Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 9 Chân trời bài 13: Một số nước ở châu Á từ năm 1945 đến năm 1991 (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo bài 13: Một số nước ở châu Á từ năm 1945 đến năm 1991 (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị quốc gia nào chiếm đóng?

  • A. Mỹ.
  • B. Pháp.
  • C. Đức.
  • D. Liên Xô.

Câu 2: Nội dung nào phản ánh đúng tình hình Nhật Bản khi bước ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Thắng trận và thu được nhiều lợi nhuận.
  • B. Thắng trận nhưng bị tàn phá nặng nề.
  • C. Bại trận nhưng thu được nhiều lợi nhuận.
  • D. Bại trận và bị tàn phá nặng nề.

Câu 3: Cuộc nội chiến (1946-1949) ở Trung Quốc diễn ra giữa:

  • A. Đảng Cộng sản và Đảng Cộng hòa.
  • B. Đảng Cộng hòa và Đảng Lập hiến.
  • C. Đảng Lập hiến và Quốc dân đảng.
  • D. Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản.

Câu 4: Tình hình chung của các nước Đông Nam Á trong chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A. Đều là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ (trừ Thái Lan).
  • B. Trở thành thuộc địa của quân phiệt Nhật.
  • C. Nhiều nước giành được độc lập hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ.
  • D. Chịu thiệt hại nặng nề của Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 5: Trong giai đoạn 1949 - 1959, Trung Quốc thi hành đường lối đối ngoại như thế nào?

  • A. Thụ động, phụ thuộc vào Liên Xô.
  • B. Thù địch với nhiều quốc gia.
  • C. Xung đột biên giới với Ấn Độ.
  • D. Hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới

Câu 6: Ai là người đã khởi xướng đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978?

  • A. Lưu Thiếu Kì.
  • B. Đặng Tiểu Bình.
  • C. Chu Ân Lai.
  • D. Giang Trạch Dân.

Câu 7: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ đặt dưới sự lãnh đạo của

  • A. Đảng Cộng hòa.
  • B. Đảng Dân chủ.
  • C. Đảng Quốc đại.
  • D. Đảng Cộng sản.

Câu 8: Năm 1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập tại:

  • A. Gia Các Ta (Inđônêxia).
  • B. Băng Cốc (Thái Lan).
  • C. Kuala Lumpur (Malaixia).
  • D. Malina (Philippin).

Câu 9: Những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong năm 1967 bao gồm:

  • A. Thái Lan, Inđônêxia, Xingapo, Malaixia, Philippin.
  • B. Thái Lan, Mianma, Philippin, Malaysia, Inđônêxia.
  • C. Xingapo, Inđônêxia, Thái Lan, Brunây, Mianma.
  • D. Philippin, Mianma, Inđônêxia, Thái Lan, Xingapo.

Câu 10: Thành viên thứ 6 của ASEAN là quốc gia nào?

  • A. Bru – nây.
  • B. Việt Nam.
  • C. Lào.
  • D. Trung Quốc.

Câu 11: Nước nào ở khu vực Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ trước chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

  • A. Xingapo
  • B. Malaysia
  • C. Thái Lan
  • D. Inđônêxia

Câu 12: Ý nào dưới đây không phải là kết quả cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản Trung quốc và Quốc dân đảng?

  • A. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập.
  • B. Chính quyền Quốc dân đảng bị sụp đổ.
  • C. Quốc dân đảng và Đảng cộng sản thỏa hiệp thành lập một chính phủ chung.
  • D. Lực lượng Quốc dân đảng bị đánh bại, lục địa Trung Quốc được giải phóng.

Câu 13: Tính chất của cuộc nội chiến ở Trung Quốc trong những năm 1946 - 1949 là gì?

  • A. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
  • B. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
  • C. Cách mạng dân tộc dân chủ.
  • D. Cách mạng tư sản.

Câu 14: Trong những năm 80 của thế kỷ XX, Ấn Độ đứng hàng thứ mười thế giới về:

  • A. sản xuất công nghiệp.
  • B. sản xuất nông nghiệp.
  • C. sản xuất phần mềm.
  • D. sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 15: Nội dung nào sau đây không phản ánh chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ sau khi giành được độc lập cho đến nay?

  • A. Thực hiện chính sách hòa bình, trung lập tích cực.
  • B. Ủng hộ phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc trên thế giới.
  • C. Tham gia sáng lập phong trào không liên kết.
  • D. Thực hiện chạy đua vũ trang với các cường quốc.

Câu 16: Nguyên nhân cơ bản nhất đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kỳ” trong những năm 60 – 70 của thế kỷ XX là gì?

  • A. Biết lợi dụng vốn của nước ngoài để đầu tư vào những ngành công nghiệp then chốt.
  • B. Biết áp dụng khoa học - kỹ thuật để tăng năng suất, cải tiến kỹ thuật và hạ giá thành hàng hóa.
  • C. Biết “len lách” xâm nhập thị trường các nước đang phát triển.
  • D. Nhờ những cải cách dân chủ đã thực hiện trong những năm 1945 – 1952.

Câu 17: Mục tiêu lớn nhất của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc là?

  • A. Chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn.
  • B. Hiện đại hóa đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc.
  • C. Làm cho nền kinh tế tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao.
  • D. Biến Trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.

Câu 18: Từ công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ, Việt Nam có thể rút ra

bài học gì cho công cuộc đổi mới đất nước?

  • A. Đẩy mạnh cách mạng xanh để xuất khẩu lúa gạo.
  • B. Đẩy mạnh cách mạng chất xám để xuất khẩu phần mềm.
  • C. Ứng dụng những thành tựu Khoa học- kĩ thuật vào sản xuất.
  • D. Nâng cao trình độ dân trí để khai thác hợp lý nguồn tài nguyên.

Câu 19: Mốc đánh dấu sự "trở về" Châu Á của Nhật Bản là

  • A. Học thuyết Tan-na-ca (1973).
  • B. Học thuyết Phu-cư-đa (1977).
  • C. Học thuyết Kaiphu (1991).
  • D. Học thuyết Ko-zu-mi (1998).

Câu 20: Sự kiện tháng 2-1972, Tổng thống Mĩ R. Níchxơn sang thăm Trung Quốc có tác động như thế nào đến cuối kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam?

  • A. Cuộc kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam bị cô lập với phong trào cách mạng thế giới.
  • B. Việt Nam trở thành con bài để các nước lớn thương lượng với nhau.
  • C. Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam có cơ hội giải quyết theo con đường hòa bình.
  • D. Hạn chế sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa cho cuộc kháng chiến của Việt Nam.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác