Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phương châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước: “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì….. Trong dấu “…” là?

  • A. Hòa bình, hữu nghị và phát triển.
  • B. Hòa bình, dân chủ và phát triển.
  • C. Hòa bình, độc lập và phát triển.
  • D. Hòa bình, hợp tác và phát triển.

Câu 2: Để thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hăng ngày, em không chấp nhận việc làm nào dưới đây?

  • A. Khoan dung với mọi người xung quanh.
  • B. Tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè quốc tế.
  • C. Không chơi với người khác tôn giáo với mình.
  • D. Giải quyết mâu thuẫn cá nhân bằng thương lượng.

Câu 3: Tướng Đờ Ca-xto- ri và Bộ chỉ huy tập đoàn điểm Điện Biện Phủ bị bắt sống vào lúc:

  • A. 17 giờ ngày 7-5-1954
  • B. 17 giớ 30 phút ngày 6-5-1954
  • C. 17 giờ 30 phút ngày 7-5-1954
  • D. 17 giờ ngày 5-7-1954

Câu 4: Địa hình Điện Biên phủ được miêu tả là: 

  • A. Một thung lũng lòng chảo.
  • B. Một vùng núi cao hiểm trở. 
  • C. Một bình nguyên rộng lớn.
  • D. Một vùng đồng bằng bằng phẳng. 

Câu 5: Chiến dịch Hồ chí Minh mở màn vào ngày nào?

  • A. 26/4/1975.
  • B. 23/4/1975.
  • C. 25/4/1975.
  • D. 22/4/1975.

Câu 6: Chiến dịch giải phóng nào được gọi là Chiến dịch Hồ Chí Minh?

  • A. Sài Gòn – Gia Định. 
  • B. Sài Gòn.
  • C.  Biên Hòa – Đồng Nai. 
  • D. Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 7: Ý nào sau đây không đúng khi nói về sổ lương thực?

  • A. Cuốn xổ in giấy nâu, có kích thước bằng nửa tờ giấy.
  • B. Bìa ghi tên chủ hộ, địa chỉ và có dấu đỏ. 
  • C. Bên trong ghi tên các thành viên và tiêu chuẩn lương thực.
  • D. Bên ngoài có bọc lớp bóng kính để giữ gìn sổ. 

Câu 8: Nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay là: 

  • A. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
  • B. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • C. Không ngừng củng cố tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
  • D. Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.

Câu 9: Diện tích tự nhiên của Trung Quốc khoảng:

  • A.  Gần 9,6 triệu km2.
  • B. Trên 9,5 triệu km2.
  • C.  Gần 9,5 triệu km2.
  • D. Trên 9,6 triệu km2.

Câu 10: Dẫn chứng nào sau đây chứng minh Trung Quốc là một quốc gia đa dân tộc?

  • A. Người Hán chiếm trên 90% dân số.
  • B. Dân tộc thiểu số sống tại vùng núi.
  • C. Có trên 50 dân tộc khác nhau.
  • D. Dân thành thị chiếm 37% số dân.

Câu 11: Các dann tộc thiểu số của Lào sống ở đâu?

  • A. Vùng trũng.
  • B. Vùng núi. 
  • C. Vùng cao nguyên.
  • D. Vùng đồng bằng.

Câu 12: Đâu không phải là ý đúng khi nói về cánh đồng Chum?

  • A. Là một di tích khảo cổ trên cao nguyên.
  • B. Các chum được tạo ra từ các mảnh vỡ của thiên thạch khi rơi xuống trái đất. 
  • C. Có khoảng 2000 chiếc chum lớn, nhỏ nằm rải rác như 1 bàn cờ.
  • D. Miệng các chum có hình dạng khác nhau.

Câu 13: Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Campuchia thời phong kiến là:

  • A. Thạt Luổng.
  • B. Đền Ăng-co Vát.
  • C. Thánh địa Mỹ Sơn.
  • D. Đại bảo tháp San-chi.

Câu 14: Ý nào không phải là một cồng trình kiến trúc của Cam-pu-chia?

  • A. Ăng-co Vát.
  • B. Ăng –co Thom.
  • C. Tượng đài hữu nghị Cam-pu-chia – Thái Lan. 
  • D. Chùa Bạc.

Câu 15: Mục tiêu tổng quát của ASEAN là: 

  • A. Phát triển kinh tế, giáo dục và tiến bộ xã hội của các quốc gia thành viên.
  • B. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
  • C. Xây dựng ASEAN thành khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất.
  • D. Giải quyết sự khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ từng nước.

Câu 16: Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia và toàn khu vực Đông Nam Á là: 

  • A. Khai thác hợp lí nguồn tài nguyên (khoáng sản, đất đai).
  • B. Tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
  • C. Tăng cường các dự án và đầu tư trong nội bộ khu vực.
  • D. Thu hút các nguồn vốn đầu tư lớn từ các nước châu Âu.

Câu 17: Châu lục nào có diện tích nhỏ nhất?

  • A. Châu Á.
  • B. Châu Âu. 
  • C. Châu Đại Dương.
  • D. Châu Nam Cực.

Câu 18: Đại dương có diện tích lớn nhất là: 

  • A. Bắc Băng Dương. 
  • B. Ấn Độ Dương.
  • C. Thái Bình Dương. 
  • D. Nam Đại Dương.

Câu 19: Dân cư thế giới thường phân bố thưa thớt ở khu vực vùng núi, cao nguyên vì:

  • A. Địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn.
  • B. Địa hình bằng phẳng thuận lợi cho việc sinh sống.
  • C. Khí hậu mát mẻ, ổn định.
  • D. Tập trung nhiều loại khoáng sản.

Câu 20: Đâu không phải nguyên nhân làm cho khu vực phía Đông Trung Quốc dân cư tập trung đông hơn phía Tây?

  • A. Là khu vực thượng lưu của các dòng sông.
  • B. Khí hậu ít khắc nghiệt hơn khu vực phía Tây.
  • C. Có các đồng bằng lớn.
  • D. Vị trí nằm giáp biển.

Câu 21: Nguyên liệu làm giấy viết của người Ai Cập cổ đại chủ yếu được làm từ: 

  • A. Đất sét ướt.
  • B. Vỏ cây pa-pi-rút.
  • C. Mai rùa.
  • D. Vỏ cây tre.

Câu 22: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại?

  • A. Để lại nhiều giá trị lịch sử sâu sắc cho đời sau.
  • B. Đóng góp to lớn vào kho tàng văn minh nhân loại.
  • C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh phương Tây.
  • D. Thể hiện sự sáng tạo của cư dân Ai Cập cổ đại.

Câu 23: Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển thủ công nghiệp ở Hy Lạp và La Mã cổ đại là: 

  • A. Có nhiều cảng biển.
  • B. Nhiều đồng cỏ lớn.
  • C. Giàu có khoáng sản.
  • D. Đất đai màu mỡ.

Câu 24: Vì sao thương nghiệp hàng hải phát triển mạnh ở Hy Lạp và La Mã cổ đại?

  • A. Đồng bằng nhỏ hẹp, bị chia cắt.
  • B. Giao thông đường biển thuận lợi.
  • C. Quốc gia chủ yếu là thành thị.
  • D. Nông nghiệp kém phát triển.

Câu 25: Bảo vệ môi trường là gì?

  • A. Hoạt động giữ gìn và phòng ngừa tác động tiêu cực đến môi trường.
  • B. Xử lý và loại trừ các chất độc hại khỏi môi trường.
  • C. Tăng cường sự sống và đa dạng hóa sinh học.
  • D. Khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác