Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 kết nối Bài 23: Dân số và các chủng tộc chính trên thế giới

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử và đạo đức 5 Bài 23: Dân số và các chủng tộc chính trên thế giới sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất là

  • A. Nam Á, Đông Á.
  • B. Đông Nam Á, Đông Á.
  • C. Đông Bắc Hoa Kì, Nam Á.
  • D. Tây Âu và Trung Âu, Tây Phi.

Câu 2: Nam Á, Đông Á là:

  • A. Hai khu vực có mật độ dân số trung bình.
  • B. Hai khu vực không có dân cư sinh sống.
  • C. Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất.
  • D. Hai khu vực có mật độ dân số thấp nhất.

Câu 3: Khu vực nào sau đây có dân cư thưa thớt?

  • A. Đông Nam Á.
  • B. Bắc Á. 
  • C. Tây Âu và Trung Âu.
  • D. Đông Nam Bra-xin.

Câu 4. Đặc điểm dễ phân biệt nhất giữa các chủng tộc chính trên thế giới:

  • A. Bàn tay.
  • B. Lông mày.
  • C. Môi.
  • D. Màu da.

Câu 5: Dựa vào yếu tố nào, người ta phân chia dân cư thế giới thành ba chủng tộc chính?

  • A. Tôn giáo.
  • B. Màu da.
  • C. Ngôn ngữ.
  • D. Giọng nói.

Câu 6: Dân cư phân bố đông đúc ở những khu vực nào sau đây?

  • A.  Hoang mạc.
  • B. Vùng núi
  • C. Gần hai cực.
  • D. Đồng bằng, ven biển.

Câu 7: Khu vực nào của châu Á dưới đây có dân cư phân bố thưa thớt nhất?

  • A. Nam Á.
  • B. Bắc Á.
  • C. Đông Á.
  • D. Đông Nam Á.

Câu 8:  Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực nào sau đây?

  • A. Hoang mạc, miền núi, hải đảo.
  • B. Đồng bằng.
  • C. Ven biển, các con sông lớn.
  • D. Các trục giao thông lớn.

Câu 9: Tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước được thể hiện qua:

  • A. Tổng số dân.
  • B. Mật độ dân số.
  • C. Gia tăng dân số tự nhiên.
  • D. Tháp dân số.

Câu 10. Đặc điểm ngoại hình của chủng tộc Môn-gô-lô-it là:

  • A. Da vàng, tóc vàng.
  • B. Da đen, tóc đen.
  • C. Da vàng, tóc đen.
  • D. Da trắng, tóc xoăn.

Câu 11: Mật độ dân số cho biết: 

  • A. Tổng số dân của một địa.
  • B. Tình hình phân bố dân cư của một địa phương.
  • C. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của một địa phương.
  • D. Số dân nam và số dân nữ của một địa phương.

Câu 12: Những khu vực tập trung đông dân cư là: 

  • A. Đông Á, Đông Nam Á, Bắc Phi.
  • B. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.
  • C. Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì.
  • D. Nam Á, Bắc Á, Bắc Mĩ.

Câu 13: Đâu không phải khu vực dân cư phân bố thưa thớt?

  • A. Bắc Á.
  • B. Bắc Phi.
  • C. Đông Nam Braxin.
  • D. Trung Á.

Câu 14: Đâu không phải là khu vực tập trung đông dân cư trên thế giới?

  • A. Đông Á.
  • B. Nam Á.
  • C. Bắc Phi.
  • D. Đông Bắc Hoa Kì.

Câu 15: Ý nào không phải đặc điểm của người Ô-xtra-lô-it?

  • A. Da nâu.
  • B. Tóc đen.
  • C. Mũi cao. 
  • D. Mắt đen.

Câu 16: Ý nào không phải đặc điểm của người Ơ-rô-pê-ô-it?

  • A. Da trắng.
  • B. Tóc nâu. 
  • C. Mắt nâu.
  • D. Mũi thấp. 

Câu 17: Dân cư thế giới thường tập trung đông đúc ở khu vực địa hình đồng bằng vì:

  • A. Tập trung nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có.
  • B. Thuận lợi cho cư trú, giao lưu phát triển kinh tế.
  • C. Khí hậu mát mẻ, ổn định.
  • D. Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Câu 18: Châu lục tập trung dân cư đông đúc nhất thế giới là

  • A. Châu Âu.
  • B. Châu Á.
  • C. Châu Mĩ.
  • D. Châu Phi.

Câu 19: Dân cư thế giới thường phân bố thưa thớt ở khu vực vùng núi, cao nguyên vì:

  • A. Địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn.
  • B. Địa hình bằng phẳng thuận lợi cho việc sinh sống.
  • C. Khí hậu mát mẻ, ổn định.
  • D. Tập trung nhiều loại khoáng sản.

Câu 20: Nhân tố nào sau đây giúp con người mở rộng phạm vi sinh sống trên Trái Đất?

  • A. Sự phân bố tài nguyên thiên nhiên.
  • B. Tiến bộ khoa học kĩ thuật.
  • C. Sự phát triển của y tế.
  • D. Chính sách phân bố dân cư.

Câu 21: Những tiến bộ về khoa học kĩ thuật có vai trò gì đối với sự phân bố dân cư trên thế giới?

  • A. Thu hẹp phạm vi phân bố dân cư.
  • B. Dân cư phân bố đều khắp trên thế giới.
  • C. Mở rộng phạm vi phân bố dân cư.
  • D. Dân cư chuyển từ đồng bằng lên miền núi sinh sống.

Câu 22: Đâu không phải nguyên nhân làm cho khu vực phía Đông Trung Quốc dân cư tập trung đông hơn phía Tây?

  • A. Là khu vực thượng lưu của các dòng sông.
  • B. Khí hậu ít khắc nghiệt hơn khu vực phía Tây.
  • C. Có các đồng bằng lớn.
  • D. Vị trí nằm giáp biển.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác