Tắt QC

Trắc nghiệm Tin học 7 cánh diều bài 2 Ứng xử tránh rủi ro trên mạng

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 7 bài 2 Ứng xử tránh rủi ro trên mạng - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Theo em, thế nào là “ăn cắp trên không gian mạng”.

Hãy chọn câu đúng:

  • A. Tra tìm một câu nói nổi tiếng mà không nhớ được nguyên văn.
  • B. Chép lại nguyên một đoạn văn bản mà không nêu rõ nguồn của đoạn văn bản đó.
  • C. Tìm kiếm một mẫu trình bày PowerPoint đẹp để học theo.
  • D. Lấy hình logo, biểu tượng có trên mạng khi trình bày về cơ quan, doanh nghiệp đó.

Câu 2: Em phát hiện ra bạn của em đang sử dụng một tài khoản của người khác để chia sẻ những video bạo lực. Em nên làm gì?

  • A. Coi như không biết.
  • B. Ủng hộ bạn vì đó là bạn của mình.
  • C. Chia sẻ những video cho bạn.
  • D. Khuyên bạn không nên “ăn cắp” những thứ không thuộc về mình và không nên chia sẻ video bạo lực.

Câu 3: Em có thể phòng tránh việc bị dụ dỗ và bắt nạt qua mạng như thế nào?

  • A. Không dùng mạng xã hội nữa.
  • B. Kết bạn với nhiều người lạ cho vui.
  • C. Thường xuyên nói chuyện thân thiết với người lạ.
  • D. Cảnh giác với “người quen trên mạng” quá tốt bụng, đó có thể là kẻ xấu dụ dỗ em.

Câu 4: Dấu hiệu của việc dụ dỗ và bắt nạt qua mạng?

  • A. Người không thân thiết thường xuyên nhắn tin trò chuyện.
  • B. Tặng quà để mua chuộc, hẹn gặp chúng.
  • C. Khống chế, hăm dọa, bắt làm theo yêu cầu của chúng.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 5: Không để nghiện game, nghiện mạng xã hội chúng ta cần làm gì?

  • A. Tuân theo quy định của bố mẹ.
  • B. Tự đặt ra một khung giờ hạn chế mỗi ngày.
  • C. Cả 2 ý trên đều đúng.
  • D. Cả 2 ý trên đều sai.

Câu 6: Hành vi nào sau đây là hành vi nghiện internet:

  • A. Tranh thủ mọi lúc mọi nơi để lên mạng xã hội, sống ảo nhiều hơn ngoài đời thực, rụt rè, thiếu tự tin khi giao tiếp.
  • B. Thức thâu đêm để chơi game trực tuyến.
  • C. Trộm cắp, lừa đảo để có tiền chơi game.
  • D. Tất cả các hành vi trên.

Câu 7: Em cần làm gì khi muốn dùng một tấm ảnh đẹp, một đoạn văn hay trên Internet?

  • A. Trước tiên không được dùng nó vào mục đích xấu.
  • B. Liên hệ với tác giả, xem có được sự đồng ý không.
  • C. Có thể sử dụng tác phẩm (tấm ảnh, đoạn văn) ở mức độ trích dẫn hoặc đưa tin.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Nghiện game dẫn đến tác hại gì?

  • A. Suy kiệt sức khỏe.
  • B. Có thể dẫn đến tử vong.
  • C. Trộm cắp, lừa đảo lấy tiền chơi game.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 9: Em truy cập trang mạng để xem tin tức thì ngẫu nhiên xem được một video có hình ảnh bạo lực mà em rất sợ. Em nên làm gì?

  • A. Đóng video lại và tiếp tục xem tin tức coi như không có chuyện gì.
  • B. Chia sẻ cho bạn bè để dọa các bạn.
  • C. Thông báo cho cha mẹ và thầy cô giáo về điều đó.
  • D. Mở video đó và xem.

Câu 10: Theo em, chúng ta cần làm gì để giảm rủi ro khi bị bắt nạt qua mạng? (nhiều đáp án)

Hãy chọn những câu đúng:

  • A. Không sử dụng mạng xã hội.
  • B. Không kết bạn với bất cứ ai ngoài người thân trong gia đình.
  • C. Không thổ lộ chuyện riêng của mình với người mới quen.
  • D. Nói ngay với bố mẹ khi thấy biểu hiện nhiệt tình quá mức của người quen qua mạng.

Câu 11: Em dùng mạng xã hội trên máy tính công cộng nhưng quên không thoát đăng nhập ra, bạn thân của em thấy thế không bảo em mà dùng tài khoản của em nhắn tin cho bạn bè của em với lời lẽ không hay. Em sẽ làm gì?

  • A. Đăng lên mạng xã hộ để chửi mắng người bạn này.
  • B. Nhắn tin lên án, phê bình gay gắt bạn.
  • C. Gặp trực tiếp hoặc nhắn tin bảo bạn không nên làm thế vì đó là tài khoản cá nhân, nếu mình quên thoát đăng nhập thì bạn nên bảo mình hoặc thoát đăng nhập hộ mình.
  • D. Bình luận vào bài của mình để chỉ trích.

Câu 12: Nếu bị đe dọa trên mạng, em sẽ làm như thế nào?

  • A. Dũng cảm nói ra với bố mẹ, thầy cô hoặc người thân giúp đỡ.
  • B. Không dám nói ra cho ai biết.
  • C. Tự một mình giải quyết.
  • D. Viết trong nhật kí riêng.

Câu 13: Em cần làm gì khi thấy một tin giật gân, một đoạn clip hoặc hình ảnh gây sốc trên mạng xã hội?

Hãy chọn câu sai:

  • A. Lập tức chuyển tiếp cho nhóm bạn trên mạng.
  • B. Không tin ngay, có thể là việc làm giả để “câu like”.
  • C. Không chuyển tiếp hay phát tán rộng rãi.

Câu 14: Internet có thể gây tác hại gì?

  • A. Ảnh hưởng đến sức khỏe: bộ não không có thời gian nghỉ ngơi, dễ mất ngủ, tự ti.
  • B. Có thể trao đổi thông tin với nhau tiện lợi.
  • C. Dễ bị mạo danh.
  • D. Ý A và C đúng.

Câu 15: Thế nào là dụ dỗ và bắt nạt trên mạng?

  • A. Lôi kéo, tặng quà, hăm dọa, khống chế làm theo yêu cầu của chúng.
  • B. Bạn bè tặng quà sinh nhật.
  • C. Bạn bè gửi lời chúc mừng sinh nhật qua mạng.
  • D. Bạn bè nhắn tin hỏi thăm qua mạng.

Câu 16: Điều gì có thể dẫn đến vi phạm pháp luật khi dùng Internet?

  • A. Bắt nạt hoặc tiếp tay cho kẻ bắt nạt.
  • B. Lan truyền tin giả, bài viết xuyên tạc sự thật, hình ảnh đồi trụy.
  • C. Ăn cắp thông tin trên mạng (vi phạm bản quyền tác giả).
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 17: Theo em vì sao không được để mình bị nghiện mạng xã hội, nghiện game?

 Hãy chọn câu sai:

  • A. Mạng xã hội không có ích lợi gì, phải tránh xa.
  • B. Nghiện mạng xã hội làm mất thời gian học hành sa sút.
  • C. Nghiện mạng xã hội làm xa rời cuộc sống thực có thể dẫn đến trầm cảm.
  • D. Chơi game nhiều có thể gây hại cho sức khỏe.

Câu 18: Em mới quen được một bạn trên mạng, bạn đó muốn nhờ em chia sẻ giúp bạn một video bạo lực. Em sẽ:

  • A. Chia sẻ giúp bạn.
  • B. Không chia sẻ và nói với bạn không nên làm vậy.
  • C. Không chia sẻ công khai nhưng sẽ gửi cho từng người trong danh sách bạn bè của em.
  • D. Chỉ chia sẻ trong những nhóm kín.

Câu 19: Nghiện mạng xã hội sẽ dẫn đến tình trạng gì?

  • A. Sống trong không gian ảo nhiều hơn ngoài đời thực.
  • B. Quen sống khép kín, trở nên rụt rè, thiếu tự tin.
  • C. Mất nhiều thời gian vô bổ.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 20: Nếu kẻ dụ dỗ trên mạng muốn gặp riêng em, em sẽ làm thế nào?

  • A. Đồng ý gặp riêng.
  • B. Không đồng ý gặp, vì không biết họ là ai.
  • C. Đồng ý gặp nhưng rủ bạn đi cùng.
  • D. Nhờ bạn bè đi gặp hộ, còn bản thân không đi.

Câu 21: Em phát hiện ra có người giả mạo tài khoản Facebook của em để đăng những video đồi trụy, bạo lực, em sẽ:

  • A. Kệ vì đó chỉ là kẻ mạo danh.
  • B. Coi như không biết.
  • C. Đăng lên mạng để thanh minh đó không phải là mình.
  • D. Cảnh báo người thân, bạn bè để tránh bị lừa đảo, sau đó báo cáo tài khoản mạo danh để Facebook khóa tài khoản mạo danh.

Câu 22: Em nên sử dụng webcam khi nào?

  • A. Không bao giờ sử dụng webcam.
  • B. Khi nói chuyện với những người em biết trong thế giới thực như bạn học, người thân, …
  • C. Khi nói chuyện với những người em chỉ biết qua mạng.
  • D. Khi nói chuyện với bất kì ai

Câu 23: Đâu không phải là biện pháp phòng ngừa tác hại khi tham gia internet?

  • A. Vào mạng xã hội thâu đêm suốt sáng.
  • B. Không mở email từ địa chỉ lạ.
  • C. Không truy cập trang web không lành mạnh.
  • D. Tự suy nghĩ thay vì lập tức tìm sự trở giúp của Internet.

Câu 24: Một số bạn bè em thần tượng một số diễn viên mới nổi tiếng trên mạng xã hội. Được bạn bè rủ vào xem những đoạn phim trên kênh Youtube của ngôi sao này, em thấy diễn viên ăn mặc không lịch sự, nội dung phim dung tục, thiếu văn hóa. Một số bạn cho rằng ngôi sao này có hàng chục vạn người trẻ tuổi hâm mộ, phim của anh ta mang phong cách mới nên không phù hợp với những người cổ hủ, lạc hậu. Thái độ và hành động nào sau đây là phù hợp nhất?

  • A. Không xem kênh Youtube của anh ta nữa, đồng thời khuyên các bạn không nên xem.
  • B. Hòa theo các bạn để khỏi mang tiếng lạc hậu.
  • C. Không xem kênh Youtube của anh ta nữa, còn các bạn làm gì thì tùy.
  • D. Không hâm mộ nhưng cũng không phản đối, cứ tiếp tục theo dõi những video khác của ngôi sao này xem ra sao.

Câu 25: Giả sử em phát hiện ra bạn thân của mình đã bắt đầu nghiện trò chơi trực tuyến, em hãy nêu biện pháp để giúp người bạn của mình thoát khỏi tình trạng đó:

  • A. khuyên bảo bạn không nên chơi trò chơi trực tuyến nữa.
  • B. Nói với bạn về sự ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi nghiện trò chơi trực tuyến là như thế nào.
  • C. Sẽ nhờ sự giúp đỡ từ người lớn như thầy cô, phụ huynh.
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác