Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 kết nối Bài 25: Văn minh Hy Lạp

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử và đạo đức 5 Bài 25: Văn minh Hy Lạp sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hy Lạp và La Mã cổ đại thuộc khu vực nào sau đây?

  • A. Địa Trung Hải.
  • B. Đông Bắc châu Á.
  • C. Đông Bắc châu phi.
  • D. Đông Nam Á.

Câu 2: Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển thủ công nghiệp ở Hy Lạp và La Mã cổ đại là: 

  • A. Có nhiều cảng biển.
  • B. Nhiều đồng cỏ lớn.
  • C. Giàu có khoáng sản.
  • D. Đất đai màu mỡ.

Câu 3: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm dân cư của Hy Lạp và La Mã thời cổ đại?

  • A. Chủ yếu là người La-tinh.
  • B. Đa dạng về tộc người.
  • C. Chủ yếu là người Hê-len.
  • D. Chỉ có một tộc người duy nhất.

Câu 4: Hai ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo ở Hy Lạp và La Mã cổ đại là:

  • A. Nông nghiệp và thương nghiệp.
  • B. Nông nghiệp và thủ công nghiệp.
  • C. Thủ công nghiệp và công nghiệp.
  • D. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Câu 5: Nhà nước thành bang ở Hy Lạp cổ đại theo chế độ nào sau đây?

  • A. Cộng hòa đại nghị.
  • B. Dân chủ chủ nô.
  • C. Quân chủ lập hiến.
  • D. Quân chủ chuyên chế.

Câu 6: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại là: 

  • A. Lãnh chúa và nông nô.
  • B. Địa chủ và nông dân.
  • C. Quý tộc và nô lệ.
  • D. Chủ nô và nô lệ.

Câu 7:  Chữ Quốc ngữ của Việt Nam hiện nay có nguồn gốc từ:

  • A. Chữ Phạn của Ấn Độ.
  • B. Hệ chữ cái La Mã.
  • C. Chữ tượng hình Trung Hoa.
  • D. Hệ chữ cái Hy Lạp.

Câu 8:  Hệ thống chữ La-tinh là thành tựu sáng tạo của cư dân quốc gia cổ đại nào?

  • A. Cư dân La Mã cổ đại.
  • B. Cư dân Hy Lạp cổ đại.
  • C. Cư dân Ấn Độ cổ đại.
  • D. Cư dân A-rập cổ đại.

Câu 9: Một trong những cơ sở dẫn tới sự hình thành của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại là

  • A. Sự tồn tại của thể chế nhà nước quân chủ chuyên chế.
  • B. Sự kế thừa những thành tựu văn minh phương Đông.
  • C. Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước.
  • D. Sự tồn tại của hai giai cấp lãnh chúa và nông nô.

Câu 10. Đền Pác-tê-nông là công trình kiến trúc tiêu biểu của quốc gia cổ đại nào?

  • A. Ai Cập.
  • B. Ấn Độ.
  • C. Hy Lạp.
  • D. La Mã.

Câu 11: Hai bộ sử thi nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại có tên là:

  • A. Rô-mê-ô và Ju-li-ét.
  • B. I-li-át và Ô-đi-xê.
  • C. Ka-li-đa-sa và Sơ-kun-tơ-la.
  • D. Ma-ha-bra-ha-ta và Ra-ma-ya-na.

Câu 12: Hệ thống chữ số La Mã ngày nay chúng ta vẫn đang sử dụng là cống hiến lớn của cư dân quốc gia cổ đại nào?

  • A. Cư dân Trung Quốc cổ đại.
  • B. Cư dân Hy Lạp cổ đại.
  • C. Cư dân La Mã cổ đại.
  • D. Cư dân Ai Cập cổ đại.

Câu 13: Người được mệnh danh là “cha đẻ của y học phương Tây” là: 

  • A. Hi-pô-crát.
  • B. Ptô-lê-mê.
  • C. Tuy-xi đít.
  • D. Pli-ni-út.

Câu 14: Đâu không phải là một đóng góp của Hy Lạp cho nhân loại?

  • A. Chữ viết. 
  • B. Văn học. 
  • C. Sinh vật học
  • D. Khoa học

Câu 15:  Đâu không phải là quốc gia tiếp giáp với Hy Lạp?

  • A. An-ba-ni. 
  • B. Bun-ga-ri. 
  • C. Tây Ban Nha. 
  • D. Thổ Nhĩ Kỳ.

Câu 16: Ý nào không phải là kiến trúc nổi tiếng của Hy Lạp?

  • A. Đền thờ thần Dớt.
  • B. Đền thờ thần A-pô-lô.
  • C. Đền thờ nữ thần rắn. 
  • D. Đền thờ nữ thần Hê-ra.

Câu 17: Ý nào sau đây không phỉa một tác phẩm điêu khắc của Hy Lạp?

  • A. Lực sĩ ném đĩa.
  • B. Thần vẹ nữ Mi-lô. 
  • C. Thần Dớt.
  • D. Nữ thần Tự Do. 

Câu 18: Vì sao thương nghiệp hàng hải phát triển mạnh ở Hy Lạp và La Mã cổ đại?

  • A. Đồng bằng nhỏ hẹp, bị chia cắt.
  • B. Giao thông đường biển thuận lợi.
  • C. Quốc gia chủ yếu là thành thị.
  • D. Nông nghiệp kém phát triển.

Câu 19: Kim loại nào đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cư dân Địa Trung Hải thời cổ đại?

  • A. Đồng.
  • B. Sắt.
  • C. Thiếc.
  • D. Đồng đỏ.

Câu 20: Việc tìm thấy những đồng tiền cổ nhất thế giới của người Hy Lạp và La Mã cổ đại ở châu Á và châu Phi đã thể hiện ý nghĩa nào dưới đây?

  • A. Hoạt động thương mại và lưu thông tiền tệ phát triển.
  • B. Nghề đúc tiền phát triển mạnh ở châu Á và châu Phi.
  • C. Thị quốc hình thành và mở rộng lãnh thổ.
  • D. Thủ công nghiệp ở các thị quốc phát triển mạnh.

Câu 21: Vì sao hiện nay nhân loại tiếp tục duy trì Đại hội thể thao Ô-lim-píc (Olympic)?

  • A. Để phát triển các môn thể thao điền kinh cơ bản
  • B. Đề cao tinh thần hoà bình, đoàn kết các dân tộc.
  • C. Đề cao giá trị văn hoá và tinh thần của Hy Lạp.
  • D. Phát huy nguyên tắc bình đẳng của các dân tộc.

Câu 22: Hai nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại đều được hình thành ở: 

  • A. Lưu vực của các con sông lớn.
  • B. Các vùng đồng bằng rộng lớn, màu mỡ.
  • C. Vùng ven biển, đồng bằng nhỏ hẹp,...
  • D. Vùng hoang mạc xa xôi, hẻo lánh.

Câu 23: Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại tồn tại trong khoảng thời gian nào?

  • A. Cuối thiên niên kỉ III TCN đến năm 476.
  • B. Thế kỉ XXI TCN đến năm 1911.
  • C. Giữa thiên niên kỉ III TCN đến năm 1857.
  • D. Năm 3200 TCN đến năm 30 TCN

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác