Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 9 Chân trời bài 23: Công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo bài 23: Công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong nhiệm kì 2020 – 2021, Việt Nam không đảm nhiệm trọng trách quan trọng của tổ chức nào?

  • A. Chủ tịch ASEAN.
  • B. Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
  • C. Chủ tịch AIPA – 41.
  • D. Liên minh châu Âu.

Câu 2: Đâu không phải là nội dung cơ bản trong công cuộc Đổi mới của Việt Nam giai đoạn từ 1991 – 1995?

  • A. Đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
  • B. Mở cửa thị trường và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
  • C. Vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội.
  • D. Phá thế bị bao vây, cô lập.

Câu 3: Chính sách nào đã giúp Việt Nam thu hút vốn đầu tư nước ngoài và mở rộng thị trường xuất khẩu?

  • A. Chính sách về giáo dục miễn phí.
  • B. Chính sách giảm nghèo.
  • C. Chính sách Đổi mới kinh tế.
  • D. Chính sách bảo vệ môi trường.

Câu 4: Tổ chức nào đã vinh danh Việt Nam là quốc gia có thành tích nổi bật trong xóa đói giảm nghèo (2013)?

  • A. Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO).
  • B. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
  • C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
  • D. Tổ chức Liên Hợp quốc (UN).

Câu 5: Năm 2005, Việt Nam đứng đầu thế giới về:

  • A. Xuất khẩu gạo.
  • B. Xuất khẩu cà phê.
  • C. Xuất khẩu cao su.
  • D. Xuất khẩu hạt tiêu.

Câu 6: Đâu không phải là một trong những lợi ích của Việt Nam từ việc tham gia các Hiệp định Thương mại Quốc tế?

  • A. Tăng cường quan hệ ngoại giao.
  • B. Mở rộng thị trường xuất khẩu.
  • C. Tăng cường hợp tác kinh tế với các quốc gia khác.
  • D. Giảm sự phụ thuộc vào một số thị trường chính.

Câu 7: Trong thập kỷ gần đây, chính sách nào đã được thúc đẩy để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân?

  • A. Chính sách giảm nghèo.
  • B. Chính sách mở cửa thị trường.
  • C. Chính sách tăng thuế.
  • D. Chính sách phát triển công nghiệp.

Câu 8: Thành công lớn của ngoại giao Việt Nam trong năm 1995 là gì?

  • A. Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN.
  • B. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc.
  • C. Việt Nam gia nhập WTO.
  • D. Việt Nam gia nhập diễn đàn kinh tế Á - Âu.

Câu 9: Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

  • A. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.
  • B. Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật.
  • C. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm.
  • D. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.

Câu 10: Chính sách nào đã giúp cải thiện hạ tầng và dịch vụ công cộng ở các thành phố lớn?

  • A. Chính sách phát triển nông nghiệp.
  • B. Chính sách đô thị hóa.
  • C. Chính sách bảo vệ môi trường.
  • D. Chính sách phát triển du lịch.

Câu 11: GDP Việt Nam năm 2019 gấp bao nhiêu lần năm 2001?

  • A. 15,2 lần.
  • B. 12,5 lần.
  • C. 25,2 lần.
  • D. 12,2 lần.

Câu 12: Việt Nam gia nhập nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập trung bình thấp năm nào?

  • A. Năm 2001.
  • B. Năm 2005.
  • C. Năm 2007.
  • D. Năm 2008.

Câu 13: Ngành nào trở thành ngành kinh tế chủ lực của đất nước (2020)?

  • A. Ngành công nghiệp và dịch vụ.
  • B. Ngành công nghiệp thủ công.
  • C. Ngành du lịch.
  • D. Ngành công nghệ máy tính.

Câu 14: Sự kiện quan trọng nào giúp Việt Nam mở ra giai đoạn hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới?

  • A. Tham gia ASEAN.
  • B. Tham gia Tổ chức Thương mại thế giới.
  • C. Tham gia Liên hợp quốc.
  • D. Tham gia APEC.

Câu 15: Việt Nam kí hiệp định thương mại với Mỹ năm nào?

  • A. Năm 1993.
  • B. năm 1995.
  • C. Năm 2001.
  • D. Năm 2007.

Câu 16: Nhiệm vụ chiến lược của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam từ sau năm 1991 đến nay là gì?

  • A. Đổi mới, phát triển và hội nhập.
  • B. Xây dựng cơ chế quản lí quan liêu, bao cấp.
  • C. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
  • D. Thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.

Câu 17: Đến năm 2020, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với bao nhiêu quốc gia trên thế giới?

  • A. 188 quốc gia.
  • B. 198 quốc gia.
  • C. 193 quốc gia.
  • D. 189 quốc gia.

Câu 18: Năm 1995, diễn ra sự kiện gì gắn với chính sách đối ngoại của Đảng ta trong thời kì đổi mới?

  • A. Việt Nam và Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
  • B. Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
  • C. Việt Nam trở thành thành viên của Liên hiệp quốc.
  • D. Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước EU.

Câu 19: Năm 2019, GDP/ người của Việt Nam là:

  • A. 3 650 USD.
  • B. 2 174 USD.
  • C. 2 714 USD.
  • D. 3 560 USD.

Câu 20: Cả nước đạt chuẩn quốc gia xóa nạn mù chữ và phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm nào?

  • A. Năm 2008.
  • B. Năm 2010.
  • C. Năm 2012.
  • D. Năm 2015.

Câu 21: Lĩnh vực nào được coi là "động lực" chính trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam?

  • A. Nông nghiệp.
  • B. Công nghiệp.
  • C. Dịch vụ.
  • D. Du lịch.

Câu 22: Năm 2020, Việt Nam đạt được thành tựu nào quan trọng trong lĩnh vực kinh tế?

  • A. Tăng trưởng GDP cao nhất khu vực.
  • B. Tăng cường xuất khẩu hàng hóa.
  • C. Giảm tỷ lệ thất nghiệp.
  • D. Tăng cường đầu tư hạ tầng.

Câu 23: Đại hội nào của Đảng có chủ trương tạo nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại?

  • A. Đại hội VI (1986).
  • B. Đại hội VIII (1996).
  • C. Đại hội V (1982).
  • D. Đại hội IX (2001).

Câu 24: Năm nào Việt Nam trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc?

  • A. 2008.
  • B. 2010.
  • C. 2015.
  • D. 2020.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác