Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 10 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 10 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nội dung của đoạn từ đầu đến “Để bà hái mấy lá rau nấu canh ăn cho mát” là gì?
- A. Cảm xúc của Thanh về bóng hoàng lan hiện tại và nỗi nhớ về quá khứ.
B. Cảm xúc của Thanh khi trở về nhà và những biểu hiện tình cảm của bà dành cho cháu.
- C. Cuộc tiếp đón trịnh trọng của người bà dành cho cháu mình.
- D. Không khí một ngày hè ở quê hương của Thanh khi anh về thăm nhà sau hai năm đi lính.
Câu 2: Nội dung của đoạn từ “Bà cụ đi ra” đến “Chàng đến trường kỉ ngồi ở bên đèn” là gì?
- A. Giấc ngủ đầy nhưng kí ức về quá khứ của Thanh.
- B. Tình cảm của ba bà cháu – Thanh, Nga và bà – như được hồi sinh từ một mớ hỗn độn khi xưa.
- C. Thanh gặp lại bác Nhân – người mà anh luôn coi như mẹ của mình – và cuộc trò chuyện của hai người.
D. Thanh gặp lại Nga – người bạn gái thuở ấu thơ – và sự chớm nở tình cảm giữa đôi bạn trẻ.
Câu 3: Nội dung của đoạn từ “Sáng hôm sau” đến hết là gì?
A. Thanh ra đi, cảm thấy trong lòng trỗi dậy một niềm vương vấn về Nga.
- B. Thanh phải trở về quân đôi, nơi anh sẽ không còn đứng dưới bóng hoàng lan được nữa, anh cảm thấy thật luyến tiếc.
- C. Tình cảm của bà và Nga dành cho Thanh dần trở nên sâu đậm hơn.
- D. Buổi hẹn hò tuyệt vời của Thanh và Nga.
Câu 4: Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?
- A. Ngôi thứ nhất
- B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
- D. Kết hợp ngôi thứ nhất và thứ ba
Câu 5: Ngôi kể trong truyện có sự nhất quán như thế nào?
- A. Không nhất quán
B. Nhất quán trong toàn truyện
- C. Nhất quán ở phần đầu nhưng không nhất quán ở phần sau
- D. Nhất quán ở phần sau nhưng không nhất quán ở phần đầu
Câu 6: Hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt,… hiện ra qua đôi mắt của nhân vật nào?
A. Người kể chuyện ngôi thứ ba
- B. Thanh
- C. Bà của Thanh
- D. Nga
Câu 7: Đoạn nào dưới đây không phải là dẫn chứng cho ý kiến “Người kể chuyện ngôi thứ ba ẩn danh đôi khi hoà nhập với một nhân vật nào đó trong truyện để nhìn và miêu tả”?
- A. Tất cả những ngày thuở nhỏ … tóc bạc phơ và hiền từ.
- B. Chàng cảm động … Thanh không nhớ được.
C. Trên tường kỉ … Bây giờ cây đã lớn.
- D. Lá rau tươi ...em gái ruột của mình
Câu 8: Việc chọn điểm nhìn từ nhân vật Thanh ở một số đoạn của văn bản có ý nghĩa gì?
- A. Điều này tạo nên sự độc lạ, mới mẻ cho dòng văn tình cảm mà tác giả đang tập trung ở giai đoạn này của sự nghiệp.
- B. Tạo nên sức cuốn hút cho truyện vì điều đó khiến cho người đọc cảm thấy được sự chân thật thay vì sự khoa trương, giả tạo từ việc dùng lời kể chuyện ẩn danh.
C. Nhà văn dễ dàng hơn trong việc tạo không khí trữ tình cho câu chuyện. Mọi đối tượng đều hết sức gần gũi, thân thiết bởi hiện lên dưới cái nhìn chan chứa tình cảm của Thanh.
- D. Tạo nên sự đa dạng và linh động thể hiện tài năng kể chuyện của tác giả
Câu 9: Bối cảnh cuộc đối thoại giữa bà và Thanh ở phần đầu là gì?
A. Sau một thời gian xa bà đi làm việc trên tỉnh, lần này được nghỉ một ngày, Thanh tranh thủ về thăm bà. Lời đối thoại diễn ra khi cháu vừa gặp bà.
- B. Thanh trở về sau hai năm đi lính ở chiến khu Việt Bắc với tình yêu thương và nỗi nhớ da diết dành cho bà. Lời đối thoại diễn ra khi cháu vừa gặp bà.
- C. Cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra ở khắp mọi nơi trên mọi miền Tổ quốc.
- D. Cuộc kháng chiến chống Nhật đang đi đến hồi kết và Thanh sắp trở thành một chỉ huy cấp cao.
Câu 10: Lời đối thoại giữa bà và Thanh trong phần đầu của tác phẩm chủ yếu xoay quanh những chuyện gì?
- A. Chuyện Thanh cùng những chiến hữu của mình chiến đấu chống lại quân thù.
- B. Chuyện quá khứ, hiện tại và tương lai.
C. Chuyện Thanh từ trên tỉnh về, bà cháu thể hiện sự quan tâm nhau.
- D. Mùa màng năm nay thu hoạch được nhiều người
Câu 11: Đoạn trích có thể chia làm mấy phần?
A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 12: Thấy Fantine sợ hãi khi đối mặt với Javert, Jean Valjean đã làm gì?
- A. Quát Fantine một cách gay gắt để giúp chị hiểu ra vấn đề: “Cứ yên tâm. Không phải nó đến bắt chị đâu”.
B. Nói với Fantine bằng một giọng nhẹ nhàng và điềm tĩnh: “Cứ yên tâm. Không phải nó đến bắt chị đâu”.
- C. Jean Valjean thách Javert đụng đến một cọng tóc trên người Fantine.
- D. Jean Valjean thách Javert đấu tranh với chính mình trước khi đưa ra quyết định mà hắn cho là đúng pháp luật.
Câu 13: Đâu không phải một mô tả đúng về Javert?
- A. Bộ mặt gớm ghiếc, đáng sợ.
B. Thái độ có phần không kiên định khi cảm thấy cuộc săn đuổi Jean Valjean – một đối thủ xứng tầm – vẫn tiếp diễn.
- C. Giọng nói hách dịch, “man rợ, điên cuồng”.
- D. Cái nhìn lạnh lùng, độc ác “như có móc, móc vào người”, như “đi thấu vào đến tận xương tuỷ” của đối thủ.
Câu 14: Đâu là một mô tả đúng về Javert?
A. Hành động trịch thượng (“túm cổ áo Jean Valjean”), muốn đối thủ khuất phục trước quyền uy của mình (“Gọi ta là ông thanh tra.”)
- B. Muốn cho mọi người thấy sự yếu kém của Fantine (“Nói to, nói to lên! Ai nói gì với ta thì phải nói to!”)
- C. Với sự chuẩn mực trong cách hành động của một người chấp pháp, Javert đã khiến cho Fantine phải lìa đời (qua kết luận đanh thép của Jean Valjean)
- D. Sợ hãi trước thái độ của giám đốc bệnh viện (“Sự thật Javert run sợ.”)
Câu 15: Dưới ngòi bút của Victor Hugo, Javert hiện lên như thế nào?
- A. Là một kẻ hiếu chiến, hiếu thắng, luôn khiến kẻ thủ của mình phải khiếp sợ trước cả khi bước vào trận đánh.
- B. Là một công cụ chất lượng của bộ máy cầm quyền độc ác, hắn không sợ ai hết, không ngại khó khăn, hiểm nguy.
C. Là một “cỗ máy”, một công cụ phi nhân tính, chỉ biết thực thi phận sự của một cách tàn nhẫn, lạnh lùng, không có tình người.
- D. Là một anh hùng của giai cấp lao động, thông minh tài giỏi và luôn giúp đỡ người lao động nghèo khổ
Câu 16: Câu nói nào của Jean Valjean khiến Javert phải run sợ?
- A. Giờ thì anh muốn làm gì thì làm.
- B. Tất cả câu nói của Jean Valjean sau khi Fantine chết.
C. Tôi khuyên anh đừng có quấy rầy tôi lúc này.
- D. Anh không được làm như vậy
Câu 17: Ngôn ngữ và thái độ của Jean Valjean đối với Javert ở trạng thái như thế nào?
- A. Duy trì sự tôn trọng, kính cẩn người thi hành pháp luật.
- B. Ngày càng không sợ, không coi Javert ra gì.
- C. Luôn khinh miệt, coi thường Javert.
D. Thay đổi liên tục, gồm đủ sắc thái, cung bậc, nhưng rất phù hợp.
Câu 18: Ở đoạn đầu của đoạn trích, vì sao người kể chuyện lại lưu ý “từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi”?
- A. Vì Madeleine sau khi bị cách chức luôn bị người dân nhạo báng bằng cái tên Jean Valjean.
- B. Vì Fantine thích gọi ông thị trưởng là Jean Valjean hơn Madeleine.
- C. Vì bối cảnh mà nhân vật chính xuất hiện có những điểm đặc biệt.
D. Vì thân phận thực sự của Madeleine đã bị lộ tẩy.
Câu 19: Văn bản “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” được trích từ tiểu thuyết nào?
A. Những người khốn khổ
- B. Nhà thờ Đức Bà Paris
- C. Lao động biển cả
- D. Hernani
Câu 20: Ý chính của đoạn từ đầu đến “Fantine đã tắc thở” là gì?
- A. Cuộc gặp mặt đáng nhớ của những người thân thất lạc nhau của một gia đình: Madeleine, Javert, Fantine.
- B. Sức mạnh của bạo lực có thể dễ dàng giết chết một con người nhỏ nhoi.
C. Nghe những lời lẽ của Javert nói về “ông thị trưởng Madeleine” đồng thời chứng kiến hành động đầy quyền uy của hắn, Fantine hoảng sợ, ngã đập đầu vào thành giường và tắt thở.
- D. Jean Valjean, thị trưởng của thành phố Montreuil, cảm thấy có lỗi khi đã đẩy những người dân, người con của mình vào nơi cửa tử để từ đó phải nhờ đến những kẻ máu lạnh như Javert.
Câu 21: Ý chính của đoạn từ “Jean Valjean để tay lên bàn tay Javert” đến hết là gì?
- A. Fantine chết đi để lại trong lòng của Jean Valjean, các bác sĩ và đặc biệt là Javert nỗi tiếc thương vô ngần.
B. Jean Valjean thể hiện thái độ quyết liệt khiến Javert phải sợ hãi, nhờ đó, ông ngồi xuống thì thầm bên tai Fantine những lời cuối cùng và sửa soạn cho người đã chết.
- C. Javert rơi vào tình cảnh éo le khi gặp phải một người còn máu lạnh hơn bản thân mình gấp nhiều lần, Jean Valjean.
- D. Javert cảm thấy nỗi đau trong tim khi bản thân mình đã giết một người trái pháp luật.
Câu 22: Nghĩa của yếu tố Hán Việt “thảo” có thể là gì?
- A. Tốt
B. Cỏ
- C. Nhanh
- D. Viết
Câu 23: Nghĩa của yếu tố Hán Việt “bạch” có thể là gì?
A. Trắng
- B. Đen
- C. Huyền
- D. Tách
Câu 24: Nghĩa của yếu tố Hán Việt “cô” có thể là gì?
A. Lẻ loi
- B. U sầu
- C. Cô dì
- D. Giáo viên
Câu 25: Nghĩa của yếu tố Hán Việt “hồi” có thể là gì?
- A. Đi xa
- B. Lên
C. Trở về
- D. Thời gian
Câu 26: Nghĩa của yếu tố Hán Việt “lão” có thể là gì?
- A. Non
- B. Láo
- C. Cụ
D. Già
Câu 27: Đâu là từ Hán Việt trong câu “Dưới bóng tre xanh, ta gần gũi một nền văn hoá lâu đời, người dân cày … dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang”?
- A. Văn hoá
- B. Vỡ ruộng
C. Khai hoang
- D. Cùng nhau
Câu 28: Đâu là từ Hán Việt trong câu “Tre ấy trông thanh cao, giản dị … như người.”?
- A. Trông
B. Thanh cao và Giản dị
- C. Tre
- D. Người
Câu 29: Nghĩa của yếu tố Hán Việt “thủ” có thể là gì?
A. Giữ
- B. Phá
- C. Công
- D. Chặt
Câu 30: Nghĩa của yếu tố Hán Việt “tinh” có thể là gì?
- A. Trời
- B. Vội vã
C. Sao
- D. Sinh dục
Câu 31: Từ nào sau đây có yếu tố Hán Việt của nó khác nghĩa với yếu tố “tiền” trong từ “tiền đạo”?
- A. Tiền đồ
B. Tiền tài
- C. Tiền nhân
- D. Tiền tuyến
Câu 32: Từ nào sau đây có yếu tố Hán Việt của nó khác nghĩa với yếu tố “thư” trong từ “thư mục”?
- A. Thư viện
- B. Binh thư
C. Tiểu thư
- D. Thiên thư
Câu 33: Từ nào sau đây có yếu tố Hán Việt của nó khác nghĩa với yếu tố “thiếu” trong từ “niên thiếu”?
- A. Thiếu nhi
- B. Thiếu niên
- C. Thiếu thời
D. Túng thiếu
Câu 34: Nghĩa của từ “diện mạo” là gì?
A. Ngoại hình, bề mặt
- B. Thể diện
- C. Diện tích khuôn mặt.
- D. Từ này không có nghĩa.
Câu 35: Đâu là nghĩa của từ “bí danh”?
- A. Tên của quả bí
B. Tên bí mật
- C. Bí không thể nghĩ ra tên
- D. Hư danh, hão huyền.
Bình luận