Siêu nhanh giải bài 14 Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo

Giải siêu nhanh bài 14 Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo. Giải siêu nhanh Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo phù hợp với mình

BÀI 14. XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ (TỪ THÁNG 9 – 1945 ĐẾN THÁNG 12 – 1946)

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Bài hát đưa chúng ta trở về những ngày mùa thu năm 1945. Ngay sau khi giành được độc lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, “sơn hà nguy biến”. Trước tình thế đó, Chính phủ đã đề ra những chủ trương, biện pháp gì để xây dựng và củng cố chính quyền, giải quyết khó khăn, bảo vệ thành quả cách mạng? 

Giải rút gọn: 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: chống giặc đói; chống giặc dốt; tổ chức tổng tuyển cử; giáo dục lại tinh thần của nhân dân bằng cách thực hiện cần, kiệm, liêm, chính; bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò và cấm thuốc phiện; thực hiện tự do tín ngưỡng.

Ngày 5/9/1945, Người kêu gọi: “(Nhân dân Việt Nam) cương quyết phản đối quân Pháp kéo vào Việt Nam, vì mục đích của họ chỉ là hãm dân tộc Việt Nam vào vòng nô lệ một lần nữa… Hiện một số quân Pháp đã lọt vào nước ta. Đồng bào hãy sẵn sàng đợi lệnh Chính phủ để chiến đấu!”.

Ngày 6/1/1946, cuộc bầu cử Quốc hội khóa I đã diễn ra tại 71 tỉnh thành trong cả nước theo lối phổ thông đầu phiếu và chọn ra 333 đại biểu.

1. Xây dựng và củng cố chính quyền 

Câu hỏi: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã có những biện pháp gì để xây dựng và củng cố chính quyền?

Giải rút gọn: 

Tiến hành tổng tuyển cử, bầu đại biểu Quốc hội, ban hành Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam tạo cơ sở pháp lý vững chắc, xây dựng lực lượng vũ trang, đổi tên Việt Nam giải phóng quân => Vệ quốc đoàn => Quân đội Quốc gia Việt Nam

2. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính 

Câu hỏi: Chính phủ đã đề ra những biện pháp chủ yếu gì để giải quyết những khó khăn về kinh tế, văn hoá, giáo dục?

– Đọc tư liệu 14.2, hãy cho biết theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà nước sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì.

Giải rút gọn: 

Kinh tế: tổ chức “Tuần lễ vàng, bạc, đồng”, xây dựng “Quỹ độc lập"

Văn hoá: Các cuộc vận động chống mê tín dị đoan, xóa bỏ các tập tục lạc hậu được đông đảo nhân dân hưởng ứng. 

Giáo dục: thành lập Nha Bình dân học vụ, hệ thống trường Phổ thông Tiểu học được thành lập thu hút con em nhân dân lao động đến trườngvới phương châm: người biết chữ dạy người chưa biết chữ, phong trào diệt giặc dốt được phát động rộng rãi thu hút đông đảo nhân dân tham gia. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: chống giặc đói; chống giặc dốt; tổ chức tổng tuyển cử; giáo dục lại tinh thần của nhân dân bằng cách thực hiện cần, kiệm, liêm, chính; bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò và cấm thuốc phiện; thực hiện tự do tín ngưỡng.

3. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ

Câu hỏi: Hãy trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược của nhân dân Nam Bộ. Tình thần chống Pháp của nhân dân Nam Bộ được thể hiện như thế nào qua tư liệu 14.7?

Giải rút gọn: 

- Ngày 23-9-1945: Chúng nổ súng tấn công Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. 

- Ngày 30/9/1945, thực dân Pháp lâm vào thế chân tường phải nhờ vả quân đội Anh để điều đình với UBND Nam Bộ.

- Đến tháng 10/1945, cuộc kháng chiến lan rộng khắp đồng bằng Nam Bộ và mở ra đến các tỉnh Nam Trung Bộ. 

- Ngay chiều 23/9/1945, cả Sài Gòn đình công, các công sở, xí nghiệp, hãng buôn đều đóng cửa, chợ không họp, xe ngừng chạy.

- Đêm 23/9/1945, công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn cắt toàn bộ điện, nước. Tinh thần chủ động, sẵn sàng, hết lòng, thái độ tin tưởng vào sự chỉ đạo của Đảng, thể hiện lòng yêu nước nồng nàn

4. Đấu tranh chính trị, ngoại giao để bảo vệ độc lập, chủ quyền

Câu hỏi: Chính phủ nước Việt Nam đã chủ động đối phó với âm mưu xâm lược của thực dân Pháp và Trung Hoa Dân quốc như thế nào?

Giải rút gọn: 

Chính phủ nước Việt Nam đã chủ động nhất trí tán thành chủ trương hòa để tiến, quyết định tạm thời hòa hoãn với thực dân Pháp để có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng, đồng thời loại bớt một kẻ thù nguy hiểm là chính quyền Tưởng Giới Thạch.

- Ngày 14/9/1946, ký với đại diện Chính phủ Pháp một bản Tạm ước về quan hệ Việt Nam - Pháp. Bản tạm ước có 11 điều khoản, thể hiện sự thỏa thuận tạm thời giữa ta và Pháp về một số vấn đề bức thiết có tính chất bộ phận, có lợi cho cả hai bên. 

=> Tạm ước là nước cờ ngoại giao xuất sắc của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tranh thủ thêm thời gian để xây dựng thực lực cho cuộc kháng chiến toàn quốc

LUYỆN TẬP 

Câu 1: Hãy lập sơ đồ dòng thời gian về sự kiện chính của thời kì lịch sử từ tháng 9 1945 đến tháng 12 - 1946.

Giải rút gọn: 

- Ngày 25 – 11 – 1945, Trung ương đảng ra bản chỉ thị “Kháng chiến, kiến quốc”

- Ngày 6/1/1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tổ chức cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước

- Ngày 9/11/1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Quốc hội thông qua.

- Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ

- Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng đánh úp, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần hai.

- Tháng 2/1946, Chính phủ Pháp và Chính phủ Trung Hoa Dân quốc kí Hiệp ước Hoa – Pháp

- Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kí bản Hiệp định sơ bộ

- Ngày 14/9/1946, Hồ Chí Minh kí với chính phủ Pháp bản Tạm ước, nhân nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế và văn hoá.

Câu 2: Hãy hoàn thành bảng thống kê các khó khăn của nước Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, biện pháp giải quyết khó khăn của Chính phủ và kết quả đạt được theo mẫu dưới đây:

Khó khăn

Biện pháp Chính phủ

Kết quả

 

 

 

Giải rút gọn: 

Khó khăn

Biện pháp Chính phủ

Kết quả

Xây dựng chính quyền cách mạng

Tổ chức cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước.

Hơn 90% cử tri đã đi bầu 333 đại biểu vào Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

 

Quốc hội Khoá I Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà họp phiên đầu tiên

Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Quốc hội thông qua

Nạn đói

– Biện pháp trước mắt: Tổ chức hũ gạo cứu đói, tổ chức “ngày đồng tâm” để lấy gạo cứu đói, không dùng lương thực để nấu rượu.

– Biện pháp lâu dài: toàn dân thi đua hăng hái tham gia sản xuất, bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác, giảm tô 25%, chia lại ruộng đất công một cách công bằng.

Nạn đói bị đẩy lùi, đời sống nhân dân được cải thiện, sản xuất nông nghiệp cả nước nhanh chóng được phục hồi. Nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào chính quyền cách mạng.

Tài chính

– Biện pháp trước mắt: phát động thực hiện “Tuần lễ vàng”, xây dựng “Quỹ độc lập”. 

– Biện pháp lâu dài: Ngày 23/11/1946, quyết định lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước. 

Nhân dân cả nước đã góp được 370 kg vàng và 20 triệu đồng vào Quỹ độc lập, 40 triệu cho Quỹ đảm phụ quốc phòng.

=> khó khăn về tài chính từng bước được đẩy lùi.

Giặc dốt

Thành lập Nha bình dân học vụ, cơ quan chuyên trách việc chống “giặc dốt” 

Chỉ sau 1 năm trên toàn quốc đã tổ chức gần 76.000 lớp học và có trên 2,5 triệu người thoát nạn mù chữ.

Văn hoá – xã hội

Bài trừ các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, xây dựng nếp sống văn hoá mới

Nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân, xây dựng đời sống mới.

 

VẬN DỤNG 

Câu hỏi: Qua câu nói của Bác Hồ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu", em có suy nghĩ gì về vai trò của học sinh đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay?

Giải rút gọn: 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra sáu vấn đề, trong đó có: "Nạn dốt - Là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta”. Hồ Chí Minh luôn đề cao vị trí, vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, Người khẳng định, thanh niên trong đó có học sinh là lực lượng cách mạng hùng hậu, bộ phận quan trọng của dân tộc, là lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của cha anh. Nhận thức được điều này, thế hệ học sinh Việt Nam cần phải chăm chỉ, sáng tạo, có mục đích và động cơ học tập đúng đắn, học tập để mai sau xây dựng đất nước. 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo bài 14, Giải bài 14Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo, Siêu nhanh giải bài 14 Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo

Bình luận

Giải bài tập những môn khác