Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 9 Chân trời bài 13: Một số nước ở châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo bài 13: Một số nước ở châu Á từ năm 1945 đến năm 1991 có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập là:

  • A. Việt Nam.
  • B. Lào.
  • C. Campuchia.
  • D. Inđônêxia.

Câu 2: Trong những năm 80 của thế kỷ XX, Ấn Độ đứng hàng thứ mười thế giới về:

  • A. sản xuất công nghiệp.
  • B. sản xuất nông nghiệp.
  • C. sản xuất phần mềm.
  • D. sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 3: Chính sách đối ngoại nổi bật của Ấn Độ từ sau khi giành độc lập là:

  • A. thực hiện chính sách hòa bình, trung lập tích cực.
  • B. tăng cường chạy đua vũ trang.
  • C. không ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
  • D. mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới.

Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ sau khi giành được độc lập cho đến nay?

  • A. Thực hiện chính sách hòa bình, trung lập tích cực.
  • B. Ủng hộ phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc trên thế giới.
  • C. Tham gia sáng lập phong trào không liên kết.
  • D. Thực hiện chạy đua vũ trang với các cường quốc.

Câu 5: Yếu tố nào dưới đây không phải là nguyên nhân thành lập của tổ chức ASEAN?

  • A. Hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
  • B. Hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển.
  • C. Thiết lập sự ảnh hưởng của mình đối với các nước khác.
  • D. Sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của các tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới.

Câu 6: Nguyên nhân cơ bản nhất đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kỳ” trong những năm 60 – 70 của thế kỷ XX là gì?

  • A. Biết lợi dụng vốn của nước ngoài để đầu tư vào những ngành công nghiệp then chốt.
  • B. Biết áp dụng khoa học - kỹ thuật để tăng năng suất, cải tiến kỹ thuật và hạ giá thành hàng hóa.
  • C. Biết “len lách” xâm nhập thị trường các nước đang phát triển.
  • D. Nhờ những cải cách dân chủ đã thực hiện trong những năm 1945 – 1952.

Câu 7: Đâu không phải là thành tựu về khoa học - kĩ thuật của Trung Quốc từ sau công cuộc cải cách - mở cửa (1978)?

  • A. Phóng thành công 5 con tàu “Thần Châu” vào không gian vũ trụ.
  • B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
  • C. Thực hiện chương trình thám hiểm không gian.
  • D. Trở thành quốc gia thứ ba (sau Nga, Mĩ) có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ.

Câu 8: Mục tiêu lớn nhất của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc là?

  • A. Chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn.
  • B. Hiện đại hóa đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc.
  • C. Làm cho nền kinh tế tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao.
  • D. Biến Trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.

Câu 9: Sự ra đời của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử Trung Quốc?

  • A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Quốc.
  • B. Chấm dứt sự nô dịch và thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở Trung Quốc.
  • C. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do và lên xã hội chủ nghĩa.
  • D. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm ở Trung Quốc.

Câu 10: Từ công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ, Việt Nam có thể rút ra

bài học gì cho công cuộc đổi mới đất nước?

  • A. Đẩy mạnh cách mạng xanh để xuất khẩu lúa gạo.
  • B. Đẩy mạnh cách mạng chất xám để xuất khẩu phần mềm.
  • C. Ứng dụng những thành tựu Khoa học- kĩ thuật vào sản xuất.
  • D. Nâng cao trình độ dân trí để khai thác hợp lý nguồn tài nguyên.

Câu 11: Nội dung nào phản ánh đúng tình hình Nhật Bản khi bước ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Thắng trận và thu được nhiều lợi nhuận.
  • B. Thắng trận nhưng bị tàn phá nặng nề.
  • C. Bại trận nhưng thu được nhiều lợi nhuận.
  • D. Bại trận và bị tàn phá nặng nề.

Câu 12: Năm 1951, Nhật Bản kí kết với Mĩ hiệp ước gì?

  • A. “Hiệp ước phòng thủ chung Đông Nam Á”.
  • B. “Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật”.
  • C. “Hiệp ước liên minh Mĩ - Nhật”.
  • D. “Hiệp ước chạy đua vũ trang”.

Câu 13: Kết quả của cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng cộng sản (1946 - 1949) ở Trung Quốc là

  • A. Cả hai đảng đều tan rã và xuất hiện đảng thứ ba.       
  • B. Sự tan rã của Đảng cộng sản.
  • C. Thắng lợi thuộc về Quốc dân Đảng.
  • D. Sự tan rã của Quốc dân Đảng.

Câu 14: Tình hình chung của các nước Đông Nam Á trong chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A. Đều là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ (trừ Thái Lan).
  • B. Trở thành thuộc địa của quân phiệt Nhật.
  • C. Nhiều nước giành được độc lập hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ.
  • D. Chịu thiệt hại nặng nề của Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 15: Ba quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á giành được độc lập sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945) là:

  • A. Inđônêxia, Việt Nam, Campuchia.
  • B. Inđônêxia, Việt Nam, Malaixia.
  • C. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.
  • D. Việt Nam, Lào, Philippin.

Câu 16: Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định trọng tâm của đường lối cải cách - mở cửa từ năm 1978 là

  • A. Lấy cải cách kinh tế làm trung tâm.
  • B. Lấy đổi mới chính trị làm trung tâm.
  • C. Đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị được tiến hành đồng thời.
  • D. Đổi mới chính trị là nền tảng, là khâu đột phá để đẩy mạnh đổi mới kinh tế.

Câu 17: Sự kiện nào đã đưa lịch sử Trung Quốc bước sang một kỉ nguyên mới?

  • A. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời (1949)
  • B. Công cuộc cải cách - mở cửa từ năm 1978.
  • C. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ (1979).
  • D. Thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông (1997) và Ma Cao (1999).

Câu 18: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ đặt dưới sự lãnh đạo của

  • A. Đảng Cộng hòa.
  • B. Đảng Dân chủ.
  • C. Đảng Quốc đại.
  • D. Đảng Cộng sản.

Câu 19: Những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong năm 1967 bao gồm:

  • A. Thái Lan, Inđônêxia, Xingapo, Malaixia, Philippin.
  • B. Thái Lan, Mianma, Philippin, Malaysia, Inđônêxia.
  • C. Xingapo, Inđônêxia, Thái Lan, Brunây, Mianma.
  • D. Philippin, Mianma, Inđônêxia, Thái Lan, Xingapo.

Câu 20: Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN là?

  • A. Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.
  • B. Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên.
  • C. Mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.
  • D. Hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

Câu 21: Mốc đánh dấu sự "trở về" Châu Á của Nhật Bản là

  • A. Học thuyết Tan-na-ca (1973).
  • B. Học thuyết Phu-cư-đa (1977).
  • C. Học thuyết Kaiphu (1991).
  • D. Học thuyết Ko-zu-mi (1998).

Câu 22: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của cuộc nội chiến (1946-1949) ở Trung Quốc là gì?

  • A. Do tác động của cuộc chiến tranh lạnh gây ra nhiều mâu thuẫn mới.
  • B. Do sự đối lập về hệ tư tưởng và tham vọng lãnh đạo cách mạng Trung Quốc.
  • C. Do sự phát triển lực lượng của Đảng cộng sản Trung Quốc.
  • D. Do sự can thiệp của Mĩ đến nền chính trị của Trung Quốc.

Câu 23: Sự kiện tháng 2-1972, Tổng thống Mĩ R. Níchxơn sang thăm Trung Quốc có tác động như thế nào đến cuối kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam?

  • A. Cuộc kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam bị cô lập với phong trào cách mạng thế giới.
  • B. Việt Nam trở thành con bài để các nước lớn thương lượng với nhau.
  • C. Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam có cơ hội giải quyết theo con đường hòa bình.
  • D. Hạn chế sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa cho cuộc kháng chiến của Việt Nam.

Câu 24: Hạn chế của chiến lược chiến lược kinh tế hướng nội mà nhóm 5 nước sáng lập ASEAN thực hiện trong những năm 50 – 60 của thế kỷ XX là gì?

  • A. Thiếu vốn, nguyên liệu và công nghệ.
  • B. Phụ thuộc vào vốn và thị trường bên ngoài.
  • C. Tình trạng đầu tư bất hợp lý, thiếu vốn.
  • D. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác