Siêu nhanh giải bài 5 Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo

Giải siêu nhanh bài 5 Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo. Giải siêu nhanh Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo phù hợp với mình


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 5. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ NHỮNG NĂM 1918 – 1930

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam. Cùng lúc, ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, sự ra đời của Quốc tế Cộng sản và các phong trào dân chủ trên thể giới tràn vào Việt Nam, thổi bùng lên phong trào đấu tranh yêu nước những năm 1918 – 1930. Khắc họa những nét chính của phong trào này là mục tiêu cơ bản mà bài học hướng tới.

1. Phong trào đấu tranh của tư sản, tiểu tư sản những năm 1918 – 1930

Câu hỏi: Hãy trình bày những nét chính về phong trào dân tộc dân chủ của nhân dân Việt Nam những năm 1918 – 1930. 

Tại sao sự kiện đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu, lễ truy điệu và để tang Phan Châu Trinh lại có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918-1930?

Giải rút gọn: 

Những nét chính: Diễn ra mạnh mẽ, hình thức đấu tranh phong phú, nhiều giai cấp – tầng lớp tham gia

Sự kiện đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu, lễ truy điệu và để tang Phan Châu Trinh lại có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918-1930 bởi vì đã tạo ra làn sóng đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân, kích thích tinh thần yêu nước. Đồng thời đây cũng là dịp người dân biểu dương lực lượng, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ. 

2. Phong trào công nhân

Câu hỏi: Dựa vào hình 5.3, hãy nêu những nét chính trong phong trào đấu tranh của công nhân từ năm 1919 đến năm 1929.

Giải rút gọn: 

Phong trào đấu tranh của công nhân thời kỳ này còn ở mức độ thấp, phụ thuộc vào phong trào yêu nước nói chung, mang tính chất tự phát, chưa tỏ rõ được sức mạnh của một lực lượng chính trị độc lập, chưa có ý thức rõ rệt về sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình. 

Cuộc bãi công Ba Son kết thúc thắng lợi đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam: không chỉ nhằm vào mục tiêu đấu tranh kinh tế mà cao hơn nữa còn nhằm vào mục đích chính trị, thể hiện tình đoàn kết giai cấp, đoàn kết quốc tế của công nhân Việt Nam. Đây là một mốc son rất quan trọng trong phong trào công nhân - giai đoạn công nhân Việt Nam bắt đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng.

3. Sự ra đời và hoạt động của các tổ chức cách mạng

Câu hỏi: Hãy trình bày những nét chính trong hoạt động của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng và tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng. 

Theo em, tại sao Việt Nam Quốc dân đảng đã không thể thành công?

Giải rút gọn: 

Tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng: 

– Thành lập ngày 14-07-1928

– Chủ yếu hoạt động ở Trung Kỳ

– Chủ trương: Đánh đổ đế quốc, thiết lập xã hội bình đẳng, bác ái

–  Hoạt động: mở lớp huấn luyện, tổ chức, lãnh đạo một số cuộc đấu tranh của học sinh, tiểu thương, công nhân, sách báo tiến bộ

Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng (1927 – 1930)

–  Sự ra đời: trào lưu dân chủ tư sản tiếp tục ảnh hưởng vào Việt Nam, đặc biệt là chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn, tác động đến một bộ phận tư sản dân tộc và tiểu tư sản Việt Nam.

– Tôn chỉ mục đích: “trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng”, “chủ nghĩa xã hội dân chủ”.

– Thành phần: trí thức, học sinh, giáo viên, công chức, những người làm nghề tự do, một số thân hào ở nông thôn, một số binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

– Hoạt động:

+ Tháng 2/1929, Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức ám sát trùm mộ phu Ba danh ở Hà Nội. 

+ Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại kéo theo sự tan rã hoàn toàn của Việt Nam quốc dân đảng, chấm dứt vai trò lịch sử của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.

Nguyên nhân thất bại Việt Nam quốc dân đảng: 

+ Ngọn cờ tư tưởng tư sản không đủ khả năng giúp nhân dân Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ.

+ Thiếu một đường lối chính trị đúng đắn và một phương pháp cách mạng khoa học.

+ Tổ chức rất lỏng lẻo, thiếu cơ sở trong quần chúng, nên không đủ sức chống đỡ trước sự tiến công của đế quốc Pháp.

+ Về khách quan, đây là lúc thực dân Pháp đang mạnh, đang củng cố được nền thống trị ở Đông Dương. So sánh lực lượng chưa có lợi cho phong trào yêu nước, thời cơ cách mạng cũng chưa xuất hiện.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Hãy hoàn thành bảng tóm tắt về những sự kiện lịch sử tiêu biểu của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930 theo mẫu dưới đây:

Thời gianNội dung sự kiện
??

Giải rút gọn: 

Thời gianNội dung sự kiện
1919Phong trào “chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá”
1923Phong trào đấu tranh chống tư bản Pháp độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kỳ
1923Thanh niên cao vọng thành lập
1925Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt thành lập
1925Đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu
1925Công nhân xưởng Ba Son ở cảng Sài Gòn bãi công
1926Lễ truy điệu, để tang Phan Châu Trinh
1927Việt Nam Quốc dân đảng thành lập
1928Tân Việt Cách mạng đảng thành lập
1930Khởi nghĩa Yên Bái

 

Câu 2: Theo em, điểm giống và khác nhau của tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng và tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng là gì?

Giải rút gọn: 

 Tân Việt Cách mạng đảngViệt Nam Quốc dân đảng
Giống nhau

- Phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh mẽ

- Thành phần: trí thức, học sinh, giáo viên, công chức, những người làm nghề tự do, một số thân hào ở nông thôn

- Phản ánh tinh thần yêu nước, ý chí căm thù của nhân dân ta

Khác nhauĐánh đổ đế quốc, thiết lập một XH bình đẳng, bác ái

 “trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng”. Năm 1928, đảng nêu lên chủ nghĩa của đảng là “chủ nghĩa xã hội dân chủ”. 

 

Chủ yếu ở Trung Kì, ngoài ra còn có ở Bắc Kì

Một số tỉnh ở Bắc kỳ, ở Trung kỳ và Nam kỳ không đáng kể.

 

Mở lớp huấn luyện, tổ chức, lãnh đạo một số cuộc đấu tranh của học sinh, tiểu thương, công nhân, sách báo tiến bộ

 

Tiến hành "cách mạng bằng sắt và máu" thông qua vụ ám sát trùm mộ phu Badanh và cuộc khởi nghĩa Yên Bái

 

VẬN DỤNG 

Câu hỏi: "Không thành công cũng thành nhân" là câu nói nổi tiếng phản ánh tư tưởng của Nguyễn Thái Học. Em hiểu câu nói đó như thế nào? Hiện nay, câu nói này có còn giá trị không? Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) chia sẻ quan điểm đó của em.

Giải rút gọn:

Khẩu hiệu “Không thành công cũng thành nhân” biểu lộ tính chất hấp tấp tiểu tư sản, tính chất hăng hái nhất thời và đồng thời cũng biểu lộ tính chất không vững chắc, non yếu của phong trào tư sản. Câu nói trên vẫn có ý nghĩa cho tới ngày này, không chỉ để tưởng nhớ đến Nguyễn Thái Học mà còn mang ý nghĩa một bài học nhân sinh, cổ vũ ý chí quyết tâm, đã làm nếu không thành công như ý mình muốn nhưng vẫn có thể thu vào cho bản thân bài học, những giá trị khác.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo bài 5, Giải bài 5Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo, Siêu nhanh giải bài 5 Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo

Bình luận

Giải bài tập những môn khác