Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tại sao ngày 2-9-1945 Chủ tích Hồ Chí Minh lại đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân và thế giới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

được thành lập?

  • A. Để thay thế nền thống trị của Pháp- Nhật.
  • B.  Để khẳng định tính hợp pháp của chính phủ mới.
  • C. Để đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân.
  • D. Để sẵn sàng “đón tiếp” quân Đồng minh.

Câu 2: Anh hùng Kim Đồng có tên thật là gì?

  • A. Lượm. 
  • B. Lí Tự Trọng. 
  • C. Nguyễn Trung Trực. 
  • D. Nông Văn Dền. 

Câu 3: Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện điều gì?

  • A. Một nền hòa bình, độc lập, tự do và một nước Việt Nam phát triển thịnh vượng, sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới. 
  • B. Ý chí, truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam. 
  • C. Khát vọng về một nền hòa bình, độc lập, tự chủ và hòa bình của dân tộc Việt Nam.
  • D. Sự hi sinh to lớn, chiến thắng vinh quang của thế hệ đi trước.

Câu 4: Lãnh thổ Việt Nam gồm:

  • A. Vùng đất và vùng trời. 
  • B. Vùng đất và và vùng hải đảo.
  • C. Vùng đất, vùng hải đảo và vùng trời.
  • D. Vùng đất, vùng trời và vùng biển.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về  sông ngòi Việt Nam?

  • A. Việt Nam có nhiều sông, chủ yếu là sông nhỏ. 
  • B. Một số sông lớn như sông Hồng, sông Cửu Long.
  • C. Lượng nước sông thay đổi theo mùa.
  • D. Nhiều sông rơi vào tình trạng cạn kiệt mặc dù đang mùa lũ. 

Câu 6: Địa hình hiểm trở của đồi núi gây ra : 

  • A. Giao thông khó khăn. 
  • B. Sản xuất nông nghiệp đình trệ. 
  • C. Chăn nuôi gia súc khó khăn. 
  • D. Trồng cây ăn quả không cho hiệu quả cao. 

Câu 7: Điền dấu ba chấm “…” vào đoạn tư liệu dưới đây.

Từ xưa đến nay, các thế hệ người Việt Nam đã danh nhiều công sức để.....,........và....... chủ quyền biến đảo

  • A. Khai thác – tận dụng – bảo tồn.
  • B. Khai phá – tận dụng – bảo vệ.
  • C. Khai phá – xác lập – bảo vệ. 
  • D. Khai thác – xác lập – bảo tồn. 

Câu 8: Đâu không phải một đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa?

  • A. Đảo Tri Tôn.
  • B. Đảo Phú Lâm.
  • C. Đảo Bạch Long Vĩ. 
  • D. Đảo Cây. 

Câu 9: Hậu quả của gia tăng dân số nhanh về mặt môi trường là:

  • A. Không đảm bảo sự phát triển bền vững.
  • B. Làm giảm tốc độ phát triển kinh tế.
  • C. Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp cao.
  • D. Chất lượng cuộc sống chậm được cải thiện. 

Câu 10: Ý nào không đúng khi nói về tinh thần đoàn kết của dân tộc trong phong trào Cần Vương?

  • A. Vua Hàm Nghi được các dân tộc vùng núi Tân Sở giúp đỡ.
  • B. Đồng bào các dân tộc đều hưởng ứng phong trào.
  • C. Vua Hàm Nghi ban dụ Cần Vương kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước. 
  • D. Các dân tộc bầu ra một tộc trưởng để tham gia phòng trào. 

Câu 11: Ý nào sau đây không đúng về cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của Nhà nước Văn Lang và Âu Lạc?

  • A. Từ rất sớm nhà nước Âu Lạc và Văn Lang đã phải đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
  • B. Cuối thế kỉ III TCN, vua Tần cho quân sang xâm lược Văn Lang.
  • C. Người Việt tôn Thục Phán lên làm tướng lãnh đạo dân kháng chiến. 
  • D. Cuộc đấu tranh thất bại nhưng để lại nhiều bài học quý báu. 

Câu 12: Người dân Văn Lang, Âu Lạc đúc đồng để:

  • A. Làm công cụ lao động
  • B. Làm vật dụng gia đình.
  • C. Làm dụng cụ săn thú.
  • D. Làm vật phòng thân. 

Câu 13: Di sản văn hóa tiêu biểu của Vương quốc Chăm-pa là:

  • A. Đền Rừng.
  • B. Đền Tháp. 
  • C. Thánh địa.
  • D. Tháp Mọc. 

Câu 14: Ý nào không đời sống kinh tế của cư dân Chăm-pa?

  • A. Có sự giao lưu, buôn bán với nhiều quốc gia, như: Trung Quốc, Ấn Độ.. .
  • B. Trồng lúa nước ở các cánh đồng dọc theo lưu vực những con sông.
  • C. Nghề khai thác lâm sản (trầm hương, kì nam, ngà voi…) rất phát triển.
  • D. Nền kinh tế đóng kín, không có sự tiếp xúc, giao lưu với bên ngoài.

Câu 15: Để sử dụng bếp người Phù Nam dùng gì để nhóm lửa?

  • A. Trấu, rơm. 
  • B. Củi, trấu. 
  • C. Than, trấu.. 
  • D. Củi, than

Câu 16: Ý nào không đúng khi nói về tượng Phật Bình Hòa của người dân Phù Nam?

  • A. Tượng được làm bằng gỗ bằng lăng.
  • B.  Tượng gỗ hình đức Phật đứng trên tòa sen với mái tóc xoăn
  • C. Tượng được trạm khắc tinh xảo với các mảnh xà cừ nhỏ. 
  • D. Thân tượng khoác áo choàng phủ vai trái, hai tay để ngang ngực.

Câu 17: Điểm giống nhau trong đời sống kinh tế của cư dân Văn lang - Âu Lạc, Chăm-pa và Phù Nam là:

  • A. Làm nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công.
  • B. Đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài.
  • C. Nghề khai thác thủy - hải sản khá phát triển.
  • C. Nghề khai thác thủy - hải sản khá phát triển.

Câu 18: Đâu không phải là một nhân vật liên quan đến chiến thắng Bạch Đằng?

  • A. Kiều Công Tiễn.
  • B.  Dương Đình Nghệ. 
  • C.  Ô Mã Nhi. 
  • D. Hoằng Tháo. 

Câu 19: Điền từ thích hợp và đoạn tư liệu sau:

“ Hai Bà Trưng có đại tài,

Phát cờ....giết người tà gian,

Ra tay khôi phục....,

Tiếng thơm dài tạc đá vàng nước ta”

  • A. Khởi nghĩa – giang sơn.
  • B. Kêu gọi – giang sơn. 
  • C. Khởi nghĩa – giang san. 
  • D. Kêu gọi – giang san.

Câu 20: Vì sao nhân dân ta không ngừng vùng lên đấu tranh chống chế độ phong kiến Bắc thuộc?

  • A. Vì căm thù sâu sắc chế độ cai trị tàn bạo của kẻ thù.
  • B. Vì bị mất ruộng đất quá nhiều.
  • C. Vì đời sống gặp nhiều khó khăn.
  • D. Vì bị bóc lột theo kiểu địa tô phong kiến.

Câu 21: Ý nào sau đây không có trong chiếu rời đô?

  • A. Ở giữa vực trời đất. 
  • B. Được thế rồng cuộn hổ ngồi. 
  • C. Thế đất cao có hình kim quy. 
  • D. Chính giữa nam bắc đông tây. 

Câu 22: Nhà Trần tồn tại trong khoảng thời gian nào?

  • A.  1226 – 1400.
  • B. 1226 – 1410.
  • C. 1225 – 1400.
  • D. 1225 – 1401.

Câu 23: Nhà Nguyễn thực thi chủ quyền đối với?

  • A. Song Tử Tây và Hải Nam. 
  • B. Hải Nam và Trường Sa. 
  • C. Hải Nam và Hoàng Sa. 
  • D. Trường Sa và Hoàng Sa.

Câu 24: Lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết đã ban bố điều gì?

  • A. Dụ Cần Vương.
  • B. Chiếu dời đô.
  • D. Hịch tướng sĩ.

Câu 25: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

  • A. Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, bộ chỉ huy tài giỏi.
  • B. Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, đoàn kết chiến đấu.
  • C. Quân Minh gặp khó khăn trong nước phải tạm dừng cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt.
  • D. Biết dựa vào nhân dân để phát triển từ cuộc khởi nghĩa thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác