Đáp án Lịch sử 9 chân trời Bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 - 1939

Đáp án Bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 - 1939. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Lịch sử 9 chân trời dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 7. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM THỜI KỲ 1930 – 1939

MỞ ĐẦU

CH: Bức tranh vẽ cuộc biểu tình của nông dân ngày 12-9-1930 ở Nghệ An và bức ảnh chụp cuộc mít tinh ngày 1-5 – 1938 của đông đảo quần chúng nhân dân ở Hà Nội đã phản ánh hai sự kiện tiêu biểu trong phong trào cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 – 1931 và 1936 – 1939. Vậy, những nét chủ yếu của phong trào cách mạng đó là gì? Phong trào đã diễn ra như thế nào?

Đáp án chuẩn: 

Tháng 5/1930, phong trào của công nhân phát triển thành cao trào. Ngày 1 – 5 – 1930 lần đầu tiên nhân dân Việt Nam kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động. Khắp nơi diễn ra các hình thức đấu tranh để kỉ niệm như mít tinh, biểu tình, bãi công, bãi khoá, bãi thị, treo cờ đỏ búa liềm, rải truyền đơn, căng khẩu hiệu… 

Cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 của nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An) kéo đến huyện lị, phá nhà lao, đốt huyện đường, vậy lính khố xanh, ủng hộ cuộc bãi công của công nhân Bến Thuỷ.

=> Phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản tổ chức và lãnh đạo. Đó là một phong trào cách mạng triệt để, diễn ra trên quy mô rộng lớn, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt. Đây là một bước phát triển nhảy vọt về chất so với những phong trào yêu nước trước kia.

1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh 

CH: Dựa vào lược đồ 7.3, tư liệu 7.4 và thông tin trong bài, hãy trình bày những nét chính của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh. Tại sao Xô viết Nghệ - Tĩnh lại được coi là đỉnh cao của phong trào cách mạng giai đoạn 1930-1931?

Đáp án chuẩn: 

– Trong các tháng 9 và 10 – 1930, trước khí thế cách mạng của quần chúng, bộ máy chính quyền địch ở nhiều nơi tan rã.

– Tại Nghệ An, Xô viết ra đời tháng 9/1930. 

+ Về chính trị: Nông hội không thừa nhận bộ máy chính quyền của thực dân, phong kiến và những luật lệ do chúng đặt ra để kìm kẹp, bóc lột nhân dân, thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân như tự do hội họp, tự do đi học, nam nữ bình quyền...

+ Về kinh tế: Chia ruộng đất công, tiền, lúa công cho dân cày nghèo, bãi bỏ các thứ thuế vô  lý; chú trọng đắp đê phòng lụt, tư sửa cầu cống, đường giao thông; tổ chức giúp đỡ nhau sản xuất.

+ Về văn hóa - xã hội: bài trừ các hủ tục lạc hậu, cấm hút thuốc phiện, uống rượu, đánh bạc… giáo dục, trừng trị bọn lưu manh trộm cắp, mở những lớp dạy chữ quốc ngữ, tổ chức nhân dân giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng nếp sống mới

– Xô viết Nghệ – Tĩnh là mẫu hình chính quyền cách mạng đầu tiên ở Việt Nam, một chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân. Các Xô viết được thành lập và thực thi những chính sách tiến bộ chứng tỏ rằng Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931.

2. Phong trào dân chủ 1936 – 1939

CH: Dựa vào thông tin trong bài, hãy xây dựng một đường thời gian về diễn biến chính của phong trào dân chủ giai đoạn 1936-1939. Đọc tư liệu 7.8 và thông tin trong bài, hãy rút ra ý nghĩa của phong trào. 

Những bằng chứng lịch sử nào cho thấy phong trào đã huy động thành công sức mạnh của đông đảo quần chúng nhân dân?

Đáp án chuẩn: 

– Phong trào đấu tranh tự do, đòi dân sinh, dân chủ: 

+ Các cuộc mít tinh, biểu tình của nhân dân diễn ra sôi nổi

+ Nhiều hình thức tổ chức quần chúng ra đời như Hội cứu tế bình dân, Hội truyền bá Quốc ngữ. 

+ Ngày 1/5/1938, lần đầu tiên trong ngày quốc tế lao động nhiều cuộc mít tinh được tổ chức ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều nơi khác, thu hút đông đảo quần chúng tham gia.

– Phong trào đấu tranh nghị trường: 

+ Đảng Cộng sản Đông Dương vận động đưa người của Mặt trận Dân chủ Đông Dương ra ứng cử vào các cơ quan: Viện Dân biểu Trung Kì (1937), Viện Dân biểu Bắc Kì, Hội đồng Kinh tế lí tài Đông Dương (1938) và Hội đồng Quản hạt Nam Kì (1939).

– Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí:

+ Đảng Cộng sản  Đông Dương đã xuất bản nhiều tờ báo công khai: Tiền phong, Dân chúng, Lao động, Tin tức…, tuyên truyền, vận động quần chúng đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.

+ Nhiều tác phẩm văn học hiện thực phê phán được xuất bản: Tắt đèn, Bước đường cùng…

+ Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực báo chí giúp cho quần chúng nhân dân được giác ngộ về  đường lối cách mạng.

LUYỆN TẬP

CH: Dựa vào nội dung bài học, hãy hoàn thành bảng hệ thống kiến thức về phong trào cách mạng 1930 - 1931 và phong trào dân chủ 1936 – 1939 theo mẫu dưới đây:

Tên phong trào

Lãnh đạo

Lực lượng

Hình thức

Quy mô

Ý nghĩa

Phong trào cách mạng 1930 – 1931

 

 

 

 

 

Phong trào dân chủ 1936-1939

 

 

 

 

 

Đáp án chuẩn: 

Tên phong trào

Lãnh đạoLực lượngHình thứcQuy môÝ nghĩa

Phong trào cách mạng 1930 – 1931

Đảng Cộng sản tổ chức và lãnh đạo.

Các chi bộ đảng, Ban Chấp hành Nông hội ở thôn, xã

Tiểu tư sản, tri thức, chủ yếu công nhân - nông dânBí mật, bất hợp phápChủ yếu ở nông thôn, các trung tâm công nghiệp

Phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản tổ chức và lãnh đạo. Đó là một phong trào cách mạng triệt để, diễn ra trên qui mô rộng lớn, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt. Đây là một bước phát triển nhảy vọt về chất so với những phong trào yêu nước trước kia.

- Đây là bước thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đến tiến trình phát triển về sau của cách mạng Việt Nam. Nếu không có phong trào cách mạng 1930 – 1931, trong đó quần chúng công, nông đã vung ra một nghị lực cách mạng phi thường thì không thể có thắng lợi của phong trào dân chủ 1936 – 1939 và Cách mạng Tháng Tám.

Phong trào dân chủ 1936-1939

Đảng Cộng sản Việt NamCác tầng lớp nhân dân, không phân biệt giai cấp, tôn giáoKết hợp hợp pháp, nửa hợp pháp; công khai, nửa công khaiChủ yếu ở thành thị- Là một phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo, diễn ra trên qui mô rộng lớn, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia, với những hình thức tổ chức và đấu tranh phong phú; ...

VẬN DỤNG 

CH: Bàn về bài học lịch sử của phong trào Mặt trận Dân chủ 1936-1939, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Việc gì đúng với nguyện vọng nhân dân thì được quần chúng nhân dân ủng hộ và như vậy mới thật là một phong trào quần chúng". Em có đồng ý với nhận định trên không?

Đáp án chuẩn: 

Đồng ý. Bài học xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, rút kinh nghiệm thực tiễn: mọi việc đều xuất phát từ nguyện vọng chính đáng của nhân dân, dựa vào dân, phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân. Bác đã nhận rõ vai trò, sức mạnh của đoàn kết, của quần chúng nhân dân và vận dụng đúng đắn vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác