Lý thuyết trọng tâm Lịch sử 9 Chân trời bài 23: Công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo bài 23: Công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Chương 6 VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

BÀI 23: CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

I. Mục tiêu bài học 

Chỉ ra được những thành tựu tiêu biểu (trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, quốc phòng, an ninh,...) của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1991 đến nay.

II. Bài học 

1. Thành tựu về kinh tế

- Từ năm 1991, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng bền vững với quy mô ngày càng mở rộng. GDP năm 2019 gấp 12,5 lần so với năm 2001 và GDP bình quân đầu người đạt 2.714 USD, gấp 15 lần so với năm 1990. Từ năm 2008, Việt Nam đã ra khỏi nhóm thu nhập thấp và gia nhập nhóm thu nhập trung bình thấp.

- Công nghiệp và dịch vụ đã phát triển mạnh, trở thành ngành kinh tế chủ lực, chiếm khoảng 70% GDP năm 2020. Kinh tế nông nghiệp cũng liên tục phát triển, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và ổn định cuộc sống người dân. 

- Việt Nam hiện đang trở thành một trong những nền kinh tế hội nhập toàn diện nhất thế giới, với việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007 là một sự kiện quan trọng, mở ra giai đoạn hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu.

2. Thành tựu về chính trị

- Sau gần 30 năm Đổi mới, Việt Nam đã duy trì độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đạt nhiều kết quả quan trọng, bao gồm:

+ Tạo dựng liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân, nông dân và trí thức.

+ Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và nhân dân.

+ Củng cố quyền lực nhà nước theo nguyên tắc "kiểm soát quyền lực".

- Tính đến năm 2020, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia và vùng lãnh thổ, xây dựng quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với 30 nước, bao gồm 5 nước trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. 

- Trong năm 2020, Việt Nam cũng đảm nhận nhiều trọng trách quốc tế quan trọng như Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA-41 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

3. Thành tựu văn hóa - xã hội

- Đời sống của người dân ổn định và nâng cao. GDP bình quân đầu người năm 2019 đạt 2 714 USD, gấp gần 20 lần so với năm 1991.

- Năm 2020, Việt Nam trở thành một trong 52 quốc gia có chỉ số phát triển con người cao. Quy mô giáo dục phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao.

4. Thành tựu quốc phòng, an ninh

- Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là thành tựu cơ bản nhất của Việt Nam. 

- Vấn đề an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an toàn cho các sự kiện chính trị quan trọng tổ chức tại Việt Nam được đảm bảo. 

- Năm 2023, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia cải thiện thứ hạng về chỉ số hoà bình, tăng 4 hạng lên vị trí 41/163 quốc gia và vùng lãnh thổ. 

- Nền quốc phòng được hiện đại hoá, năng lực chiến đấu của quân đội được nâng cao. Xây dựng thành công cơ chế hợp tác quốc phòng, an ninh đa phương.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Lịch sử 9 CTST bài 23: Công cuộc Đổi mới từ năm, kiến thức trọng tâm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo bài 23: Công cuộc Đổi mới từ năm, Ôn tập Lịch sử 9 chân trời sáng tạo bài 23: Công cuộc Đổi mới từ năm

Bình luận

Giải bài tập những môn khác