Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 9 Chân trời bài 1: Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo bài 1: Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945 có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về tình hình nước Nga xô viết trước khi Liên Xô thành lập (1918 – 1922)?

  • A. Năm 1918, xảy ra nội chiến, sự chống phá của quân Bạch vệ, sự can thiệp của các nước đế quốc.
  • B. Tháng 3/1921, Đảng Bôn-sê-vích thực hiện Chính sách kinh tế mới (Lê-nin) khởi xướng.
  • C. Cuối năm 1921, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) thành lập, gồm Nga, Bê-lô-rút-xi-a, U-crai-na, Cộng hòa Ngoại Cáp-ca-đơ.
  • D. Năm 1919, chính quyền Xô viết thực hiện chính sách cộng sản thời chiến. 

Câu 2: Sự kiện nào quan trọng nhất trong giai đoạn 1918 - 1922 của lịch sử nước Nga?

  • A. Đảng Bôn-sê-vích thực hiện Chính sách kinh tế mới (Lê-nin) khởi xướng.
  • B. Chính quyền Xô viết thực hiện chính sách cộng sản thời chiến.
  • C. Cuộc chiến đấu chống thù trong giặc ngoài cơ bản kết thúc thắng lợi. 
  • D. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) thành lập.

Câu 3: Đâu không phải là một trong nước cộng hòa đầu tiên của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết??

  • A. Nga.
  • B. Bê-lô-rút-xi-a.
  • C. U-crai-na. 
  • D. Ka-zắc-xtan.

Câu 4: Vì sao Liên Xô tạm ngừng việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba?

  • A. Liên Xô tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
  • B. Tồn tại nhiều hạn chế trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội không thể khắc phục được.
  • C. Gặp phải sự chống phá và can thiệp của các nước đế quốc.
  • D. Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu thế giới. 

Câu 5: Áp phích dưới đây thể hiện thành tựu nào của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội?

A person and person in a car

Description automatically generated

  • A. Thành tựu về nông nghiệp (tập thể hóa nông nghiệp với hình thức nông trang tập thể).
  • B. Thành tựu về giáo dục (xóa bỏ nạn mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học trên toàn quốc). 
  • C. Thành tựu về xã hội (thành lập khối liên minh công – nông vững chắc). 
  • D. Thành tựu về xã hội (xây dựng thành công nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa). 

Câu 6: Tượng công – nông liên minh (1936) tượng trưng cho điều gì?

tuong dai "Cong Nong" | Tượng đài "Công nông" được coi là bi… | Flickr

  • A. Đánh dấu sự thành lập khối liên minh công – nông vững chắc – nền tảng của xã hội chủ nghĩa Xô viết.
  • B. Sự lớn mạnh của nước Nga – Xô viết giai đoạn 1918 – 1945.
  • C. Sự thành công và lớn mạnh trong tập thể hóa nông nghiệp.
  • D. Các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, khối liên minh công – nông phát triển lớn mạnh. 

Câu 7: Năm 1917, sau Cách mạng tháng Mười Nga thành công, người có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Nhà nước Liên Xô đồng thời cũng bị phê phán về một số sai lầm trong thời gian cầm quyền là:

  • A. G. Xta-lin.
  • B. L. Tờ-rốt-xkít.
  • C. V.I. Lê-nin.
  • D. Nga hoàng Ni-cô-lai II.

Câu 8: Thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) trong bối cảnh nước Nga lúc bấy giờ tất yếu xuất hiện:

  • A. Các thành phần kinh tế ngoài nhà nước. 
  • B. Sự tồn tại của một cơ cấu kinh tế ba thành phần.
  • C. Chủ nghĩa tư bản tư nhân. 
  • D. Các thành phần kinh tế và tính chất đan xen phức tạp của nó.

Câu 9: Nội dung nào không đúng khi nhận định về Chính sách kinh tế mới (NEP)?

  • A. Là chính sách đúng đắn của Nhà nước vô sản trong thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, bảo đảm liên minh vững chắc về kinh tế và chính trị của giai cấp vô sản với giai cấp nông dân.
  • B. NEP là sự phát triển quan hệ hàng hóa tiền tệ, kinh tế thị trường, thực hiện sự trao đổi giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp.
  • C. NEP thay đổi chính sách thuế lương thực thành chính sách trưng thu lương thực.
  • D. Là một cống hiến lớn lao của V.I. Lê-nin vào lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội khoa học.

Câu 10: Tình hình nước Nga Xô viết năm 1918 như thế nào?

  • A. Chiến tranh phá hủy nền kinh tế Nga. Xảy ra nội chiến, sự chống phá của quân Bạch vệ, sự can thiệp của các nước đế quốc.
  • B. Chính quyền Xô viết thực hiện chính sách cộng sản thời chiến.
  • C. Cuộc chiến đấu chống thù trong giặc ngoài cơ bản kết thúc thắng lợi. 
  • D. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) thành lập.

Câu 11: Chính sách kinh tế mới còn gọi là:

  • A. WEF.
  • B. APEC.
  • C. OECD.
  • D. NEP. 

Câu 12: Trong năm 1919, tình hình nước Nga Xô viết có điểm gì nổi bật?

  • A. Là thời kì hòa bình, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh khó khăn.
  • B. Nông nghiệp, công nghiệp lùi về mức thấp hơn so với trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, thương mại bế tắc.
  • C. Chính quyền Xô viết thực hiện chính sách cộng sản thời chiến.
  • D. Xảy ra nội chiến, sự chống phá của quân Bạch vệ, sự can thiệp của các nước đế quốc.

Câu 13: Nội dung của Chính sách kinh tế mới trên lĩnh vực nông nghiệp là:

  • A. Áp dụng biện pháp miễn trừ và giảm thuế nông nghiệp. 
  • B. Bãi bỏ chế độ trưng thu, trưng mua lương thực, thay bằng chế độ thu thuế.
  • C. Tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp và khai khẩn đất hoang.
  • D. Ban hành những quy định quản lí ruộng đất hiện đại.

Câu 14: Năm 1921, nước Nga Xô viết diễn ra sự kiện quan trọng nào?

  • A. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) thành lập.
  • B. Chính quyền Xô viết thực hiện chính sách cộng sản thời chiến.
  • C. Cuộc chiến đấu chống thù trong giặc ngoài cơ bản kết thúc thắng lợi
  • D. Đảng Bôn-sê-vích thực hiện Chính sách kinh tế mới (Lê-nin) khởi xướng.

Câu 15: Liên Xô hoàn thành khôi phục kinh tế vào:

  • A. Tháng 3/1921.
  • B. Tháng 12/1925.
  • C. Tháng 4/1918. 
  • D. Tháng 12/1920.

Câu 16: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) thành lập, gồm:

  • A. U-crai-na, Cộng hòa Ngoại Cáp-ca-đơ.
  • B. Nga, Bê-lô-rút-xi-a, U-crai-na.
  • C. Nga, Bê-lô-rút-xi-a, U-crai-na, Cộng hòa Ngoại Cáp-ca-đơ.
  • D. Nga và Cộng hòa Ngoại Cáp-ca-đơ.

Câu 17: Đường lối và nhiệm vụ cơ bản của Đại hội lần thứ XIV – Đảng Bôn-sê-vích là: 

  • A. Thực hiện chủ nghĩa tư bản công nghiệp. 
  • B. Phát triển công nghiệp nhẹ.
  • C. Đưa Liên Xô trở thành nước nông nghiệp.
  • D. Xóa bỏ hoàn toàn nền kinh tế nông nghiệp nhỏ, chuyển sang nền kinh tế tập thể lớn.

Câu 18: Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất diễn ra vào giai đoạn nào?

  • A. 1933 - 1937.
  • B. 1928 - 1933.
  • C. 1935 - 1940. 
  • D. 1930 - 1936.

Câu 19: Sau các kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, 5 năm lần thứ hai, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp:

  • A. Đứng đầu châu Âu. 
  • B. Đứng đầu trên thế giới. 
  • C. Đứng thứ hai trên thế giới (sau Anh).
  • D. Đứng thứ hai ở châu Âu. 

Câu 20: Thành tựu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trên lĩnh vực công nghiệp là:

  • A. Công nghiệp nặng của Liên Xô đứng thứ hai châu Âu.
  • B. Công nghiệp nhẹ của Liên Xô đứng đầu trên thế giới. 
  • C. Công nghiệp nặng của Liên Xô đứng thứ hai trên thế giới.
  • D. Công nghiệp nhẹ của Liên Xô đứng đầu châu Âu. 

Câu 21: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu dưới đây

     Năm 1922, Liên Xô thành lập, trong đó Nga và………………. là hai nước đóng vai trò quan trọng hàng đầu.

  • A. U-crai-na.
  • B. Bê-lô-rút-xi-a.
  • C. Cộng hòa ngoại Cáp-ca-đơ.
  • D. Cộng hòa Ka-dắc-xtan.

Câu 22: Hình ảnh búa liềm, ngôi sao vàng trên lá cờ với màu đỏ tượng trưng cho cách mạng thể hiện điều gì?

  • A. Sự đoàn kết công – nông và Hồng quân Liên Xô, một thời kí ức lịch sử vinh quang của nước Nga Xô viết giai đoạn 1918 – 1945.
  • B. Sự lớn mạnh của nước Nga Xô viết giai đoạn 1918 – 1945.
  • C. Cuộc chiến tranh vệ quốc kết thúc thắng lợi.
  • D. Một thời kí ức lịch sử đầy tự hào của nước Nga Xô viết sau khi thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1928 – 1937). 

Câu 23: Trong quá trình đổi mới, Đảng ta đã vận dụng, phát triển sáng tạo Chính sách kinh tế mới (NEP) của V.I. Lê-nin như thế nào?

  • A. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta.
  • B. Hoàn thiện đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
  • C. Bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị trường.
  • D. Nhà nước đóng vai trò định hướng xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác