Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hành động nào là bảo vệ môi trường?

  • A. Đốt túi nilong.
  • B. Phân loại rác, vứt rác đúng nơi quy định.
  • C. Chặt rừng bán gỗ.
  • D. Buôn bán động vật quý hiếm.

Câu 2: Di sản thiên nhiên Việt Nam nào sau đây được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới: 

  • A. Văn Miếu.
  • B. Vịnh Hạ Long
  • C. Kinh thành Huế.
  • D. Cố đô Hoa Lư. 

Câu 3: Ý kiến nào đưới đây không đúng khi nói về chiến tranh và hoà bình?

  • A. Chiến tranh là thảm hoạ của loài người.
  • B. Chiến tranh gây ra nhiều nỗi đau cho con người.
  • C. Hoà bình chỉ là khát vọng của một số nước đang có chiến tranh.
  • D. Mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình.

Câu 4: Thế vận hội Ô-lim-píc có nguồn gốc từ:

  • A. Đại hội thể thao của người Ai Cập cổ đại.
  • B. Đại hội thể thao của người Hy Lạp cổ đại. 
  • C. Đại hội thể thao của người  La Mã cổ đại.
  • D. Đại hội thể thao của người da đỏ.

Câu 5: Các nước Đông Dương bao gồm:

  • A. Việt Nam, Lào. 
  • B. Việt Nam, Cam-pu-chia. 
  • C. Việt Nam. Lào, Cam-pu-chia. 
  • D. Lào, Cam-pu-chia. 

Câu 6: Ý bào sau đây không đúng trong câu “Ta đã chuẩn bị cho chiến dịch với tinh thần cao nhất....” ?

  • A. Gần 3 vạn người từ các địa phương tham gia vận chuyển lương thực, thực phẩm, quần áo, thuốc men lên Điện Biên Phủ.
  • B. Chỉ cần tiền tuyến chuẩn bị tốt và luôn sẵn sàng với tinh thần cao nhất.
  • C. Hàng vạn tấn vũ khí được vận chuyển vào trận địa.
  • D. Nửa triệu chiến sĩ từ các mặt trận hành quân về Điện Biên Phủ.

Câu 7: Chiến sĩ đầu tiên cắm lá cờ chiến thắng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên nóc Dinh Độc Lập vào ngày 30/4/1975 là ai?

  • A. Thái Bá Minh.
  • B. Lữ Văn Hỏa.
  • C. Bùi Quang Thận.
  • D. Nguyễn Văn Kỷ.

Câu 8: Thành phố nào là căn cứ quân sự liên hiệp lớn nhất của Việt Nam cộng hòa, là thành phố lớn thứ hai ở miền Nam được giải phóng trong tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975?

  • A. Hồ Chí Minh.
  • B. Đà Nẵng.
  • C. Biên Hòa.
  • D. Cần Thơ.

Câu 9: Đâu là giấy tờ quan trọng nhất đối với người dân thời kì bao cấp?

  • A. Tem
  • B. Phiếu.
  • C. Sổ lương thực.
  • D. Bìa. 

Câu 10: Thách thức lớn nhất mà Việt Nam sẽ gặp phải khi mở cửa, hội nhập với thế giới?

  • A. Đánh mất bản sắc dân tộc.
  • B. Vi phạm chủ quyền quốc gia dân tộc.
  • C. Nguy cơ tụt hậu.
  • D. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các nước mới.

Câu 11: Miền Đông Trung Quốc còn có đặc điểm địa hình nào?

  • A. Đầm lầy rộng lớn.
  • B. Đồng bằng châu thổ rộng lớn. 
  • C. Rừng rậm nhiệt đới.
  • D. Rừng lá kim đặc trung của đất nước.

Câu 12: Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở khu vực nào của Trung Quốc?

  • A. Các thành phố lớn.
  • B. Vùng núi và biên giới.
  • C. Dọc biên giới phía nam.
  • D. Các đồng bằng châu thổ.

Câu 13: Năm 2021, Lào có dân số:

  • A. Khoảng 7,4 triệu người. 
  • B. Hơn 7,1 triệu người. 
  • C. Khoảng 7 triệu người. 
  • D. Khoảng 7,2 triệu người.

Câu 14: Cánh đồng Chum có niên đại từ bao giờ?

  • A. 500 năm TCN.
  • B. 1000 năm TCN.
  • C. 500 năm SCN.
  • D. 1000 năm SCN. 

Câu 15: Đâu không phải là đặc điểm dân cư Cam-pu-chia?

  • A. Dân số khoảng 16,5 triệu người. 
  • B. Dân tộc chủ yếu là Khơ-me.
  • C. Dân cư phân bố không đồng đều. 
  • D. Phần lớn dân cư sống ở nông thôn. 

Câu 16: Chữ viết của Lào dựa trên cơ sở những nét cong của chữ viết nước nào?

  • A. Cam-pu-chia và Việt Nam.
  • B. Cam-pu-chia và Mi-an-ma.
  • C. Thái Lan và Mi-an-ma.
  • D. Ấn Độ và Trung Quốc.

Câu 17: Thách thức nào sau đây thường không xuất hiện ở các nước ASEAN hiện nay?

  • A. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên chưa hợp lí.
  • B. Tình trạng đói nghèo, thiếu việc làm ở đô thị.
  • C. Các nước có trình độ phát triển chênh lệch.
  • D. Vấn đề người nhập cư, chảy máu chất xám.

Câu 18: Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển là:

  • A. Mục tiêu tổng quát của ASEAN.
  • B. Mục tiêu chính sách của ASEAN.
  • C. Mục tiêu của ASEAN và các nước.
  • D. Mục tiêu cụ thể của từng quốc gia.

Câu 19: Khí hậu của Châu Phi: 

  • A. khắc nghiệt nhất thế giới.
  • B. thất thường nhất thế giới.
  • C. khô, nóng nhất thế giới.
  • D. ôn hòa nhất thế giới. 

Câu 20: Đại dương có độ sâu trung bình lớn nhất là: 

  • A. Thái Bình Dương.
  • B. Nam Đại Dương.
  • C. Bắc Băng Dương.
  • D. Ấn Độ Dương.

Câu 21: Nhân tố nào sau đây giúp con người mở rộng phạm vi sinh sống trên Trái Đất?

  • A. Sự phân bố tài nguyên thiên nhiên.
  • B. Tiến bộ khoa học kĩ thuật.
  • C. Sự phát triển của y tế.
  • D. Chính sách phân bố dân cư.

Câu 22: Đâu không phải là khu vực tập trung đông dân cư trên thế giới?

  • A. Đông Á.
  • B. Nam Á.
  • C. Bắc Phi.
  • D. Đông Bắc Hoa Kì.

Câu 23: Ý nào dưới đây không phải là hoạt động kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại?

  • A. Trồng trọt theo mùa vụ với các loại cây như lúa mì, lúa mạch, nho, lanh.
  • B. Chăn nuôi gia súc như cừu, bò, dê.
  • C. Trồng cây cao su.
  • D. Phát triển các nghề làm bánh mì, làm bia, nấu rượu, dệt vải, làm gốm, thuộc da, nấu thủy tinh, khai khoáng, chế tác đá, đúc đồng.

Câu 24: Chữ viết của người Ai Cập cổ đại là: 

  • A. Chữ Hán.
  • B. Chữ La-tinh.
  • C. Chữ hình nêm.
  • D. Chữ tượng hình.

Câu 25: Hai nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại đều được hình thành ở: 

  • A. Lưu vực của các con sông lớn.
  • B. Các vùng đồng bằng rộng lớn, màu mỡ.
  • C. Vùng ven biển, đồng bằng nhỏ hẹp,...
  • D. Vùng hoang mạc xa xôi, hẻo lánh.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác