Trắc nghiệm Vật lí 10 Cánh diều bài Ba định luật Newton về chuyển động
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài Ba định luật Newton về chuyển động - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là:
- A. trọng lương.
B. khối lượng.
- C. vận tốc.
- D. lực.
Câu 2: Một người làm động tác “hít đất”: nằm sấp, chống tay xuống sàn để nâng người lên thì
- A. người đó tác dụng lên sàn một lực hướng lên.
- B. người đó không tác dụng lực lên sàn.
C. sàn tác dụng lên người đó một lực hướng lên.
- D. sàn không tác dụng lực lên người đó.
Câu 3: Lực hãm không đổi có độ lớn F tác dụng vào vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc ban đầu v. Sau thời gian t bao lâu thì vật đó đứng yên?
- A. t = $\frac{vF}{m}$
B. t = $\frac{mv}{F}$
- C. t = $\frac{F}{mv}$
- D. t = $\frac{v}{mF}$
Câu 4: Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách
- A. dừng lại ngay.
B. ngả người về phía sau.
- C. chúi người về phía trước.
- D. ngả người sang bên cạnh.
Câu 5: Chọn đáp án đúng:
A. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
- B. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực và tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.
- C. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và khối lượng của vật.
- D. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực và khối lượng của vật.
Câu 6: Chọn câu phát biểu đúng
A. Lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của một vật.
- B. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của một vật.
- C. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động.
- D. Không cần có lực tác dụng thì vật vẫn chuyển động nhanh dần được.
Câu 7: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?
- A. Vật chuyển động tròn đều.
- B. Vật chuyển động trên một đường thẳng.
- C. Vật rơi tự do từ trên cao xuống không ma sát.
D. Vật tiếp tục chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi.
Câu 8: Chọn đáp án đúng. Biểu thức của định luật II Newton xét về mặt Toán học?
- A. $a=\frac{F}{m}$
B. $\vec{a}=\frac{\vec{F}}{m}$
- C. $\vec{F}=\frac{\vec{a}}{m}$
- D. $\vec{a}=m.\vec{F}$
Câu 9: Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì
- A. vật dừng lại ngay.
- B. vật đổi hướng chuyển động.
- C. vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại.
D. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s.
Câu 10: Theo định luật III Newton thì lực và phản lực:
- A. Là cặp lực cân bằng.
- B. Là cặp lực có cùng điểm đặt.
- C. Là cặp lực cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn.
D. Là cặp lực xuất hiện và mất đi đồng thời.
Câu 11: Một người có trọng lượng 500 N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn?
A. Bằng 500 N.
- B. Nhỏ hơn 500 N.
- C. Lớn hơn 500 N.
- D. Phụ thuộc vào nơi mà người đó đứng trên Trái Đất.
Câu 12: Một vật chịu tác dụng của hợp lực có độ lớn F thì chuyển động với gia tốc a. Nếu tăng độ lớn của hợp lực tác dụng lên 2 lần thì gia tốc thu được thay đổi như thế nào?
A. tăng lên 2 lần.
- B. giảm đi 2 lần.
- C. không thay đổi.
- D. không đủ dữ kiện.
Câu 13: Một vật có khối lượng m = 2 kg đang nằm yên trên mặt bàn nằm ngang, thì được kéo bằng một lực có độ lớn F = 10 N theo hướng tạo với mặt phẳng ngang một góc α = 30°. Biết hệ số ma sát của vật với mặt sàn là μ = 0,5.
Tìm vận tốc của vật sau 5 giây kể từ lúc bắt đầu chịu lực tác dụng. Lấy g = 10 m/s$^{2}$.
A. 2,9 m/s.
- B. 1,5 m/s.
- C. 7,3 m/s.
- D. 2,5 m/s.
Câu 14: Hai xe A (mA) và B (mB) đang chuyển động với cùng một vận tốc thì tắt máy và cùng chịu tác dụng của một lực hãm F như nhau. Sau khi bị hãm, xe A còn đi thêm được một đoạn sA, xe B đi thêm một đoạn là sB < sA. Điều nào sau đây là đúng khi so sánh khối lượng của hai xe?
A. mA > mB
- B. mA < mB
- C. mA = mB
- D. Chưa đủ điều kiện để kết luận
Câu 15: Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 0,2 m/s và khi đi được quãng đường 50 cm vận tốc đạt được 0,9 m/s thì lực tác dụng.
A. 38,5 N.
- B. 38 N.
- C. 24,5 N.
- D. 34,5 N.
Câu 16: Một lực có độ lớn 4 N tác dụng lên vật có khối lượng 0,8 kg đang đứng yên. Bỏ qua ma sát và các lực cản. Gia tốc của vật bằng?
- A. 32 m/s$^{2}$.
- B. 0,005 m/s$^{2}$.
- C. 3,2 m/s$^{2}$.
D. 5 m/s$^{2}$.
Câu 17: Một lực có độ lớn 2N tác dụng vào một vật có khối lượng 1kg lúc đầu đứng yên. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian 2s là
- A. 2m
- B. 0,5m
C. 4m
- D. 1m
Câu 18: Một vật có khối lượng 8,0 kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 2,0 m/s$^{2}$. Lực gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu? So sánh độ lớn của lực này với trọng lượng của vật. Lấy g = 10 m/s$^{2}$.
- A. 1,6 N, nhỏ hơn.
B. 16 N, nhỏ hơn.
- C. 160 N, lớn hơn.
- D. 4 N, lớn hơn.
Câu 19: Một vật có khối lượng 30 kg chuyển động lên một mặt dốc nghiêng một góc 300 so với mặt phẳng ngang. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Bỏ qua lực cản. Lực kéo song song với mặt dốc. Tính lực kéo F để vật đi với gia tốc a = 2 m/s2 trên mặt dốc.
- A. 150 N.
- B. 105 N.
C. 210 N.
- D. 205 N.
Câu 20: Một ô tô bắt đầu khởi hành từ bến và tăng tốc, sau khi đi được đoạn đường 100 m ô tô có vận tốc 36 km/h. Cho lực cản có độ lớn bằng 10% trọng lượng của xe. Biết khối lượng của xe là 1000 kg và g = 10 m/s$^{2}$. Tính lực phát động vào xe.
- A. 1000 N.
- B. 1200 N.
C. 1500 N.
- D. 2000 N.
Câu 21: Một ô tô có khối lượng 1 tấn đang chuyển động thì chịu tác dụng của lực hãm F và chuyển động thẳng biến đổi đều. Kể từ lúc hãm, ô tô đi được đoạn đường AB = 36 m và tốc độ của ô tô giảm đi 14,4 km/h. Sau khi tiếp tục đi thêm đoạn đường BC = 28 m, tốc độ của ô tô lại giảm thêm 4 m/s. Độ lớn lực hãm và quãng đường ô tô chuyển động từ C đến khi dừng hẳn lần lượt là?
- A. 800 N và 64 m.
- B. 1000 N và 18 m.
- C. 1500 N và 100 m.
D. 2000 N và 36 m.
Bình luận