Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 12 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Quần xã sinh vật được đặc trưng bởi:

  • A. Số lượng loài và mối quan hệ giữa các loài
  • B. Số lượng loài trong quần xã
  • C. Sự phân bố theo chiều thẳng đứng
  • D. Các loài trong cùng một nhóm sinh thái

Câu 2: Trong một hệ sinh thái, sinh vật sản xuất chủ yếu là:

  • A. Thực vật xanh
  • B. Động vật ăn cỏ
  • C. Vi sinh vật phân hủy
  • D. Sinh vật kí sinh

Câu 3: Loại chuỗi thức ăn bắt đầu bằng mùn bã hữu cơ là:

  • A. Chuỗi thức ăn chăn nuôi
  • B. Chuỗi thức ăn phân giải
  • C. Chuỗi thức ăn cỏ
  • D. Chuỗi thức ăn tự dưỡng

Câu 4: Hình ảnh dưới đây mô tả về:

TRẮC NGHIỆM

  • A. Xương sườn
  • B. Khớp xương sườn
  • C. Xương chậu
  • D. Xương cụt

Câu 5: Theo Darwin, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là

  • A. quần thể.                      
  • B. allele.                 
  • C. loài.                   
  • D. cá thể.

Câu 6: Dựa vào đâu để giải thích các cơ chế tiến hoá hình thành nên toàn bộ sinh giới?

  • A. Kết nối học thuyết chọn lọc tự nhiên của Darwin với thành tựu của di truyền học và nhiều ngành khoa học khác
  • B. Chỉ cần dựa vào học thuyết chọn lọc tự nhiên của Darwin 
  • C. Chỉ cần dựa vào thành tựu của di truyền học 
  • D. Dựa vào quan sát trong tự nhiên

Câu 7: Hình thành nên các loài mới là kết quả của:

  • A. Kết quả của tiến hóa nhỏ
  • B. Kết quả của tiến hóa lớn
  • C. Kết quả của di truyền học
  • D. Kết quả của biến đổi gene

Câu 8: Môi trường sống xung quanh sinh vật không gồm yếu tố nào sau đây?

  • A. Nhiệt độ
  • B. Ánh sáng
  • C. Vật săn mồi
  • D. Pháp luật

Câu 9: Dựa vào tiêu chí quan trọng nào để nghiên cứu và so sánh các quần thể?

  • A. Các tính chất cơ bản của quần thể
  • B. Các yếu tố cơ bản của quần thể
  • C. Các đặc trưng cơ bản của quần thể
  • D. Các đặc trưng cơ bản của cá thể

Câu 10: Tên của quần xã thường được đặt như thế nào?

  • A. Đặt ngẫu nhiên
  • B. Đặt theo tên địa hình
  • C. Đặt theo đặc điểm vật lí của môi trường hoặc tên của loài chiếm ưu thế
  • D. Đặt theo phạm vi

Câu 11: Sự trao đổi giữa hệ sinh thái và sinh cảnh hình thành nên:

  • A. Vòng tuần hoàn năng lượng
  • B. Dòng vật chất
  • C. Vòng khép kín ngồn dinh dưỡng
  • D. Vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng

Câu 12: Hệ sinh thái có đặc điểm gì?

  • A. Là một hệ thống đóng, tự điều chỉnh, thường xuyên trao đổi vật chất, năng lượng với hệ sinh thái khác
  • B. Là một hệ thống mở, tự điều chỉnh, thường xuyên trao đổi vật chất, năng lượng với hệ sinh thái khác
  • C. Là một hệ thống đóng, không thể tự điều chỉnh, trao đổi vật chất, năng lượng với hệ sinh thái khác
  • D. Là một hệ thống mở, không tự điều chỉnh, trao đổi vật chất, năng lượng với hệ sinh thái khác

Câu 13: Trong hệ sinh thái, năng lượng được chuyển hoá như thế nào?

  • A. Một chiều
  • B. Đa chiều
  • C. Hai chiều
  • D. Song song

Câu 14: Diễn thế nguyên sinh là diễn thế bắt đầu từ:

  • A. Môi trường ẩm ướt
  • B. Môi trường hoang sơ
  • C. Mắt xích là thảm thực vật
  • D. Môi trường trống trơn, nơi không có bất kì loài sinh vật nào sinh sống.

Câu 15: Diễn thế bắt đầu từ nơi quần xã bị tổn hại, có một số loài bị tiêu diệt được gọi là gì?

  • A. Diễn thế thứ sinh
  • B. Diễn thế nguyên sinh
  • C. Diễn thế nguyên sơ
  • D. Diễn thế thứ sơ

Câu 16: Trong sinh quyển có sự tương tác giữa những yếu tố nào với nhau?

  • A. Sinh vật và sinh cảnh
  • B. Sinh vật và sinh khối
  • C. Sinh khối và sinh cảnh
  • D. Sinh thiết và sinh cảnh

Câu 17: Biom là gì?

  • A. Khu sinh thái
  • B. Khu sinh quyển
  • C. Khu sinh học
  • D. Khu khí quyển

Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sinh thái học bảo tồn?

  • A. Sinh thái học bảo tồn là một nhánh của sinh quyển và sinh học 
  • B. Sinh thái học bảo tồn là một ngành của sinh học
  • C. Sinh thái học bảo tồn là một nhánh của sinh thái học và sinh học tiến hoá
  • D. Sinh thái học bảo tồn là bảo tồn bảo tồn hệ sinh thái

Câu 19: Sinh thái học bảo tồn có mục đích gì?

  • A. Nhằm tìm cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm để bảo tồn các loài, môi trường sống, cảnh quan và các hệ sinh thái.
  • B. Nhằm tìm cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm để bảo tồn các loài động vật
  • C. Nhằm tìm cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm để bảo tồn các loài thực vật
  • D. Nhằm tìm cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm để bảo tồn khí hậu và thiên nhiên

Câu 20: Kinh tế, xã hội và môi trường luôn có mối quan hệ như thế nào?

  • A. Tương tác qua lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển
  • B. Cạnh tranh lẫn nhau
  • C. Bài trừ nhau
  • D. Không liên quan đến nhau

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác