Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 9 Chân trời bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam vì đã chấm dứt:

  • A. vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản.
  • B. thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
  • C. vai trò lãnh đạo của giai cấp phong kiến Việt Nam.
  • D. hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.

Câu 2: Cương lĩnh chính trị (2-1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là:

  • A. Nông dân. 
  • B. Tư sản dân tộc.
  • C. Công nhân. 
  • D. Tiểu tư sản trí thức.

Câu 3: Vấn đề ruộng đất cho dân cày đã được khẳng định lần đầu tiên trong văn kiện nào của Đảng?

  • A. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ I.
  • B. Cương lĩnh chính trị đầu tiên.
  • C. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10/1930.
  • D. Luận cương chính trị.

Câu 4: Nguyễn Ái Quốc đóng vai trò như thế nào tại hội nghị thành lập Đảng (1/1930)? 

  • A. Chủ trì và thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
  • B. Chủ trì hội nghị thành lập Đảng.
  • C. Tham gia hội nghị với tư cách đại biểu của Quốc tế cộng sản.
  • D. Là đại biểu của một trong các tổ chức cộng sản của Việt Nam.

Câu 5: Lực lượng cách mạng chủ yếu được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng bao gồm:

  • A. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức.
  • B. Công nhân, nông dân, trung và tiểu địa chủ.
  • C. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc.
  • D. Công nhân, nông dân, tư sản.

Câu 6: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa:

  • A. chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân.
  • B. tư tưởng Nguyễn Ái Quốc với chủ nghĩa Mác- Lênin.
  • C. chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
  • D. chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào yêu nước, phong trào vô sản hóa.

Câu 7: Ý nào phản ánh chưa đúng về đóng góp của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam đầu 1930?

  • A. Soạn thảo Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng.
  • B. Tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lênin cho những người cộng sản Việt Nam.
  • C. Là người tổ chức hội nghị thống nhất các tổ chức Cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • D. Chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 8: Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là:

  • A. tự do và dân chủ.
  • B. độc lập và tự do.
  • C. ruộng đất cho dân cày.
  • D. đoàn kết với cách mạng thế giới.

Câu 9: Đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam là ý nghĩa của sự kiện lịch sử nào?

  • A. Thành Lập Đông Dương Cộng sản đảng.
  • B. Thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
  • C. Thành lập An Nam Cộng sản đảng.
  • D. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 10: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là:

  • A. sự vận dụng nguyên vẹn chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh thực tế Việt Nam.
  • B. sự vận dụng linh hoạt tư tưởng dân chủ tư sản vào hoàn cảnh thực tế Việt Nam.
  • C. sự vận dụng sáng tạo tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn Việt Nam.
  • D. sự vận dụng sáng tạo tư tưởng dân chủ cộng hoà vào hoàn cảnh thực tế Việt Nam.

Câu 11: Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp vào năm nào?

  • A. Năm 1915.
  • B. Năm 1917.
  • C. Năm 1916.
  • D. Năm 1920.

Câu 12: Năm 1919, Nguyễn Tất Thành tham gia hoạt động của:

  • A. Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • B. Hội những người yêu nước tại Pháp.
  • C. Đảng Cộng sản Pháp.
  • D. Đảng Xã hội Pháp.

Câu 13: Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên vào thời gian nào?

  • A. Năm 1923.
  • B. Năm 1926.
  • C. Năm 1925.
  • D. Năm 1927.

Câu 14: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo gồm các văn kiện nào?

  • A. Chính cương vắn tắt và Điều lệ vắn tắt.
  • B. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt.
  • C. Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt.
  • D. Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt và Lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc.

Câu 15: Tháng 6 – 1919, Nguyễn Tất Thành gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam tới đâu?

  • A. Hội liên hiệp thuộc địa.
  • B. Hội nghị Véc – xai.
  • C. Hội đồng Quốc tế Nông dân.
  • D. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.

Câu 16: Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra ở đâu?

  • A. Hương Cảng (Trung Quốc).
  • B. Tuyên Quang (Việt Nam).
  • C. Hà Nội (Việt Nam).
  • D. Quảng Châu (Trung Quốc).

Câu 17: Tháng 10 – 1923, Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Hội nghị Quốc tế Nông dân khi đang ở đâu?

  • A. Pháp.
  • B. Liên Xô.
  • C. Cu ba.
  • D. Trung Quốc.

Câu 18: Từ năm 1919- 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở các nước nào?

  • A. Pháp, Thái Lan, Trung Quốc.
  • B. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan. 
  • C. Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.
  • D. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.

Câu 19: Đông Dương Cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào thời gian nào?

  • A. Ngày 20 – 2 – 1931.
  • B. Ngày 24 – 2 – 1931.
  • C. Ngày 21 – 2 – 1930.
  • D. Ngày 24 – 2 – 1930.

Câu 20: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) có điểm gì tương đồng với Luận cương chính trị (10/1930)?

  • A. Cách mạng phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng dân chủ tư sản.
  • B. Nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng là Đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo.
  • C. Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đế quốc trước, đánh phong kiến sau.
  • D. Lực lượng của cách mạng có giai cấp công nhân và giai cấp nông nhân.

Câu 21: Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam?

  • A. Kết thúc thời kì phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
  • B. Đưa giai cấp công nhân và nông dân lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
  • C. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
  • D. Chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam.

Câu 22: Việc ba tổ chức cộng sản có sự chia rẽ, sau đó được hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) để lại kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam?

  • A. Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc.
  • B. Xây dựng mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi.
  • C. Kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
  • D. Luôn chú trọng đấu tranh chống tư tưởng cục bộ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác