Tắt QC

Trắc nghiệm tin học 7 cánh diều học kì I (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 7 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bàn phím và chuột máy tính hay còn gọi là?

  • A. Thiết bị vào
  • B. Thiết bị ra
  • C. Thiết bị máy tính
  • D. Cả 3 ý trên đều sai

Câu 2: Hãy chọn câu đúng trong các câu sau:

  • A. Nếu thiếu thiết bị vào - ra cơ bản thì máy tính không có điện.
  • B. Nếu thiếu thiết bị vào - ra cơ bản thì máy tính không thể khởi động được.
  • C. Nếu thiếu thiết bị vào - ra cơ bản thì vẫn có thể sử dụng máy tính.
  • D. Nếu thiếu thiết bị vào - ra cơ bản thì không thể điều khiển máy tính.

Câu 3: Chọn phát biểu đúng?

  • A. Điện thoại thông minh không thể coi là một máy tính bảng thu nhỏ để bỏ vào túi được.
  • B. Tất cả máy tính bảng đều không thể nghe, gọi điện thoại được.
  • C. Máy tính bảng và điện thoại thông minh dùng màn hình chạm hay còn gọi là màn hình cảm ứng.
  • D. Màn hình cảm ứng chỉ là thiết bị ra.

Câu 4: Bộ phận nào dưới đây không phải là thiết bị vào - ra cơ bản cho máy tính?

  • A. Bàn phím.
  • B. Ổ đĩa cứng.
  • C. Chuột máy tính.
  • D. Màn hình.

Câu 5: Hộp thân máy của máy tính để bàn chứa thành phần quan trọng nhất của máy tính, đó chính là:

  • A. Bộ trung tâm.
  • B. Bộ xử lý.
  • C. Bộ xử lý trung tâm, bộ nhớ trong, ổ đĩa cứng.
  • D. Bộ xử lý máy tính.

Câu 6: Thiết bị vào - ra nào dưới đây không là thiết bị vào - ra cơ bản cho máy tính?

  • A. Máy quét.
  • B. Máy in.
  • C. Ðầu đọc mã vạch.
  • D. Màn hình cảm ứng.

Câu 7: Thiết bị chuyển văn bản, hình ảnh thành tệp số hóa là?

  • A. Máy chụp ảnh
  • B. Máy chiếu
  • C. Máy in
  • D. Máy quét (Scanner)

Câu 8: Đâu là thiết bị ra xuất thông tin dạng âm thanh?

  • A. Máy in
  • B. Loa của máy tính        
  • C. Máy quét
  • D. Máy tính có camera

Câu 9: Chọn câu phát biểu đúng nhất trong các câu sau?

  • A. Các thiết bị vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra gồm: Bàn phím, màn hình, máy in.
  • B. Các thiết bị vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra gồm: Bàn phím, chuột, loa.
  • C. Các thiết bị vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra gồm: Modem, màn hình cảm ứng.
  • D. Các thiết bị vào gồm: Bàn phím, chuột, màn hình.

Câu 10: Thiết bị nào dưới đây không thể làm thiết bị đầu vào?

  • A. Máy quét.
  • B. Màn hình cảm ứng.
  • C. Máy in đa năng.
  • D. Loa.

Câu 11: Điền vào chỗ (…..)

Thiết bị vào - ra là tên gọi chung của các thiết bị để khi hoạt động, máy tính (…….) từ thế giới bên ngoài và (……) ra thế giới bên ngoài.

  • A. Nhận thông tin – Xuất thông tin
  • B. Tự lấy – Tự cho
  • C. Tiếp thu – Ghi nhận
  • D. Xuất thông tin – Nhận thông tin

Câu 12: Thiết bị nhận dạng hình ảnh là:

  • A. Máy ghi âm số.
  • B. Máy ảnh số.
  • C. Máy quay video số.
  • D. Cả B và C.

Câu 13: Đâu là hệ điều hành?

  • A. Windows
  • B. MacOS
  • C. Linux
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 14: Công dụng của biểu tượng Start?

 

  • A. Là nơi chỉ để truy cập phần mềm soạn thảo.
  • B. Là nơi chỉ để truy cập phần mềm lập trình.
  • C. Là nơi truy cập tất cả các chương trình đã được sắp theo thứ tự.
  • D. Là nơi chỉ để truy cập phần mềm tính toán.

Câu 15: Hệ điều hành là gì?

  • A. là chương trình máy tính có nhiệm vụ trực tiếp quản lí, điều khiển toàn bộ hoạt động của máy tính và đóng vai trò cầu nối trung gian trao đổi thông tin giữa người dùng với máy tính.
  • B. là phần mềm hệ thống, điều khiển và quản lí mọi hoạt động của máy tính; cung cấp, quản lí môi trường chạy các phần mềm ứng dụng, trao đổi thông tin giữa người dùng và máy tính.
  • C. là phần mềm hệ thống, có chức năng tổ chức lưu trữ và quản lí dữ liệu trong máy tính.
  • D. là những chương trình máy tính, cung cấp công cụ hỗ trợ con người xử lí công việc trên máy tính.

Câu 16: Điền vào chỗ (…….)

Hệ điều hành kiểm soát người dùng (……) máy tính thông qua các (…….).

  • A. tài khoản - đăng nhập
  • B. đăng nhập - tài khoản
  • C. máy tính – tài khoản
  • D. tài khoản - máy tính

Câu 17: Trong các việc dưới đây, việc nào không thuộc chức năng của hệ điều hành?

  • A. Kiểm soát đăng nhập của người dùng máy tính.
  • B. Kiểm soát hoạt động nháy chuột, gõ bàn phím hoặc chạm, vuốt ngón tay trên màn hình cảm ứng.
  • C. Quản lí hệ thống tệp
  • D. Trình diễn video clip

Câu 18: Hệ điều hành Windows 10 có trung tâm an ninh Windows Defender với tính năng gì?

  • A. Quản lý các tệp.
  • B. Phòng chống bảo vệ phần cứng.
  • C. Phòng chống virus Antivirus.
  • D. Phòng chống lỗi các phần mềm.

Câu 19: Trong các câu sau đây, câu nào đúng? (nhiều đáp án)

  • A. Mạng xã hội là một website.
  • B. Có thể xóa bài đăng trên trang cá nhân của bạn bè mà mình muốn.
  • C. Có thể tìm mọi thông tin mình muốn trên mạng xã hội.
  • D. Nội dung trên mạng xã hội do người dùng tự tạo, tự chia sẻ.

Câu 20: Cho các chức năng sau:

1) Tạo trang thông tin cá nhân, chia sẻ ý tưởng của mình, bài viết, hình ảnh….

2) Có thể nhắn tin, gọi điện, gọi video cho bạn bè.

3) Bình luận, bày tỏ ý kiến đối với các nội dung của bạn bè.

4) Thông báo về 1 sự kiện, hoạt động trên mạng hay ngoài đời.

Tham gia mạng xã hội, em có thể:

  • A. 1)
  • B. 1) và 3)
  • C. 1), 2), 3) và 4)
  • D. 2), 3) và 4)

Câu 21: Trong các câu sau đây, câu nào đúng? (nhiều đáp án)

  • A. Chỉ người hoặc tổ chức tạo lập ra mạng xã hội mới đưa được thông tin lên đó.
  • B. Chỉ cần truy cập vào trang mạng xã hội là có thể đưa tin tức lên đó mà không cần đăng ký tài khoản sử dụng.
  • C. Người dùng có thể đăng những thông tin mà mình muốn lên mạng xã hội, miễn là có tài khoản sử dụng và kết nối internet.
  • D. Có thể kết nối với những người không quen biết trên mạng xã hội.

Câu 22: Mỗi mạng xã hội có những cách thức khác nhau để thực hiện một số chức năng cơ bản như

  • A. Kết nối người dùng
  • B. Trò chuyện, trao đổi, chia sẻ thông tin
  • C. Tìm kím và lưu trữ thông tin
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 23: Kênh trao đổi thông tin phổ biến nhất hiện nay là:

  • A. Mạng xã hội
  • B. Viết thư tay
  • C. Gặp trực tiếp
  • D. Thư điện tử

Câu 24: Khi tham gia mạng xã hội, em có thể làm gì?

  • A. Tạo tranh thông tin cá nhân, chia sẻ những ý tưởng của mình, bài viết, hình ảnh, video.
  • B. Thông báo về một số hoạt động, sự kiện trên mạng hay ngoài đời.
  • C. Bình luận, bày tỏ ý kiến đối với nội dung ở các trang của bạn bè.
  • D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 25: Đâu là nhận định đúng khi tiếp cận với mọi thông tin trên mạng xã hội?

  • A. Tin vào mọi thông tin trên mạng xã hội.
  • B. Mọi thông tin trên mạng xã hội đều đáng tin.
  • C. Chỉ tin vào những nội dung được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội.
  • D. Không hoàn toàn tin vào mọi thông tin trên mạng xã hội, vì một số thông tin trên đó có độ chính xác không cao.

Câu 26: Đâu là nhận định đúng khi đưa thông tin lên mạng xã hội?

  • A. Đưa thông tin cá nhân lên bất cứ khi nào mà không cần suy nghĩ.
  • B. Không đưa thông tin cá nhân lên mạng xã hội. Kẻ xấu có thể lợi dụng các thông tin này để tống tiền, hăm dọa…
  • C. Chỉ đưa thông tin cá nhân khi ai đó yêu cầu.
  • D. Chỉ đưa thông tin cá nhân lên khi cảm thấy tinh thần vui vẻ.

Câu 27: Để sử dụng được Facebook, mỗi người cần có?

  • A. Một tài khoản zalo.
  • B. Một tài khoản yahoo.
  • C. Một tài khoản email.
  • D. Một tài khoản facebook.

Câu 28: Cách để đối phó với việc bắt nạt trên mạng xã hội:

  • A. Tìm kiếm hỗ trợ từ bạn bè, gia đình.
  • B. Im lặng.
  • C. Tiếp tục sử dụng mạng xã hội.
  • D. Cả B và C.

Câu 29: Em nên chia sẻ những thông tin nào dưới đây cho bạn bè trên mạng xã hội? (nhiều đáp án)

  • A. Thông tin đang được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội và chưa được xác thực.
  • B. Các nguồn tài liệu tham khảo và thông tin hữu ích về các môn học.
  • C. Thông tin đời tư về những người bạn thân của em.
  • D. Thông tin về các sự kiện như thành tích học tập nổi bật hay chuyến dã ngoại cùng gia đình em.

Câu 30: Khi công khai địa chỉ, số điện thoại trên mạng xã hội, kẻ xấu có thể dùng thông tin này để?

  • A. Có thể dùng thông tin này để tống tiền, đe dọa.
  • B. Người bán hàng có thể điện thoại liên tục để quảng cáo, bán hàng.
  • C. Có thể dùng thông tin này để giả mạo.
  • D. Tất cả các ý kiến trên.

Câu 31: Theo em, khi nhận được Email, tin nhắn cần phải làm việc nào sau đây:

  • A. Trả lời bất kể đó là email, tin nhắn gì.
  • B. Trả lời ngay lập tức bằng câu mẫu có sẵn “Tôi sẽ trả lời sau”.
  • C. Chọn lọc và sớm trả lời nhưng email, tin nhắn cần thiết.
  • D. Kệ nó đấy nếu cần thì họ sẽ phải tìm cách khác liên hệ với mình.

Câu 32: Trong một buổi họp nhóm, bạn ngồi bên cạnh em ngồi chơi điện tử, em nên:

  • A. Khuyên bạn dừng chơi và tập trung vào buổi họp.
  • B. Kệ bạn.
  • C. Chơi cùng bạn.
  • D. Khuyên bạn nên ra ngoài chơi.

Câu 33: Theo em, những việc nào dưới đây là không giữ gìn hình ảnh bản thân trên không gian mạng khi sử dụng mạng xã hội? (nhiều đáp án)

  • A. Nói tục, chửi thề.
  • B. Quần áo xộc xệch, đầu tóc rối bù.
  • C. Dùng hình ảnh đại diện là hình ảnh của người khác.
  • D. Dùng hình ảnh thực của mình để làm hình đại diện.

Câu 34: Khi muốn trao đổi, trò chuyện hay chia sẻ cảm xúc thì nên dùng hình thức nào trên mạng?

  • A. Dùng email.
  • B. Dùng tin nhắn hoặc mạng xã hội.
  • C. Dùng phần mềm vẽ tranh.
  • D. Dùng phần mềm lập trình.

Câu 35: Những gì em cho là thiếu văn hóa khi ở nơi công cộng?

  • A. Văng tục, chửi bậy, phát ngôn xúc phạm người khác.
  • B. Trang phục lôi thôi, bẩn thỉu, đầu tóc bù xù.
  • C. Thái độ không tôn trọng người khác, nhổ bọt bừa bãi, vứt rác bừa bãi.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 36: Những ý kiến nào dưới đây là đúng?

  • A. Có thể hùa theo ý kiến của số đông để phê bình công kích, không cần chú ý đến ngôn từ hay hậu quả vì đây là thế giới ảo, không sợ ai biết tên thật của mình.
  • B. Việc sỉ nhục, bôi bọ người khác trên mạng, đưa tin bài sai sự thật, công bố ảnh hoặc thông tin cá nhân của người khác mà không được sự đồng ý của họ đều là  những hành vi phạm pháp.
  • C. Nên công kích một người vì người đó không giống với số đông còn lại
  • D. Chia sẻ những bài có liên quan đến thông tin cá nhân của người khác để thu hút nhiều lượt người xem trên mạng.

Câu 37: Theo em, thế nào là “ăn cắp trên không gian mạng”.

Hãy chọn câu đúng:

  • A. Tra tìm một câu nói nổi tiếng mà không nhớ được nguyên văn.
  • B. Chép lại nguyên một đoạn văn bản mà không nêu rõ nguồn của đoạn văn bản đó.
  • C. Tìm kiếm một mẫu trình bày PowerPoint đẹp để học theo.
  • D. Lấy hình logo, biểu tượng có trên mạng khi trình bày về cơ quan, doanh nghiệp đó.

Câu 38: Em phát hiện ra bạn của em đang sử dụng một tài khoản của người khác để chia sẻ những video bạo lực. Em nên làm gì?

  • A. Coi như không biết.
  • B. Ủng hộ bạn vì đó là bạn của mình.
  • C. Chia sẻ những video cho bạn.
  • D. Khuyên bạn không nên “ăn cắp” những thứ không thuộc về mình và không nên chia sẻ video bạo lực.

Câu 39: Em có thể phòng tránh việc bị dụ dỗ và bắt nạt qua mạng như thế nào?

  • A. Không dùng mạng xã hội nữa.
  • B. Kết bạn với nhiều người lạ cho vui.
  • C. Thường xuyên nói chuyện thân thiết với người lạ.
  • D. Cảnh giác với “người quen trên mạng” quá tốt bụng, đó có thể là kẻ xấu dụ dỗ em.

Câu 40: Dấu hiệu của việc dụ dỗ và bắt nạt qua mạng?

  • A. Người không thân thiết thường xuyên nhắn tin trò chuyện.
  • B. Tặng quà để mua chuộc, hẹn gặp chúng.
  • C. Khống chế, hăm dọa, bắt làm theo yêu cầu của chúng.
  • D. Tất cả các ý trên.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác