Trắc nghiệm tin học 7 cánh diều học kì I (P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 7 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Máy tính để bàn là một bộ gồm có:
- A. Hộp thân máy
- B. Màn hình
- C. Bàn phím và chuột
D. Tất cả các ý trên
Dùng dữ kiện sau để trả lời các câu hỏi 2 - 3
Điền từ thích hợp vào chỗ (….)
Màn hình cảm ứng xuất hiện … (1) …. khi cần nhập dữ liệu, cho phép chạm …. (2) ... để điều khiển máy tính thay thế chuột.
Câu 2: Từ thích hợp để điền vị trí (1) là
A. bàn phím ảo
- B. ngón tay
- C. chuột
- D. bàn phím
Câu 3: Từ thích hợp để điền vị trí (2) là
- A. chuột
- B. bàn phím ảo
C. ngón tay
- D. bàn phím
Câu 4: Máy ảnh nhập thông tin dạng nào vào máy tính?
- A. Con số.
- B. Văn bản.
C. Hình ảnh.
- D. Âm thanh.
Câu 5: Loa hay các dàn âm thanh hiện nay có thể kết nối với máy tính bằng:
- A. Cổng HDMI.
- B. Cổng quang.
- C. Kết nối không dây Bluetooth.
D. Cả A, B và C
Câu 6: Chọn cụm từ còn thiếu trong đoạn văn sau:
“… là tên gọi chung của các thiết bị để khi hoạt động, máy tính nhận thông tin từ thế giới bên ngoài và xuất thông tin ra thế giới bên ngoài”.
- A. Màn hình cảm ứng.
- B. Thiết bị vào.
- C. Thiết bị ra.
D. Thiết bị vào – ra.
Câu 7: Đâu là nhận định đúng?
A. Thiết bị vào – ra có thể thu nhận thông tin đưa vào máy tính.
- B. Thiết bị vào – ra không thể xuất thông tin ra khỏi máy tính dưới dạng quen thuộc với con người.
- C. Không thể đọc hay lưu trữ dữ liệu số từ máy tính vào vật lưu trữ hoặc gửi lên mạng.
- D. Thiết bị vào – ra không phải là tên gọi chung của các thiết bị như chuột, màn hình, bàn phím, loa…
Câu 8: Điền vào chỗ (…….)
“… làm trung gian giữa người dùng máy tính với các phần mềm ứng dụng”.
- A. CPU
- B. RAM
- C. Ổ đĩa cứng
D. Hệ điều hành
Câu 9: Trong các việc dưới đây, việc nào không do phần mềm ứng dụng thực hiện?
- A. Hiển thị trang web.
- B. Phát tệp bài hát.
C. Hiển thị nội dung thư mục.
- D. Gửi email.
Câu 10: Nếu không có hệ điều hành, máy tính:
A. Không có hệ điều hành, máy tính chỉ là một khối kim loại và dây dẫn, chẳng hoạt động gì.
- B. Không có hệ điều hành, máy tính vẫn có thể hoạt động được bình thường
- C. Không có hệ điều hành, máy tính vẫn có thể hoạt động được bình thường nhưng thiếu một số tính năng nhất định
- D. Không có hệ điều hành, máy tính không thể hoạt động được bình thường, các tính năng vẫn có nhưng thực hiện không được hiệu quả.
Câu 11: Mạng xã hội là một cộng đồng trực tuyến để mọi người có thể làm gì?
- A. Mua hàng online
- B. Học trực tuyến
- C. Tương tác với nhau
D. Cả A, B và C
Câu 12: Facebook (https : //www.facebook Facebook com) là mạng xã hội:
- A. là một ứng dụng cho phép người dùng đăng và cập nhật các mẫu tin ngắn với độ dài khoảng hơn hai trăm kí tự trên Intemet, là nơi chia sẻ tin tức nhanh đang diễn ra trên khắp thế giới.
B. nơi người dùng thiết lập không gian cá nhân và kết nối với bạn bè, chia sẻ hình ảnh, chia sẻ video, nói về những gì họ đang làm.
- C. là ứng dụng chia sẻ ảnh miễn phí trên các hệ điều hành iOS, Android và Windows Phone cho phép người dùng chụp ảnh trên các thiết bị di động và chia sẻ qua các mạng xã hội.
- D. là một trong những nơi để kết nối với đồng nghiệp hiện tại và quả khử cũng như các nhà tuyển dụng tiềm năng trong tương lai.
Câu 13: Công cụ nào sau đây dùng để trao đổi thông tin trên Internet?
- A. Thư điện tử
- B. Mạng xã hội
- C. Diễn đàn trực tuyến
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 14: Đối với học sinh, mạng xã hội có những điểm tích cực nào sau đây?
- A. Kết nối bạn bè, tham gia diễn đàn
- B. Họp nhóm trao đổi, hỗ trợ học tập, rèn luyện
- C. Giao lưu các nhóm hoạt động thể thao, giải trí như bóng đá, cầu lông, bóng bàn, cờ vua,...
D. Tất cả các phương án trên
Câu 15: Tính năng của Messeger là:
- A. Gọi thoại, gọi video
- B. Gửi ảnh hoặc video
- C. Gửi tệp tin, nhắn tin
D. Tất cả các ý trên.
Câu 16: Đâu là nhận định đúng khi đăng bài hay chia sẻ, bình luận trên mạng xã hội.
- A. Đăng bài với những câu từ phản cảm, thiếu văn hóa trên mạng xã hội.
- B. Chia sẻ với những nội dung có câu từ phản cảm, thiếu văn hóa trên mạng xã hội.
C. Không đăng bài hay chia sẻ, bình luận với những câu từ phản cảm, thiếu văn hóa trên mạng xã hội.
- D. Bình luận hùa theo những nội dung có câu từ phản cảm, thiếu văn hóa trên mạng xã hội.
Câu 17: Đâu là hậu quả của sự thiếu hiểu biết trong sử dụng thông tin trên mạng xã hội:
- A. Sống ảo, mất đi kĩ năng xã hội.
- B. Bị áp lực từ những bình luận tiêu cực dẫn đến lo lắng, căng thẳng, trần cảm.
- C. Trao đổi, thảo luận về các chủ đề học tập và cuộc sống.
D. Cả A và B.
Câu 18: Khi lướt mạng Facebook, em thấy một nội dung sai sự thật có ảnh hưởng đến người khác, em sẽ làm gì?
- A. Chia sẻ ngay để nhiều người cùng biết.
- B. Bình luận, hùa theo nội dung đó.
C. Báo cáo vì biết đó là thông tin sai sự thật.
- D. Chỉ nhấn like mà không bình luận gì.
Câu 19: Khi nào thì nên dùng email?
A. Khi muốn trao đổi về công việc.
- B. Khi muốn nhắn tin với bạn bè.
- C. Khi muốn chia sẻ cảm xúc.
- D. Khi muốn đăng hình ảnh.
Câu 20: Hành vi được cho là thiếu văn hóa khi giao tiếp với người khác?
- A. Chăm chú nghe người khác nói chuyện.
B. Nhìn điện thoại không rời mắt.
- C. Xin lỗi nghe điện thoại khi đang ngồi nói chuyện với người khác.
- D. Nói vừa đủ khi nghe điện thoại ở nơi công cộng.
Câu 21: Cho các ý sau:
(1) Trả lời nhanh chóng mỗi khi nhân được email, tin nhắn đích danh mình.
(2) Nếu bận, nên hẹn trả lời sau, nhưng đừng để quá lâu.
(3) Văn phong trả lời nên lịch sự, tôn trọng đối phương.
(4) Nếu không muốn trả lời, nên gửi mail từ chối nhã nhặn.
Phép lịch sự khi trao đổi email, tin nhắn là:
- A. (1), (3) và (4).
B. (1), (2), (3) và (4).
- C. (2) và (3).
- D. (1), (2) và (4).
Câu 22: Điền vào chỗ chấm (…….)
(……..) với người khác những gì mà (……..) không muốn phải nhận.
- A. hãy làm – chính mình
- B. chính mình – đừng làm
C. đừng làm – chính mình
- D. chính mình – người khác
Câu 23: Đối với học sinh, cách tốt nhất nên làm khi bị ai đó bắt nạt trên mạng là gì?
- A. Nói lời xúc phạm người đó.
- B. Cố gắng quên đi và tiếp tục chịu đựng.
C. Nhờ bố mẹ, thầy cô giáo giúp đỡ, tư vấn.
- D. Đe dọa người bắt nạt mình.
Câu 24: Theo em, thế nào là “ăn cắp trên không gian mạng”.
Hãy chọn câu đúng:
- A. Tra tìm một câu nói nổi tiếng mà không nhớ được nguyên văn.
B. Chép lại nguyên một đoạn văn bản mà không nêu rõ nguồn của đoạn văn bản đó.
- C. Tìm kiếm một mẫu trình bày PowerPoint đẹp để học theo.
- D. Lấy hình logo, biểu tượng có trên mạng khi trình bày về cơ quan, doanh nghiệp đó.
Câu 25: Em phát hiện ra bạn của em đang sử dụng một tài khoản của người khác để chia sẻ những video bạo lực. Em nên làm gì?
- A. Coi như không biết.
- B. Ủng hộ bạn vì đó là bạn của mình.
- C. Chia sẻ những video cho bạn.
D. Khuyên bạn không nên “ăn cắp” những thứ không thuộc về mình và không nên chia sẻ video bạo lực.
Câu 26: Em có thể phòng tránh việc bị dụ dỗ và bắt nạt qua mạng như thế nào?
- A. Không dùng mạng xã hội nữa.
- B. Kết bạn với nhiều người lạ cho vui.
- C. Thường xuyên nói chuyện thân thiết với người lạ.
D. Cảnh giác với “người quen trên mạng” quá tốt bụng, đó có thể là kẻ xấu dụ dỗ em.
Câu 27: Dấu hiệu của việc dụ dỗ và bắt nạt qua mạng?
- A. Người không thân thiết thường xuyên nhắn tin trò chuyện.
- B. Tặng quà để mua chuộc, hẹn gặp chúng.
- C. Khống chế, hăm dọa, bắt làm theo yêu cầu của chúng.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 28: Không để nghiện game, nghiện mạng xã hội chúng ta cần làm gì?
- A. Tuân theo quy định của bố mẹ.
- B. Tự đặt ra một khung giờ hạn chế mỗi ngày.
C. Cả 2 ý trên đều đúng.
- D. Cả 2 ý trên đều sai.
Câu 29: Hành vi nào sau đây là hành vi nghiện internet:
- A. Tranh thủ mọi lúc mọi nơi để lên mạng xã hội, sống ảo nhiều hơn ngoài đời thực, rụt rè, thiếu tự tin khi giao tiếp.
- B. Thức thâu đêm để chơi game trực tuyến.
- C. Trộm cắp, lừa đảo để có tiền chơi game.
D. Tất cả các hành vi trên.
Câu 30: Em cần làm gì khi muốn dùng một tấm ảnh đẹp, một đoạn văn hay trên Internet?
- A. Trước tiên không được dùng nó vào mục đích xấu.
- B. Liên hệ với tác giả, xem có được sự đồng ý không.
- C. Có thể sử dụng tác phẩm (tấm ảnh, đoạn văn) ở mức độ trích dẫn hoặc đưa tin.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 31: Hàm Max dùng để làm gì?
- A. Xác định giá trị nhỏ nhất.
B. Xác định giá trị lớn nhất.
- C. Cả 2 ý A và B đều đúng
- D. Cả 2 ý A và B đều sai.
Câu 32: Địa chỉ của ô tính là?
- A. Một hàng
- B. Một cột
- C. Một sheet
D. Giao của một cột với một hàng
Câu 33: Hãy nêu những tính năng ưu việt của phần mềm bảng tính điện tử?
- A. Khi có lỗi nhập dữ liệu thì chỉ cần nhập lại dữ liệu đó, lập tức các số liệu phụ thuộc sẽ tự động thay đổi theo một cách chính xác.
- B. Hỗ trợ tính toán với dữ liệu trình bày dạng bảng.
C. Cả 2 ý A và B đều đúng
- D. Cả 2 ý A và B đều sai.
Câu 34: Các cột của trang tính được xếp theo thứ tự như nào?
A. Xếp theo thứ tự chữ cái A, B, C…
- B. Xếp theo thứ tự chữ số 1, 2, 3…
- C. Xếp theo thứ tự tùy ý người dùng.
- D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 35: Sheet1, sheet2, sheet3 được gọi là?
- A. Tên bảng tính
B. Tên trang tính
- C. Tên ô tính
- D. Tên cột tính
Câu 36: Kết quả khi nháy chuột chọn hàng 6, sau đó nháy chuột phải và chọn nút lệnh Insert là (nhiều đáp án)
- A. Một hàng trống sẽ được chèn vào dưới hàng 6.
B. Một hàng trống sẽ được chèn vào trên hàng 6.
C. Hàng 7 bây giờ là hàng 6 cũ.
- D. Hàng 5 bây giờ là hàng 6 cũ.
Câu 37: Muốn thêm một trang tính mới (sheet) ta nhấn vào dấu gì trên thanh điều hướng?
- A.
- B.
C.
- D.
Câu 38: Khi nhập dữ liệu, có cách nào chuyển sang ô khác để nhập?
- A. Nhấn Enter
- B. Nhấn Tab
- C. Nháy chuột vào ô tiếp theo
D. Cả A, B và C
Câu 39: Hãy chọn câu đúng:
Nếu nhìn thấy trong một ô tính có các ký hiệu “######” thì có nghĩa là:
- A. Nhập sai dữ liệu.
- B. Bảng tính thông báo lỗi tính toán sai.
- C. Cột đó có độ cao chưa đủ để hiển thị dữ liệu.
D. Ô đó có độ rộng chưa đủ nên không hiển thị hết chữ số.
Câu 40: Thao tác nhập dữ liệu vào một ô trang trang tính:
A. Chọn ô, nhập dữ liệu từ bàn phím, gõ Enter
- B. Chọn ô, gõ dấu =, nhập dữ liệu từ bàn phím, gõ Enter
- C. Nhập dữ liệu từ bàn phím, gõ Enter
- D. Tất cả các thao tác trên.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm tin học 7 cánh diều học kì I
Bình luận