Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 9 Chân trời bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945 có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12/3/1945 của Đảng đưa ra khẩu hiệu gì?

  • A. “Đánh đuổi Pháp - Nhật”.
  • B. “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
  • C. “Đánh đuổi đế quốc Pháp”.
  • D. “Đánh đuổi bọn đế quốc, Việt gian”.

Câu 2: Cờ đỏ sao vàng năm cánh chính thức trở thành Quốc kì của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào khi nào ?

  • A. Ngày 2-9-1945.
  • B. Ngày 19-8-1945.
  • C. Ngày 17-8-1945.
  • D. Ngày 25-8-1945.

Câu 3: Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa nào dưới đây?

  • A. Khởi nghĩa Yên Bái (1930).
  • B. Khởi nghĩa Nam Kì (1940).
  • C. Khởi nghĩa Bắc Sơn (1940).
  • D. Khởi nghĩa Đô Lương (1941).

Câu 4: Bốn tỉnh giành được chính quyền sớm nhất trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là:

  • A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
  • B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Trị.
  • C. Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Giang, Quảng Nam.
  • D. Quảng Trị, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hà Tiên.

Câu 5: Lực lượng vũ trang có vai trò như thế nào trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

  • A. Đông đảo, quyết định thắng lợi.
  • B. Xung kích, hỗ trợ lực lượng chính trị.       
  • C. Nòng cốt, quyết định thắng lợi.             
  • D. Quan trọng nhất đưa đến thắng lợi.

Câu 6: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã đến, dù hy sinh tới đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập” là câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử nào?

  • A. Võ Nguyên Giáp.
  • B. Tôn Đức Thắng.
  • C. Hồ Chí Minh.
  • D. Huỳnh Thúc Kháng.

Câu 7: Ý nghĩa của Quốc dân đại hội ngày 16 - 17/8/1945?

  • A. Khẳng định tinh thần thống nhất, quyết tâm giành cho được độc lập dân tộc của toàn Đảng ta.
  • B. Khẳng định tinh thần nhất trí, quyết tâm cao độ của toàn thế nhân dân cả nước ủng hộ Mặt trận Việt Minh tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
  • C. Khẳng định đây là thời cơ ngàn năm có một để dân tộc ta giành lại độc lập.
  • D. Khẳng định sự ra đời của một chính quyền cách mạng: Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Câu 8: Nội dung nào không phản ánh đúng về vai trò của Mặt trận Việt Minh từ khi thành lập đến Cách mạng tháng Tám năm 1945?

  • A. Phối kết hợp với lực lượng Đồng minh tham gia giành chính quyền.
  • B. Góp phần xây dựng lực lượng chính trị hùng hậu cho việc giành chính quyền.
  • C. Tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và tập dượt quần chúng đấu tranh.
  • D. Cùng với Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước khởi nghĩa giành chính quyền.

Câu 9: Ý nghĩa quan trọng nhất của Cách mạng tháng Tám (1945) là:

  • A. chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật đối với nước ta.
  • B. người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước.
  • C. đem lại độc lập, tự do cho dân tộc và góp phần cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.
  • D. lật đổ ngai vàng phong kiến đã ngự trị hàng chục thế kỉ trên đất nước ta.

Câu 10: Cách mạng tháng Tám năm 1945 mang ý nghĩa gì quan trọng nhất đối với Việt Nam? 

  • A. Lật đổ chế độ phong kiến tồn tại hàng chục thế kỉ ở Việt Nam.
  • B. Chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
  • C. Người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ.
  • D. Đem lại độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.

Câu 11: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ thời gian nào?

  • A. Tháng 3 – 1939.
  • B. Tháng 6 – 1939.
  • C. Tháng 9 – 1939.
  • D. Tháng 12 – 1939.

Câu 12: Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, chính quyền thuộc địa đã thi hành chính sách gì ở Việt Nam?

  • A. Chính sách “Kinh tế thời chiến”.
  • B. Chính sách “Thuộc địa thời chiến”.
  • C. Chính sách “Kinh tế mới”.
  • D. Chính sách “Kinh tế chỉ huy”.

Câu 13: Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” được nêu ra trong:

  • A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (11/1939).
  • B. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941).
  • C. Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì (4/1945).
  • D. Hội nghị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (12/03/1945).

Câu 14: Từ tháng 6 - 1945, căn cứ địa chính của cách mạng Việt Nam là:

  • A. căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai.
  • B. căn cứ địa Cao Bằng.
  • C. khu Giải Phóng Việt Bắc.
  • D. chiến khu Tân Trào.

Câu 15: Ngày 16 - 8 - 1945, Võ Nguyên Giáp chỉ huy một đội quân từ Tân Trào về giải phóng:

  • A. thị xã Cao Bằng.
  • B. thị xã Thái Nguyên.
  • C. thị xã Tuyên Quang.
  • D. thị xã Lào Cai.

Câu 16: Chính sách nào của Nhật - Pháp đã gây nên nạn đói lớn ở Việt Nam cuối năm 1944 – đầu năm 1945?

  • A. Xuất các nguyên liệu chiến lược sang Nhật Bản.
  • B. Bắt nhân dân nhổ lúa, trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh.
  • C. Đầu tư vào những ngành công nghiệp phục vụ nhu cầu quân sự.
  • D. Kiểm soát toàn bộ hệ thống đường sá.

Câu 17: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939 đã khẳng định nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Đông Dương là gì?

  • A. Chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai.
  • B. Chống phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho dân cày.
  • C. Chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh đế quốc.
  • D. Đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương.

Câu 18: Mặt trận Việt Minh ra đời vào thời gian nào?

  • A. Ngày 19 – 5 – 1941.
  • B. Ngày 29 – 5 – 1941.
  • C. Ngày 22 – 12 – 1944.
  • D. Ngày 19 – 5 – 1944.

Câu 19: Thủ đô của Khu giải phóng Việt Bắc (thành lập năm 1945) nằm ở đâu?

  • A. Tân Trào - Tuyên Quang.
  • B. Đình Cả - Thái Nguyên.
  • C. Yên Thế - Bắc Giang.
  • D. Bắc Sơn - Lạng Sơn.

Câu 20: Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi vào ngày nào?

  • A. 16-8-1945.
  • B. 18-8-1945.
  • C. 19-8-1945.
  • D. 23-8-1945.

Câu 21: Từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào để giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay?

  • A. Tranh thủ sự ủng hộ của các nước lớn và bạn bè quốc tế.
  • B. Tập hợp các lực lượng yêu nước trong Mặt trận dân tộc thống nhất.
  • C. Dự đoán và nắm bắt chính xác thời cơ để đấu tranh.
  • D. Tăng cường quan hệ ngoại giao giữa các nước trong khu vực.

Câu 22: Điểm mới giữa Hội nghị tháng 5-1941 so với Hội nghị tháng 11-1939 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là gì?

  • A. Thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi để chống đế quốc.
  • B. Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc.
  • C. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.
  • D. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.

Câu 23: Bài học kinh nghiệm quan trọng về sự lãnh đạo của Đảng trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?

  • A. Kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang, chớp thời cơ giành chính quyền.
  • B. Nắm bắt tình hình thế giới, đề ra chủ trương phù hợp.
  • C. Tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước rộng rãi.
  • D. Phân hóa và cô lập cao kẻ thù.

Câu 24: Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu nhờ có hoàn cảnh quốc tế nào thuận lợi?

  • A. Hồng quân Liên Xô đánh bại phát xít Đức - đồng minh của phát xít Nhật.
  • B. Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đánh bại phát xít Đức - Nhật.
  • C. Liên Xô đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật Bản.
  • D. Nhờ có sự giúp đỡ của Liên Xô.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác