Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 10 cánh diều học kì I (P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 10 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong các vật sau vật nào có trọng tâm không nằm trên vật?

  • A. Mặt bàn học.
  • B. Cái tivi.
  • C. Chiếc nhẫn trơn.
  • D. Viên gạch.

Câu 2: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là:

  • A. trọng lương.
  • B. khối lượng.
  • C. vận tốc.
  • D. lực.

Câu 3: Hai lực đồng quy  và F2→ hợp với nhau một góc α, hợp lực của hai lực này có độ lớn là:

  • A. $F=F_{1}^{2}+F_{2}^{2}$
  • B. $F=F_{1}-F_{2}$
  • C. $F=\sqrt{F_{1}^{2}+F_{2}^{2}+2.F_{1}.F_{2}.cos\alpha}$
  • D. $F=\sqrt{F_{1}^{2}+F_{2}^{2}}$

Câu 4: Đơn vị của mômen lực là:

  • A. m/s.
  • B. N.m.
  • C. kg.m.
  • D. N.kg.

Câu 5: Phát biểu: "Con tàu đã đi 200 km theo hướng đông nam" nói về đại lượng nào?

  • A. Vận tốc.
  • B. Quãng đường.
  • C. Tốc độ.
  • D. Độ dịch chuyển.

Câu 6: Khi nào quãng đường và độ dịch chuyển của một vật chuyển động có cùng độ lớn?

  • A. Khi vật chuyển động vừa đúng một đường tròn.
  • B. Khi vật chuyển động trên một đường thẳng.
  • C. Khi vật chuyển động trên một đường thẳng và đổi chiều chuyển động.
  • D. Khi vật chuyển động trên một đường thẳng và không đổi chiều.

Câu 7: Độ dốc của đồ thị vận tốc – thời gian cho chúng ta biết đại lượng nào sau đây?

  • A. Vận tốc.
  • B. Độ dịch chuyển.
  • C. Quãng đường.
  • D. Gia tốc.

Câu 8: Chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo là đường gì? 

  • A. Đường cong 
  • B. Đường thẳng 
  • C. Đường tròn 
  • D. Đường gấp khúc

Câu 9: Ta thường nói bông nhẹ hơn sắt. Cách giải thích nào sau đây không đúng?

  • A. Trọng lực tác dụng lên sắt lớn hơn.
  • B. Khối lượng riêng của bông nhỏ hơn.
  • C. Mật độ phân tử của sắt lớn hơn mật độ phân tử của bông.
  • D. Khối lượng của sắt lớn hơn khối lượng của phần bông có cùng thể tích.

Câu 10: Lực tác dụng vào vật làm cho vật quay quanh một trục có giá

  • A. song song với trục quay.
  • B. cắt trục quay.
  • C. nằm trong mặt phẳng song song trục quay.
  • D. nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.

Câu 11: Chọn câu phát biểu đúng

  • A. Lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của một vật.
  • B. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của một vật.
  • C. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động.
  • D. Không cần có lực tác dụng thì vật vẫn chuyển động nhanh dần được.

Câu 12: Trường hợp nào sau đây đã thực hiện biện pháp làm giảm ma sát?

  • A. Đế giày, dép thường có các rãnh khía.
  • B. Quần áo được là phẳng sẽ giảm bám bụi hơn quần áo không được là.
  • C. Mặt bảng viết phấn có độ nhám.
  • D. Rải cát lên mặt đường bị loang dầu.

Câu 13: Độ lớn gia tốc của một vật có khối lượng xác định có mối quan hệ như thế nào với độ lớn của lực gây ra gia tốc cho vật?

  • A. Gia tốc tỉ lệ thuận với lực tác dụng.
  • B. Gia tốc tỉ lệ nghịch với lực tác dụng.
  • C. Gia tốc tỉ lệ với bình phương của lực tác dụng.
  • D. Gia tốc tỉ lệ với căn bậc hai của lực tác dụng.

Câu 14: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?

  • A. Trọng lực.
  • B. Lực ma sát.
  • C. Lực căng.
  • D. Lực đẩy Acsimet.

Câu 15: Bước nào sau đây không có trong phương pháp tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí

  • A. Quan sát, suy luận.
  • B. Đề xuất vấn đề.
  • C. Hình thành giả thuyết.
  • D. Xây dựng kế hoạch kiểm tra giả thuyết.

Câu 16: Một quả bóng được ném xuống sàn và nảy lên theo phương hợp với phương ngang một góc nào đó. Sau đó, chuyển động theo phương ngang của quả bóng

  • A. chịu tác dụng của trọng lực.
  • B. không bị ảnh hưởng bởi trọng lực.
  • C. bị ảnh hưởng bởi trọng lượng.
  • D. chịu tác dụng của lực tiếp xúc với mặt sàn.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng xiên góc.
  • B. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng bao giờ cũng là một đường thẳng.
  • C. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng luôn là một đường thẳng nằm ngang.
  • D. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng song song với trục Od.

Câu 18: Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi là chuyển động rơi tự do?

  • A. Một vận động viên nhảy dù đã buông dù và đang rơi trong không trung.
  • B. Một quả táo rụng từ trên cây đang rơi xuống đất.
  • C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.
  • D. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.

Câu 19: Dùng một thước đo có chia độ đến milimét, đo 5 lần khoảng cách d giữa hai điểm A và B đều cho cùng một giá trị 1,245 m. Kết quả đo được viết:

  • A. d = (1245 ± 2) mm.
  • B. d = (1,245 ± 0,001) m.
  • C. d = (1245 ± 3) mm.
  • D. d = (1,245 ± 0,0005) m.

Câu 20: Cặp lực nào sau đây là cặp lực cân bằng?

  • A. Hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng phương, ngược chiều.
  • B. Hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng phương, cùng chiều.
  • C. Hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
  • D. Hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn.

Câu 21: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?

  • A. Vật chuyển động tròn đều.
  • B. Vật chuyển động trên một đường thẳng.
  • C. Vật rơi tự do từ trên cao xuống không ma sát.
  • D. Vật tiếp tục chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi.

Câu 22: Một sợi dây có khối lượng không đáng kể, một đầu được giữ cố định, đầu kia có gắn một vật nặng có khối lượng m treo thẳng đứng. Vật đứng yên cân bằng. Khi đó:

  • A. vật chịu tác dụng của trọng lực và lực căng dây có tổng hợp lực bằng 0.
  • B. vật chịu tác dụng của trọng lực, lực ma sát và lực căng dây.
  • C. vật chỉ chịu tác dụng của lực căng dây.
  • D. vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.

Câu 23: Khi nói về một vật chịu tác dụng của lực, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Khi không có lực tác dụng, vật không thể chuyển động.
  • B. Khi ngừng tác dụng lực lên vật, vật này sẽ dừng lại.
  • C. Gia tốc của vật luôn cùng chiều với chiều của lực tác dụng.
  • D. Khi có tác dụng lực lên vật, vận tốc của vật tăng.

Câu 24: Đo chiều dày của một cuốn sách, được kết quả: 2,3 cm; 2,4 cm; 2,5 cm; 2,4 cm. Tính giá trị trung bình chiều dày cuốn sách. Sai số tuyệt đối trung bình của phép đo này là bao nhiêu?

  • A. 0,05
  • B. 0,04
  • C. 0,03
  • D. 0,02

Câu 25: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật

  • A. Chuyển động tròn.
  • B. Chuyển động thẳng và không đổi chiều.
  • C. Chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần.
  • D. Chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần.

Câu 26: Muốn đo khối lượng riêng của quả cầu bằng sắt người ta dùng những dụng cụ gì?

  • A. Chỉ cần dùng một cái cân.
  • B. Chỉ cần dùng một lực kế.
  • C. Cần dùng một cái cân và bình chia độ.
  • D. Chỉ cần dùng một bình chia độ.

Câu 27: Hai lực có độ lớn lần lượt là 6N và 8N. Độ lớn hợp lực của hai lực này có thể

  • A. nhỏ hơn 6 N.
  • B. lớn hơn 8 N.
  • C. nhận giá trị bất kì.
  • D. nhận giá trị trong khoảng từ 2 N đến 14 N.

Câu 28: Ba quả cầu bằng thép được nhúng vào trong nước như hình vẽ. Nhận xét nào sau đây là đúng về áp suất của nước lên các quả cầu?

Ba quả cầu bằng thép được nhúng vào trong nước như hình vẽ.

  • A. Áp suất lên quả 2 là lớn nhất vì có thể tích lớn nhất.
  • B. Áp suất lên quả 1 là lớn nhất vì có thể tích nhỏ nhất.
  • C. Áp suất lên quả 3 là lớn nhất vì sâu nhất.
  • D. Áp suất lên ba quả như nhau vì cùng bằng thép và cùng ở trong nước.

Câu 29: Một vật có khối lượng m, chịu hợp lực tác dụng F thì chuyển động với gia tốc a. Nếu tăng độ lớn hợp lực tác dụng lên 2 lần đồng thời giảm khối lượng vật 2 lần thì khi đó vật chuyển động với gia tốc như thế nào?

  • A. Tăng 2 lần.
  • B. Giảm 2 lần.
  • C. Không đổi.
  • D. Tăng 4 lần.

Câu 30: Sau thời gian 0,02 s tiếp xúc với chân của cầu thủ, quả bóng khối lượng 500 g ban đầu đứng yên bay đi với tốc độ 54,0 km/h. Lực tác dụng lên quả bóng là

  • A. 250 N.
  • B. 375 N.
  • C. 1,35 kN.
  • D. 13,5 kN.

Câu 31: Hai lực song song cùng chiều cách nhau một đoạn 0,2 m. Nếu một trong hai lực có độ lớn 13 N và hợp lực của chúng có điểm đặt cách điểm đặt của lực kia một đoạn 0,08 m. Tính độ lớn của hợp lực và lực còn lại.

  • A. 7,5 N và 20,5 N.
  • B. 10,5 N và 23,5 N.
  • C. 19,5 N và 32,5 N.
  • D. 15 N và 28 N.

Câu 32: Người ta ném một hòn đá từ vách đá ở bờ biển xuống dưới. Hòn đá chạm vào mặt biển với vận tốc v có thành phần thẳng đứng xuống dưới là v1 và thành phần ngang là v2. Biết vận tốc v = 24 m/s; v1 = 17 m/s. Giá trị của v2 là

  • A. 24 m/s.
  • B. -16,9 m/s.
  • C. 16,9 m/s.
  • D. - 24 m/s.

Câu 33: Một thùng cao 2 m đựng một lượng nước cao 1,2 m. Áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 $N/m^{3}$.

  • A. 12000 Pa.
  • B. 1200 Pa.
  • C. 120 Pa.
  • D. 20000 Pa.

Câu 34: Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 0,2 m/s và khi đi được quãng đường 50 cm vận tốc đạt được 0,9 m/s thì lực tác dụng.

  • A. 38,5 N.
  • B. 38 N.
  • C. 24,5 N.
  • D. 34,5 N.

Câu 35: Một hành khách trên toa xe lửa chuyển động thẳng đều với vận tốc 54km/h quan sát qua khe cửa thấy một đoàn tàu khác chạy cùng phương cùng chiều trên đường sắt bên cạnh. Từ lúc nhìn thấy điểm cuối đến lúc nhìn thấy điểm đầu của đoàn tàu mất 8s. Đoàn tàu mà người này quan sát gồm 20 toa, mỗi toa dài 4m. Tính vận tốc của đoàn tàu bên cạnh.

  • A. 4m/s
  • B. 5m/s
  • C. 6m/s
  • D. 7m/s

Câu 36: Trong một cuộc thi chạy, từ trạng thái đứng yên, một vận động viên chạy với gia tốc 5,0 $m/s^{2}$ trong 2,0 giây đầu tiên. Vận tốc của vận động viên sau 2,0 s là

  • A. 5 m/s.
  • B. 10 m/s.
  • C. 15 m/s.
  • D. 20 m/s.

Câu 37: Một bạn học sinh đạp xe từ nhà đến trường hết thời gian 30 phút. Biết quãng đường từ nhà đến trường dài 3 km thì tốc độ trung bình của bạn là bao nhiêu?

  • A. 90 km/h.
  • B. 0,1 km/h.
  • C. 10 km/h.
  • D. 6 km/h.

Câu 38: Một thùng hàng có khối lượng 54,0 kg được đặt trên mặt sàn nằm ngang và phải cần lực đẩy ít nhất bằng 108 N để làm thùng hàng bắt đầu chuyển động. Lực ma sát nghỉ cực đại tác dụng lên thùng hàng.

  • A. 529,2 N.
  • B. 162 N.
  • C. 108 N.
  • D. 54 N.

Câu 39: Viên bi A khối lượng gấp đôi viên bi B. Cùng lúc, từ mái nhà, bi A được thả rơi không vận tốc đầu, bi B được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản của không khí. Kết luận nào sau đây đúng?

  • A. Hai viên bi chạm đất cùng lúc.
  • B. Viên bi A chạm đất trước.
  • C. Viên vi B chạm đất trước.
  • D. Chưa đủ thông tin để trả lời.

Câu 40: Một mẫu siêu xe có khối lượng 1,60 tấn. Nếu coi xe tăng tốc đều và lực trung bình để tăng tốc xe là 24,0 kN thì mẫu xe này cần bao lâu để có thể tăng tốc từ trạng thái nghỉ lên đến tốc độ 108 km/h?

  • A. Khoảng 2,00 s.
  • B. Khoảng 7,20 s.
  • C. Khoảng 10,0 s.
  • D. Khoảng 15,0 s.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác