Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 9 Chân trời bài 14: Xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 - 1946)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo bài 14: Xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 - 1946) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Việc giải quyết thành công nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có ý nghĩa gì?

  • A. Đánh dấu hoàn thành nhiệm vụ đánh đổ chế độ phong kiến.
  • B. Tạo cơ sở để các nước xã hội chủ nghĩa công nhận Việt Nam.
  • C. Tạo cơ sở thực lực để ký Hiệp định Sơ bộ với Pháp
  • D. Góp phần tạo ra sức mạnh để bảo vệ chế độ mới.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) đối với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?

  • A. Đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi Việt Nam.
  • B. Pháp đã công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập.
  • C. Tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì phải chống lại nhiều kẻ thù một lúc.
  • D. Có thêm thời gian hòa bình để củng cố chính quyền cách mạng.

Câu 3: Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ đã phát động phong trào gì để giải quyết khó khăn về tài chính?

  • A. “Nhường cơm sẻ áo”, “Hũ gạo cứu đói”…
  • B. “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay!”.
  • C. Xây dựng “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”.
  • D. Tổ chức “ Ngày đồng tâm”, “Hũ gạo cứu đói”.

Câu 4: Việt Nam kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 nhằm mục đích gì?

  • A. Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
  • B. Tạo điều kiện xây dựng đất nước sau cách mạng.
  • C. Phân hóa kẻ thù, tập trung đánh kẻ thù chủ yếu.
  • D. Hoà hoãn với Pháp để đấu tranh quân sự với Trung Hoa dân quốc.

Câu 5: Nội dung nào không phản ánh đúng thuận lợi của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945?

  • A. Nhân dân giành quyền làm chủ, phấn khởi, gắn bó với chế độ.
  • B. Có sự ủng hộ, giúp đỡ tích cực của lực lượng Đồng minh.
  • C. Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao; hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành.
  • D. Có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng suốt lãnh đạo.

Câu 6: Thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?

  • A. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Đông Dương.
  • B. Việt Nam đã giành được độc lập và xây dựng được chính quyền của riêng mình.
  • C. Sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.
  • D. Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.

Câu 7: Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng rối loạn tài chính của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi Cách mạng tháng Tám thành công?

  • A. Ta không giành được quyền kiểm soát ngân hàng Đông Dương.
  • B. Do Trung Hoa Dân quốc tung vào thị trường Việt Nam những đồng tiền đã mất
  • C. Vì cách mạng và Chính phủ của ta còn yếu nên chưa in được tiền mới.
  • D. Ta chưa chủ động được về tài chính và do hành động phá hoại của Trung Hoa Dân Quốc.

Câu 8: Bài học kinh nghiệm từ việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) được Đảng Cộng sản Đông Dương vận dụng như thế nào trong chính sách đối ngoại hiện nay?

  • A. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.
  • B. Giải quyết tranh chấp bằng quân sự.
  • C. Nhận nhượng mọi yêu sách của đối phương.
  • D. Sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế.

Câu 9: “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” là ngày nào?

  • A. Ngày 9 – 5 hàng năm.
  • B. Ngày 15 – 8 hàng năm.
  • C. Ngày 5 – 9 hàng năm.
  • D. Ngày 25 – 6 hàng năm.

Câu 10: Thực dân Pháp ký với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc Hiệp ước Hoa - Pháp (tháng 2/1946) để thực hiện âm mưu gì?

  • A. Phối hợp với quân Trung Hoa Dân quốc giải giáp quân Nhật.
  • B. Phối hợp với quân Trung Hoa Dân quốc xâm lược Việt Nam lần thứ hai.
  • C. Ra miền Bắc Việt Nam chia sẻ quyền lợi với quân Trung Hoa Dân quốc.
  • D. Hợp thức hóa việc quân ra miền Bắc để hoàn thành việc xâm lược Việt Nam.

Câu 11: Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa diễn ra vào thời gian nào?

  • A. Ngày 5 – 1 – 1946.
  • B. Ngày 6 – 1 – 1946.
  • C. Ngày 8 – 1 – 1946.
  • D. Ngày 9 – 1 – 1946.

Câu 12: Quân đội Đồng minh nào dưới đây dưới danh nghĩa giải giáp quân Nhật kéo vào nước Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam?

  • A. Pháp.
  • B. Anh.
  • C. Trung Hoa Dân Quốc.
  • D. Mĩ.

Câu 13: Nhằm xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, tháng 5/1946 lực lượng vũ trang của Việt Nam được đổi tên thành gì?

  • A. Việt Nam giải phóng quân.
  • B. Quân đội nhân dân Việt Nam.
  • C. Vệ quốc đoàn.
  • D. Quân đội quốc gia Việt Nam.

Câu 14: Sau cuộc bầu cử Quốc hội (6/1/1946), hội đồng nhân dân, ủy ban hành chính các cấp đã được thành lập ở khu vực nào ?

  • A. Bắc Bộ và Nam Bộ.
  • B. Nam Bộ và Trung Bộ.
  • C. Bắc Bộ và Trung Bộ.
  • D. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

Câu 15: Biện pháp để giải quyết tận gốc nạn đói sau Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam là:

  • A. tăng gia sản xuất.
  • B. thực hành tiết kiệm.
  • C. lập “Hũ gạo cứu đói”.
  • D. tổ chức “Ngày đồng tâm”.

Câu 16: Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết vào thời gian nào?

  • A. 16 - 9 - 1946.
  • B. 23 - 9 - 1945.
  • C. 6 - 3 - 1945.
  • D. 28 - 2 - 1946.

Câu 17: Biện pháp cấp thời nào sau đây được Chính phủ đề ra để giải quyết nạn đói sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?

  • A. Phát động phong trào tăng gia sản xuất.
  • B. Chia ruộng đất công theo nguyên tắc công bằng dân chủ.
  • C. Giúp dân khôi phục, xây dựng lại hệ thống đê điều.
  • D. Nghiêm cấm nạn đầu cơ tích trữ lương thực.

Câu 18: Thực dân Pháp mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần hai vào thời gian nào?

  • A. 6 - 9 - 1945.
  • B. 23 - 9 - 1945.
  • C. 5 - 10 - 1945.
  • D. 22 - 9 - 1945.

Câu 19: Quân đội Đồng minh nào dưới danh nghĩa giải giáp quân Nhật kéo vào Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc?

  • A. Trung Hoa Dân Quốc.
  • B. Anh.
  • C. Pháp.
  • D. Mĩ.

Câu 20: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân, phong kiến để lại hết sức nặng nề:

  • A. hơn 60% dân số không biết chữ.
  • B. hơn 90% dân số không biết chữ.
  • C. hơn 70% dân số không biết chữ.
  • D. hơn 80% dân số không biết chữ.

Câu 21: Tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 và tình hình Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 chứng tỏ điều gì?

  • A. Dân tộc và dân chủ là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng.
  • B. Giành chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng.
  • C. Giành và giữ chính quyền chỉ là sự nghiệp của giai cấp vô sản.
  • D. Giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền còn khó hơn.

Câu 22: Việc kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 chứng tỏ điều gì? 

  • A. Sự mềm dẻo của Việt Nam trong việc phân hóa kẻ thù.
  • B. Sự thỏa hiệp của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • C. Việt Nam không có khả năng đánh bại quân Pháp.
  • D. Sự non yếu trong lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 23: Sự kiện nào dưới đây trở thành tín hiệu tấn công của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (19/12/1946)?

  • A. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • B. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
  • C. Công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cắt điện toàn thành phố.
  • D. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng truyền đi.

Câu 24: Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam sau khi cách mạng tháng Tám thành công là gì?

  • A. Đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
  • B. Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
  • C. Giải quyết tàn dư của chế độ cũ để lại.
  • D. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác