Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 9 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ngày 1/5/1930 diễn ra sự kiện gì?

  • A. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam tổ chức mít tinh quy mô lớn.
  • B. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động, thể hiện tình đoàn kết cách mạng với nhân dân lao động thế giới.
  • C. Công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động tổ chức một cuộc mít tinh khổng lồ (2,5 vạn người) ở Quảng trường Đấu Xảo (Hà Nội).
  • D. Lần đầu tiên cờ đỏ sao vàng, cờ đỏ búa liềm xuất hiện trong các cuộc đấu tranh của giai cấp công nông Việt Nam.

Câu 2: Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam có điểm gì mới so với phong trào cách mạng 1930 - 1931?

  • A. Kết hợp hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp với bí mật bất hợp pháp.
  • B. Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra chủ trương cụ thể cho hoàn cảnh mới.
  • C. Diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ dưới nhiều hình thức đấu tranh.
  • D. Là cuộc diễn tập chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Câu 3: Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là:

  • A. tự do và dân chủ.
  • B. độc lập và tự do.
  • C. ruộng đất cho dân cày.
  • D. đoàn kết với cách mạng thế giới.

Câu 4: Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam?

  • A. Kết thúc thời kì phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
  • B. Đưa giai cấp công nhân và nông dân lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
  • C. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
  • D. Chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam.

Câu 5: Tân Việt Cách mạng đảng chủ yếu hoạt động ở đâu?

  • A. Yên Bái.
  • B. Sơn Tây.
  • C. Bắc Kỳ.
  • D. Trung Kỳ.

Câu 6: Mục tiêu đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm 1919 - 1924 chủ yếu là gì?

  • A. Đòi quyền lợi về kinh tế.
  • B. Đòi quyền lợi về chính trị.
  • C. Đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị.
  • D. Chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc.

Câu 7: Ngày 30 – 4 – 1945 diễn ra sự kiện gì?

  • A. Hồng quân Liên Xô tiến vào Béc – lin.
  • B. Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện, chấm dứt chiến tranh ở châu Âu.
  • C. Mỹ thả bom xuống Nhật Bản.
  • D. Nhật Bản thua trận ở châu Á – Thái Bình Dương.

Câu 8: Đức tấn công Liên Xô vào thời gian nào?

  • A. Ngày 1 – 9 – 1939.
  • B. Ngày 22 – 6 – 1940.
  • C. Ngày 22 – 6 – 1941.
  • D. Ngày 3 – 9 – 1939.

Câu 9: Giai cấp tầng lớp nào đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở nhiều nước Đông Nam Á theo con đường dân chủ tư sản?

  • A. Tầng lớp trí thức mới.
  • B. Tầng lớp trí thức.
  • C. Giai cấp tư sản.
  • D. Tầng lớp công nhân.

Câu 10: Sự kiện chấm dứt sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

  • A. Cuộc bạo động lúa gạo.
  • B. Khủng hoảng tài chính 1927.
  • C. Đảng cộng sản Nhật thành lập.
  • D. Trận động đất ở Tô-ky-ô năm 1923.

Câu 11: Vì sao trong thời kì 1918 - 1923, cách mạng diễn ra mạnh mẽ ở Đức?

  • A. Đức là nước bại trận, phải bồi thường chiến tranh và mất hết thuộc địa.
  • B. Đức chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, khủng hoảng và mâu thuẫn xã hội càng sâu sắc.
  • C. Tác động của cách mạng tháng Mười Nga 1917.
  • D. Do tác động của cách mạng tháng Mười Nga 1917 và hậu quả nặng nề của chiến tranh, khủng hoảng và mâu thuẫn xã hội sâu sắc.

Câu 12: Tổng thống Ru-dơ-ven đã làm gì để đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng?

  • A. Thực hiện chính sách mới.
  • B. Giải quyết nạn thất nghiệp.
  • C. Tổ chức lại sản xuất.
  • D. Phục hưng công nghiệp.

Câu 13: Những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong năm 1967 bao gồm:

  • A. Thái Lan, Inđônêxia, Xingapo, Malaixia, Philippin.
  • B. Thái Lan, Mianma, Philippin, Malaysia, Inđônêxia.
  • C. Xingapo, Inđônêxia, Thái Lan, Brunây, Mianma.
  • D. Philippin, Mianma, Inđônêxia, Thái Lan, Xingapo.

Câu 14: Ý nào dưới đây không phải là kết quả cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản Trung quốc và Quốc dân đảng?

  • A. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập.
  • B. Chính quyền Quốc dân đảng bị sụp đổ.
  • C. Quốc dân đảng và Đảng cộng sản thỏa hiệp thành lập một chính phủ chung.
  • D. Lực lượng Quốc dân đảng bị đánh bại, lục địa Trung Quốc được giải phóng.

Câu 15: Câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Phiđen Caxtơrô khi nói về mối quan hệ với Việt Nam năm 1972 là gì?

  • A. “Vì Việt Nam,  Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”.
  • B. “Người  Cuba đang, bước lên con đường mà người anh em Việt Nam đã vạch ra”.
  • C. “Tên tôi là Việt Nam. Tên anh là Việt Nam, tên chúng ta là Việt Nam. Việt Nam -Hồ Chí Minh - Điện Biên Phủ”.
  • D. “Việt Nam - lương tri của thời đại”.

Câu 16: Cuộc đấu tranh của nhân dân  Cuba chống chế độ độc tài Batixta thắng lợi mang lại ý nghĩa gì?

  • A.  Là mốc đánh dấu sự phát triển của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập ở khu vực Mỹ La - tinh.
  • B. Chứng tỏ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới ở khu vực Mỹ La - tinh đã giành thắng lợi hoàn toàn.
  • C. Chứng tỏ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ ở khu vực Mỹ La - tinh đã giành thắng lợi hoàn toàn.
  • D. Là mốc đánh dấu sự phát triển của phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ ở khu vực Mỹ La - tinh.

Câu 17: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại của Mĩ thể hiện tham vọng:

  • A. xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở châu Mĩ.
  • B. xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở châu Á - Thái Bình Dương.
  • C. xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ trên toàn cầu.
  • D. xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở châu Âu.

Câu 18: Chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1945 – 1973 là thực hiện:

  • A. chiến lược toàn cầu.
  • B. chiến lược “Cam kết và mở rộng”.
  • C. chiến lược “Phản ứng linh hoạt”.
  • D. chiến lược “Ngăn đe thực tế”.

Câu 19: Thuận lợi cơ bản nào quyết định sự thắng lợi của kế hoạch 5 năm 1946-1950?

  • A. Sự ủng hộ của nhân dân Xô Viết.
  • B. Nền tảng cơ sở vật chất đã được xây dựng trước chiến tranh.
  • C. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.
  • D. Thắng lợi trong cuộc chiến tranh vệ quốc.

Câu 20: Thành tựu của Liên Xô và Đông Âu trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội có tác động như thế nào đến tham vọng của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Tạo ra sự đối trọng với hệ thống tư bản chủ nghĩa.
  • B. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
  • C. Tạo ra sự cân bằng về sức mạnh quân sự.
  • D. Đưa quan hệ quốc tế trở lại trạng thái cân bằng.

Câu 21: Sự kiện nào được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên cuộc Chiến tranh lạnh?

  • A. Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ (1947).
  • B. Kế hoạch Mác - san (1947).
  • C. Sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (1949).
  • D. Sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Vác – sa – va (1955).

Câu 22: Cuộc chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mĩ chấm dứt vào thời gian nào?

  • A.Tháng 8/1989.
  • B. Tháng 12/1989.
  • C. Tháng 1/1991.
  • D. Tháng 5/1991.

Câu 23: Chiến tranh lạnh tạo nên cục diện căng thẳng ở châu Âu biểu hiện ở điểm nào?

  • A. Sự ra đời các tổ chức kinh tế ở châu Âu.
  • B. Gây nên cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
  • C. Gây ra cuộc nội chiến ở Trung Quốc trong ba năm.
  • D. Sự hình thành hai nhà nước trên lãnh thổ nước Đức.

Câu 24: Bài học kinh nghiệm quan trọng về sự lãnh đạo của Đảng trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?

  • A. Kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang, chớp thời cơ giành chính quyền.
  • B. Nắm bắt tình hình thế giới, đề ra chủ trương phù hợp.
  • C. Tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước rộng rãi.
  • D. Phân hóa và cô lập cao kẻ thù.

Câu 25: Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu nhờ có hoàn cảnh quốc tế nào thuận lợi?

  • A. Hồng quân Liên Xô đánh bại phát xít Đức - đồng minh của phát xít Nhật.
  • B. Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đánh bại phát xít Đức - Nhật.
  • C. Liên Xô đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật Bản.
  • D. Nhờ có sự giúp đỡ của Liên Xô.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác