Lý thuyết trọng tâm Lịch sử 9 Chân trời bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918- 1930

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918- 1930. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

BÀI 5: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ NHỮNG NĂM 1918 – 1930

I. Mục tiêu bài học 

Mô tả được những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918-1930.

II. Bài học 

1. Phong trào đấu tranh của tư sản, tiểu tư sản những năm 1918 – 1930

- Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản: phong trào “chấn hưng  nội hoá, bài trừ ngoại hoá” (1919); phong trào đấu tranh chống tư bản Pháp độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kỳ (1923).

- Phong trào đấu tranh của tầng lớp trí thức,học sinh, sinh viên: xuất bản các tờ báo như: Chuông rè, An Nam trẻ,..., lập ra các nhà xuất bản như: Cường học thư xã, Nam đồng thư xã,... để truyền bá tư tưởng yêu nước, tiến bộ; lập ra các tổ chức chính trị như: Thanh niên cao vọng (1923), Việt Nam Nghĩa đoàn (1925), Hội Phục Việt (1925), Đảng Thanh niên (1926),... làm nòng cốt trong các phong trào đấu tranh yêu nước; đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925) và lễ truy điệu, để tang Phan Châu Trinh (1926).

2. Phong trào công nhân

- Từ năm 1919 đến năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân chủ yếu diễn ra dưới hình thức bãi công, đòi việc làm và tăng lương.

- Tiêu biểu là cuộc bãi công của thợ máy xưởng đóng tàu Ba Son (cảng Sài Gòn). Dưới sự lãnh đạo của Công hội đỏ, công nhân bãi công ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào cách mạng ở Trung Quốc.

- Thắng lợi của cuộc bãi công chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã bắt đầu đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng.

3. Sự ra đời và hoạt động của các tổ chức cách mạng

a. Tân Việt cách mạng đảng

- Thời gian thành lập 14 – 7 – 1928

- Mục tiêu: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, nhằm thiết lập một xã hội bình đẳng và bác ái.

- Địa bàn hoạt động chủ yếu Trung Kỳ. 

- Hoạt động tiêu biểu: Phổ biến sách báo tiến bộ, mở các lớp huấn luyện, tổ chức và lãnh đạo một số cuộc đấu tranh của học sinh, tiểu thương và công nhân.

b. Việt Nam Quốc dân đảng

- Thời gian thành lập 25 – 12 – 1927.

- Mục tiêu: Đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập dân quyền.

- Địa bàn hoạt động chủ yếu Bắc Kỳ

- Hoạt động tiêu biểu: Tổ chức vụ ám sát trùm mộ phu Ba-danh ở Hà Nội (tháng 2 – 1929); tiến hành cuộc khởi nghĩa Yên Bái (đêm 9 – 2 – 1930).


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Lịch sử 9 CTST bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ, kiến thức trọng tâm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ, Ôn tập Lịch sử 9 chân trời sáng tạo bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác