấn đề được hình thành từ suy luận dựa trên lý thuyết đã biết là:

  • A. Định luật vạn vật hấp dẫn.
  • B. Hiện tượng phản xạ âm.
  • C. Âm thanh không truyền được trong chân không.
  • D. Ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

Câu 15: Bảng ghi thời gian rơi của một vật giữa hai điểm cố định

Thời gian rơi
Lần 1Lần 2Lần 3Lần 4
0,3450,3460,3420,343

Giá trị trung bình của thời gian rơi là bao nhiêu?

  • A. 0,344 s.
  • B. 0,345 s.
  • C. 0,346 s.
  • D. 0,343 s.

Câu 16: Biển báo dưới đây có ý nghĩa gì?

Biển báo dưới đây có ý nghĩa gì?

  • A. Biển cảnh báo chất độc.
  • B. Biển cảnh báo nguy cơ dễ cháy.
  • C. Biển cảnh báo bề mặt nóng.
  • D. Biển báo đeo mặt nạ phòng độc.

Câu 17: Kết quả đúng số chữ số có nghĩa của phép tính sau: (250 - 23,1.0,3451) + 0,1034 - 4,56 

  • A. 237,57159.
  • B. 237.
  • C. 237,5.
  • D. 237,57.

Câu 18: Cho kết quả của phép đo là v = 3,14 $\pm $ 0,12 (m/s). Sai số tỉ đối của phép đo là

  • B. 3,52%
  • C. 3,12%
  • D. 3,14%

Câu 19: Dùng một thước đo có chia độ đến milimét, đo 5 lần khoảng cách d giữa hai điểm A và B đều cho cùng một giá trị 1,245 m. Kết quả đo được viết:

  • A. d = (1245 ± 2) mm.
  • B. d = (1,245 ± 0,001) m.
  • C. d = (1245 ± 3) mm.
  • D. d = (1,245 ± 0,0005) m.

Câu 20: Bảng ghi thời gian rơi của một vật giữa hai điểm cố định

Thời gian rơi
Lần 1Lần 2Lần 3Lần 4
0,3450,3460,3420,343

Sai số tuyệt đối trung bình của thời gian rơi là bao nhiêu?

  • A. 0,015 s.
  • B. 0,0015 s.
  • C. 0,006 s.
  • D. 0,024 s.

Câu 21: Cấp độ vĩ mô là gì?

  • A. Cấp độ vĩ mô là cấp độ dùng để mô phỏng tầm rộng lớn hay rất lớn của vật chất.
  • B. Cấp độ vi mô là cấp độ dùng để mô phỏng vật chất nhỏ bé.
  • C. Cấp độ vĩ mô là cấp độ dùng để mô phỏng độ lớn của vật chất.
  • D. Cấp độ vi mô là cấp độ dùng để mô phỏng độ bé của vật. 

Câu 22: Biển báo nào dưới đây là biển cảnh báo chất độc?

  • A. Biển báo nào dưới đây là biển cảnh báo chất độc?
  • B. Biển báo nào dưới đây là biển cảnh báo chất độc?
  • C. Biển báo nào dưới đây là biển cảnh báo chất độc?
  • D. Biển báo nào dưới đây là biển cảnh báo chất độc?

Câu 23: Đo chiều dày của một cuốn sách, được kết quả: 2,3 cm; 2,4 cm; 2,5 cm; 2,4 cm. Tính giá trị trung bình chiều dày cuốn sách. Sai số tuyệt đối trung bình của phép đo này là bao nhiêu?

  • A. 0,05
  • B. 0,04
  • C. 0,03
  • D. 0,02

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác