Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trước khi xả ra môi trường, các tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện công tác nào?

  • A. Thực hiện đánh giá khả năng tải của môi trường. 
  • B. Thực hiện đánh giá tác động môi trường
  • C. Đăng ký, cấp phép và đo lường chất lượng khí thải. 
  • D. Thực hiện công tác kiểm tra và giám sát môi trường. 

Câu 2: Đâu chưa phải là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học

  • A. Đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” những động, thực vật quý hiếm cần bảo vệ.
  • B. Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
  • C. Tăng cường bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng.
  • D. Nghiêm cấm việc khai thác rừng, săn bắn động vật.

Câu 3: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình?

  • A. Tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác.
  • B.  Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn của mình.
  • C. Không thừa nhận khuyết điểm của mình.
  • D. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.

Câu 4: Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam là?

  • A. 30/4/1975.
  • B. 02/9/1945.
  • C. 01/5/1975.
  • D. 30/4/1954.

Câu 5: Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân ta có hoạt động gì đặc biệt?

  • A. Kéo pháo. 
  • B. Đặt bẫy
  • C. Sử dụng xe tăng.
  • D. Sử dụng máy bay

Câu 6: Ý nào không phải là sự kiện chính diễn ra trong chiến dịch Điện Biên Phủ?

  • A. Tiếng công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và phân khu Bắc.
  • B. Tiến công và chiếm đóng các cứ điểm phía Đông và phân khu Trung tâm.
  • C. Tiến công và chiếm đóng các cứ điểm phía Nam và khu trung tâm. 
  • D. Tiến công vào trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam.

Câu 7: Trung ương Đảng và Bác Hồ đã họp và nêu quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ để kết thúc kháng chiến ở đâu, thời gian nào?

  • A. Mùa thu năm 1953, tại chiến khu Việt Bắc
  • B. Mùa đông năm 1953, tại chiến khu Việt Bắc.
  • C. Mùa hạ năm 1953, tại chiến khu Việt Bắc.
  • D. Mùa xuân năm 1953, tại chiến khu Việt Bắc.

Câu 8: Quân ta tiến vào Dinh độc lập và:

  • A. Bắt sống toàn bộ chính phủ lâm thời. 
  • B. Bắt sống toàn bộ chính quyền trung ương Sài Gòn.
  • C. Tiêu diệt toàn bộ chính quyền trung ương Sài Gòn. 
  • D. Tiêu diệt toàn bộ chính phủ lâm thời. 

Câu 9: Đâu không phải là lời nói của Dương Văn Minh trong lời kêu gọi sau khi bị quân ta bắt giữ trong chiến dịch Hồ Chí Minh?

  • A. Tôi – Đại tướng Dương Văn Minh. 
  • B. Kêu gọi quân lực Việt Nam Cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện. 
  • C. Trao quyền lại cho Chính phủ lâm thời miền Bắc Việt Nam. 
  • D. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn. 

Câu 10: Xe tăng đầu tiên húc đổ cổng Dinh Độc lập trưa 30/4/1975 là: 

  • A. Xe tăng T54B số hiệu 843.
  • B. Xe tăng T59 số hiệu 843.
  • C. Xe tăng T59 số hiệu 390.
  • D. Xe tăng T56 số hiệu 844.

Câu 11: Thuận lợi cơ bản Việt Nam sẽ nhận đươc khi mở cửa, hội nhập với thế giới là gì?

  • A. Tranh thủ được nguồn vốn, khoa học kĩ thuật.
  • B. Khai thác có hiệu quả những tiềm năng vốn có của đất nước.
  • C. Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
  • D. Nhận được sự giúp đỡ của quốc tế.

Câu 12: Từ năm 1996 - 2000, ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là:

  • A. Gạo, cà phê và thủy sản.
  • B. Gạo, hàng dệt may và nông sản.
  • C. Gạo, cà phê và điều.
  • D. Gạo, hàng diệt may và thủy sản.

Câu 13: Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông vì miền này

  • A. Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, dễ dàng cho giao lưu.
  • B. Là nơi sinh sống lâu đời của nhiều dân tộc.
  • C. Ít thiên tai.
  • D. Không có lũ lụt đe dọa hằng năm.

Câu 14: Nhận xét đúng về đặc điểm đường biên giới với các nước trên đất liền của Trung Quốc là: 

  • A. Chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng.
  • B. Chủ yếu là núi và cao nguyên.
  • C. Chủ yếu là đồng bằng và hoang mạc.
  • D. Chủ yếu là núi cao và hoang mạc.

Câu 15: Đâu không phải công trình tiêu biểu của của Lào? 

  • A. Cánh đồng Chum. 
  • B. Cố đô Luông Pha-băng. 
  • C. Thạt Luổng. 
  • D. Đền Ăng-co-goát. 

Câu 16: Chiếc chum lớn nhất có đường kính bao nhiêu?

  • A. 5 mét.
  • B. 2 mét.
  • C. 4 mét.
  • D. 3 mét.

Câu 17: Nét nổi bật nhất của văn hoá Lào và văn hoá Cam-pu-chia là: 

  • A. Đều chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ.
  • B. Đều có hệ thống chữ viết riêng.
  • C. Biết tiếp thu sáng tạo những thành tựu văn hoá từ bên ngoài, kết hợp với nét đặc sắc truyền thống văn hoá bản địa để xây dựng nền văn hoá riêng rất đặc sắc.
  • D. Có nhiều công trình kiến trúc đền, tháp nổi tiếng.

Câu 18: Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ I đến thế kỉ XV, còn gọi là thời kì gì?

  • A. Thời kì Ăng-co.
  • B. Thời kì hoàng kim.
  • C. Thời kì thịnh đạt.
  • D. Thời kì Bay-on.

Câu 19: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Việt Nam ngày càng có vai trò tích cực trong ASEAN?

  • A. Khách du lịch từ các nước ASEAN đến Việt Nam du lịch ngày càng nhiều và tăng nhanh.
  • B. Tích cực tham gia các hoạt động của tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội ASEAN.
  • C. Buôn bán giữa Việt Nam và ASEAN hơn 50% giao dịch thương mại quốc tế của nước ta.
  • D. Là quốc gia gia nhập ASEAN sớm nhất, có nhiều đóng góp trong việc mở rộng ASEAN.

Câu 20: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về những vấn đề xã hội, môi trường đòi hỏi các nước ASEAN phải giải quyết?

  • A. Sự đa dạng tôn giáo và sự hòa hợp các dân tộc ở mỗi quốc gia.
  • B. Thất nghiệp và sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài.
  • C. Sự đa dạng về truyền thống, phong tục và tập quán ở mỗi nước.
  • D. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường chưa hợp lí.

Câu 21: Hệ thống núi Cooc-đi-e thuộc

  • A. Châu Âu. 
  • B. Châu Mĩ
  • C. Châu Phi. 
  • D. Châu Đại Dương. 

Câu 22: Dân cư thế giới thường tập trung đông đúc ở khu vực địa hình đồng bằng vì:

  • A. Tập trung nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có.
  • B. Thuận lợi cho cư trú, giao lưu phát triển kinh tế.
  • C. Khí hậu mát mẻ, ổn định.
  • D. Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Câu 23: Mật độ dân số cho biết: 

  • A. Tổng số dân của một địa.
  • B. Tình hình phân bố dân cư của một địa phương.
  • C. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của một địa phương.
  • D. Số dân nam và số dân nữ của một địa phương.

Câu 24: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hoạt động kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại?

  • A. Chăn nuôi gia súc.
  • B. Trồng trọt lương thực.
  • C. Sản xuất công nghiệp.
  • D. Buôn bán với bên ngoài.

Câu 25: Việc tìm thấy những đồng tiền cổ nhất thế giới của người Hy Lạp và La Mã cổ đại ở châu Á và châu Phi đã thể hiện ý nghĩa nào dưới đây?

  • A. Hoạt động thương mại và lưu thông tiền tệ phát triển.
  • B. Nghề đúc tiền phát triển mạnh ở châu Á và châu Phi.
  • C. Thị quốc hình thành và mở rộng lãnh thổ.
  • D. Thủ công nghiệp ở các thị quốc phát triển mạnh.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác