Đáp án Lịch sử 9 chân trời Bài 23: Công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay

Đáp án Bài 23: Công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Lịch sử 9 chân trời dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 23. CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

MỞ ĐẦU

CH: Từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Việt Nam bắt đầu đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoa, quốc phòng, an ninh,... Đất nước phát triển, đời sống nhân dân bình yên, hạnh phúc. Đó là những thành quả ngọt ngào mà công cuộc Đổi mới mang lại. Từ năm 1991 đến nay, công cuộc Đổi mới tiếp tục diễn ra như thế nào và đạt được những thành tựu tiêu biểu gì?

Đáp án chuẩn: 

Giai đoạn 1991 - 1995: Đất nước dần dần ra khỏi tình trạng trì trệ, suy thoái. Nền kinh tế tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng: đã khắc phục được tình trạng trì trệ, suy thoái, tốc độ tăng trưởng đạt tương đối cao, liên tục và toàn diện, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều vượt mức: GDP bình quân tăng 8,2%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,3%/năm; ...

Giai đoạn 1996 - 2000: Đây là giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan trọng của kinh tế thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặc dù cùng chịu tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực (giai đoạn 1997 - 1999) và thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp, đặt nền kinh tế nước ta trước những thử thách khốc liệt, tuy nhiên, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. 

Giai đoạn 2001 - 2005: Sự nghiệp đổi mới ở giai đoạn này đi vào chiều sâu, việc triển khai Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 và Kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 mà Đại hội IX của Đảng thông qua đã đạt được những kết quả nhất định. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, theo hướng tích cực, năm sau cao hơn năm trước. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2005, Việt Nam đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu hạt tiêu; đứng thứ hai về các mặt hàng gạo, cà phê, hạt điều; thứ 4 về cao su;… Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì, bảo đảm sự ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh, bước đầu phát huy được nhiều lợi thế của đất nước, của từng vùng và từng ngành; cải cách thể chế kinh tế, từng bước hoàn thiện các cơ chế chính sách quản lý và hệ thống điều hành; ...

Giai đoạn 2006 - 2010: Nền kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, từ nhóm nước thu thập thấp đã trở thành nước có thu nhập trung bình (thấp). GDP bình quân 5 năm đạt 7%. Mặc dù bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (từ cuối năm 2008), nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn đạt cao. 

Trong năm 2011 đến nay, mặc dù sự phục hồi kinh tế sau khủng hoảng tài chính toàn cầu còn rất chậm nhưng vẫn được đánh giá cao hơn bình quân các nước trong khu vực. Nhìn chung, các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá, trong đó sự phát triển ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đã bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; sản phẩm công nghiệp phát triển ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại, chất lượng được cải thiện, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo đảm cung cầu của nền kinh tế, giữ vững thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu; chú trọng đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao; khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng ổn định.

1. Thành tựu kinh tế

CH: Dựa vào các tư liệu 23.2, 23.3 và thông tin trong bài, hãy trình bày từ năm 1991 đến nay nền kinh tế của Việt Nam từng bước phát triển theo hướng hiện đại hóa như thế nào?

Đáp án chuẩn: 

Nền kinh tế tăng trưởn bền vững với quy mô ngày càng mở rộng. Từ năm 2008, Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập thấp để gia nhập nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập trung bình thấp. 

Công nghiệp – dịch vụ tăng trưởng mạnh, trở thành ngành kinh tế chủ lực của đất nước, chiếm 70% tỉ trọng GDP (2020).

Tham gia Tổ chức thương mại Thế giới WTO vào 2007, mở ra giai đoạn hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.

2. Thành tựu về chính trị

CH: Hãy nêu các biểu hiện cho thấy Việt Nam đạt được sự ổn định chính trị và nâng cao uy tín trên trường quốc tế. Em có nhận xét gì về nguyên tắc “kiểm soát quyền lực" được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013?

Đáp án chuẩn: 

- Xây dựng nền tảng vững chắc liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức 

- Nguyên tắc “kiểm soát quyền lực” 

- Thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 nước (2020)

- Xây dựng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 30 nước

- Đảm nhận các trọng trách quốc tế quan trọng: Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA-41, Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2020 – 2021 

Nguyên tắc “kiểm soát quyền lực" được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013: 

+ Khẳng định chủ quyền của nhân dân: Hiến pháp 2013 khẳng định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. 

+ Đảm bảo sự phân công, phối hợp, cân bằng quyền lực: Hiến pháp quy định rõ ràng về sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, Tòa án Nhân dân, Viện kiểm sát Nhân dân) thông qua các cơ chế kiểm soát quyền lực, đảm bảo sự cân bằng giữa các ngành quyền.

+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà nước: Việc kiểm soát quyền lực giúp phát hiện, ngăn chặn và sửa chữa sai sót, hạn chế lạm quyền, tham nhũng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà nước.

3. Thành tựu văn hoá – xã hội 

CH: Hãy nêu những thành tựu tiêu biểu nhất trong lĩnh vực văn hóa – xã hội ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay.

Đáp án chuẩn: 

- Đời sống nhân dân ổn định và nâng cao 

- Quy mô giáo dục phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng từ 62,4 tuổi năm 1991 lên 73,6 tuổi năm 2020.

- Hệ thống cơ sở y tế được phát triển rộng khắp, trang thiết bị y tế được hiện đại hóa.

- Nền văn hóa Việt Nam được giữ gìn và phát huy, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới. 

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 58,1% năm 1993 xuống 2,75% năm 2020.

- Bình đẳng giới được thúc đẩy, vai trò của phụ nữ được nâng cao.

4. Thành tựu về quốc phòng – an ninh

CH: Công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã đem đến những thành tựu tiêu biểu nào trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh?

Đáp án chuẩn: 

- Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyên và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc 

- Bảo đảm an toàn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cho các sự kiện chính trị quan trọng 

- Chỉ số hoà bình tăng 4 hạng lên vị trí 41/163

- Nền quốc phòng được hiện đại hoá, nâng cao

- Xây dựng thành công hợp tác quốc phòng, an ninh đa phương 

LUYỆN TẬP 

CH: Hãy lập bảng tóm tắt những thành tựu tiêu biểu của Việt Nam từ năm 1991 đến nay.

Đáp án chuẩn: 

Lĩnh vực

Thành tựu

Kinh tế

- Tăng trưởng GDP: GDP bình quân đầu người tăng từ 200 USD năm 1991 lên 3.500 USD năm 2023.

- Cơ cấu kinh tế: Chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Thu hút đầu tư: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bình quân đạt 17-18 tỷ USD/năm.

- Xuất nhập khẩu: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng mạnh.

Chính trị

- Xây dựng nền tảng vững chắc liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức

- Nguyên tắc “kiểm soát quyền lực”

- Thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 nước (2020)

- Xây dựng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 30 nước

- Đảm nhận các trọng trách quốc tế quan trọng: Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA-41, ...

Văn hoá – xã hội

- Giáo dục: Tỷ lệ biết chữ tăng từ 85% năm 1991 lên 97,5% năm 2020.

- Y tế: Tuổi thọ trung bình tăng từ 62,4 tuổi năm 1991 lên 73,6 tuổi năm 2020.

- Giảm nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 58,1% năm 1993 xuống 2,75% năm 2020.

- An sinh xã hội: Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện tốt, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt.

- Đời sống nhân dân ổn định và nâng cao

- Quy mô giáo dục phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao

- Hệ thống cơ sở y tế được phát triển rộng khắp, trang thiết bị y tế được hiện đại hóa.

- Nền văn hóa Việt Nam được giữ gìn và phát huy, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới. 

 

VẬN DỤNG 

CH: Hãy sưu tầm những thành tựu trong công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1991 đến nay địa phương nơi em sinh sống. Chọn và giới thiệu một thành tựu tiêu biểu nhất.

Đáp án chuẩn: 

Phát triển đô thị: Hà Nội đã mở rộng diện tích từ 921 km² năm 1991 lên 3.359 km² năm 2023. Hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật được đầu tư phát triển mạnh mẽ. Chất lượng môi trường được cải thiện rõ rệt.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác