Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 9 Chân trời bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 - 1939

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 - 1939 có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế (1929-1933) là gì?

  • A. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, vô sản với tư sản.
  • B. Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản.
  • C. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, nông dân với địa chủ phong kiến.
  • D. Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản, nông dân với địa chủ phong kiến.

Câu 2: Ngày 1/5/1930 diễn ra sự kiện gì?

  • A. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam tổ chức mít tinh quy mô lớn.
  • B. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động, thể hiện tình đoàn kết cách mạng với nhân dân lao động thế giới.
  • C. Công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động tổ chức một cuộc mít tinh khổng lồ (2,5 vạn người) ở Quảng trường Đấu Xảo (Hà Nội).
  • D. Lần đầu tiên cờ đỏ sao vàng, cờ đỏ búa liềm xuất hiện trong các cuộc đấu tranh của giai cấp công nông Việt Nam.

Câu 3: Hậu quả cơ bản của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 tác động đến xã hội nước ta là gì?

  • A. Đời sống của tất cả giai cấp, tầng lớp nhân dân Việt Nam rất cực khổ.
  • B. Lạm phát tăng cao, đời sống nhân dân điêu đứng.
  • C. Mâu thuẫn xã hội giữa thực dân Pháp với nhân dân diễn ra sâu sắc.
  • D. Nhiều công nhân bị sa thải, những người có việc làm thì đồng lương bị cắt giảm.

Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu khiến cho cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 chấm dứt là gì?

  • A. Liên Xô suy yếu do bị chủ nghĩa đế quốc tấn công.
  • B. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
  • C. Bọn phản động thuộc địa phản công phong trào cách mạng.
  • D. Đảng Cộng sản Đông Dương phải rút vào hoạt động bí mật.

Câu 5: Sự kiện nào sau đây đánh dấu khối liên minh công - nông được hình thành?

  • A. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
  • B. Các cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5 (1930).
  • C. Chính quyền Xô viết được thành lập.
  • D. Cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên.

Câu 6: Hiện tượng gì xuất hiện trên đỉnh núi Bài Thơ (Quảng Ninh) ngày 1 – 5- 1930?

  • A. Lá cờ hình ngôi sao tung bay.
  • B. Cột mốc ranh giới.
  • C. Đội quân giặc trú ngụ.
  • D. Lá cờ đỏ búa liềm tung bay.

Câu 7: Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam có điểm gì mới so với phong trào cách mạng 1930 - 1931?

  • A. Kết hợp hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp với bí mật bất hợp pháp.
  • B. Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra chủ trương cụ thể cho hoàn cảnh mới.
  • C. Diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ dưới nhiều hình thức đấu tranh.
  • D. Là cuộc diễn tập chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Câu 8: Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là khẩu hiệu nào?

  • A. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”.
  • B. “Tự do dân chủ” và “Cơm áo hòa bình”.
  • C. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian” và “Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến”.
  • D. “Chống đế quốc” và “Chống phát xít”.

Câu 9: Vì sao nói Nghệ - Tĩnh là trung tâm của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam?

  • A. Diễn ra đồng đều, quyết liệt, một số nơi đã xuất hiện hình thái sơ khai của chính quyền cách mạng.
  • B. Phong trào đấu tranh nổi bật ở đây là các cuộc biểu tình có vũ trang của nông dân và công nhân.
  • C. Phong trào ở đây đã khiến cho chính quyền thuộc địa hốt hoảng, phải tổ chức họp bàn cách đối phó.
  • D. Đã buộc thực dân Pháp và tay sai phải từ bỏ chính quyền ở cấp tỉnh.

Câu 10: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam đã để lại bài học kinh nghiệm gì?

  • A. Bài học kinh nghiệm về xây dựng liên minh công – nông – trí.
  • B. Bài học kinh nghiệm về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
  • C. Bài học kinh nghiệm về đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.
  • D. Bài học kinh nghiệm về đấu tranh hợp pháp và bất hợp pháp.

Câu 11: Phong trào đấu tranh chống lại chính quyền thực dân diễn ra khắp cả nước từ năm nào?

  • A. Từ năm 1929.
  • B. Từ năm 1925.
  • C. Từ năm 1928.
  • D. Từ năm 1930.

Câu 12: Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác bùng nổ từ khi nào?

  • A. Tháng 10 – 1930.
  • B. Tháng 9 – 1930.
  • C. Tháng 5 – 1930.
  • D. Ngay từ đầu năm 1930.

Câu 13: Mục tiêu đấu tranh chính trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là gì?

  • A. Chống đế quốc và phong kiến đòi độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.
  • B. Chống bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
  • C. Chống đế quốc và phát xít Pháp – Nhật, đòi độc lập cho dân tộc.
  • D. Chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.

Câu 14: Chính quyền cách mạng ra đời trong phong trào 1930 -1931 ở Nghệ An và Hà Tĩnh theo hình thức nào?

  • A. Chính quyền công – nông – binh.
  • B. Chính quyền dân chủ tư sản.
  • C. Chính quyền Xô viết.
  • D. Chính quyền của dân, do dân, vì dân.

Câu 15: Phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh nào?

  • A. Khủng hoảng kinh tế thừa trên thế giới đã kết thúc.
  • B. Thực dân Pháp tăng cường khủng bố, đàn áp chính trị.
  • C. Giai cấp tư sản nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
  • D. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít dâng cao.

Câu 16: Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Nghệ - Tĩnh là gì?

  • A. Khởi nghĩa vũ trang.
  • B. Mít tinh, biểu tình đòi chính quyền thực dân trao trả độc lập.
  • C. Tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang, tấn công vào chính quyền địch ở địa phương, thành lập chính quyền công - nông.
  • D. Xuất bản sách báo tiến bộ tố cáo tội ác của thực dân, phong kiến.

Câu 17: Mặt trận Nhân dân ở các nước được thành lập vào thời gian nào?

  • A. Tháng 7 – 1935.
  • B. Tháng 8 – 1937.
  • C. Tháng 6 – 1935.
  • D. Tháng 7 – 1936.

Câu 18: Hình thức đấu tranh nào mới xuất hiện ở Việt Nam trong thời kì 1932 - 1935?

  • A. Nổi dậy của nông dân.
  • B. Biểu tình có vũ trang tự vệ.
  • C. Vận động bầu cử và bút chiến trên lĩnh vực báo chí.
  • D. Khởi nghĩa vũ trang của công nhân.

Câu 19: Cuộc mít tinh lớn nhất trong cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 diễn ra vào lúc nào và ở đâu?

  • A. Ngày 1 - 5- 1936, tại Quảng trường Ba Đình- Hà Nội.
  • B. Ngày 1 - 5 - 1938, tại khu công nghiệp Vinh - Bến Thuỷ.
  • C. Ngày 1 - 5 - 1938, tại nhà Đấu Xảo - Hà Nội.
  • D. Ngày 1 - 5 - 1939, tại Sài Gòn - Chợ Lớn.

Câu 20: Đấu tranh nghị trường giành thắng lợi năm 1937 vào:

  • A. Viện Dân biểu.
  • B. Viện Đông Dương.
  • C. Viện Báo giới.
  • D. Viện An ninh.

Câu 21: Cuộc biểu tình trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Nghệ - Tĩnh có gần hai vạn nông dân tham gia diễn ra ở đâu?

  • A. Anh Sơn.
  • B. Hưng Nguyên.
  • C. Thanh Chương.
  • D. Can Lộc.

Câu 22: Ý nghĩa lịch sử tiêu biểu nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 là gì?

  • A. Đảng đã tập hợp được một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo và sử dụng hình thức phương pháp đấu tranh phong phú.
  • B. Tập hợp một lượng công - nông hùng mạnh.
  • C. Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của Đảng viên được nâng cao.
  • D. Uy tín của Đảng được nâng cao trong quần chúng nhân dân.

Câu 23: Đâu không phải là nguyên nhân riêng thúc đẩy phong trào cách mạng 1930 - 1931 phát triển đến đỉnh cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh?

  • A. Do Nghệ - Tĩnh có số lượng công nhân đông, dễ dàng đoàn kết công- nông đấu tranh.
  • B. Do quan tâm chỉ đạo của Đảng Cộng sản.
  • C. Do đây là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng 1929 – 1933.
  • D. Do truyền thống đấu tranh của khu vực Nghệ - Tĩnh.

Câu 24: Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) ở các nước tư bản lại ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam?

  • A. Vì kinh tế Việt Nam độc lập với kinh tế của Pháp.
  • B. Vì kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng của kinh tế Pháp.
  • C. Nhiều công nhân bị sa thải, những người có việc làm thì đồng lương bị cắt giảm vì Việt Nam là thị trường của tư bản Pháp.
  • D. Vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp, nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc Pháp.

Câu 25: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự bùng nổ phong trào 1930 -1931 ở Việt Nam?

  • A. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.
  • B. Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
  • C. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt.
  • D. Sự ra đời và lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác