Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 9 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ngày 12 – 12 – 1946 diễn ra sự kiện gì ở Việt Nam?

  • A. Pháp gây xung đột vũ trang ở Hà Nội.
  • B. Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
  • C. Pháp gửi hậu thư yêu cầu Chính phủ Việt Nam giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu.
  • D. Trung ương Đảng phát động toàn quốc kháng chiến.

Câu 2: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp của nhân dân Việt Nam bùng nổ ngày nào?

  • A. 23-9-1945.
  • B. 6-3-1946.
  • C. 18-12-1946.
  • D. 19-12-1946.

Câu 3: Sự kiện nào dưới đây trở thành tín hiệu tấn công của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (19/12/1946)?

  • A. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • B. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
  • C. Công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cắt điện toàn thành phố.
  • D. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng truyền đi.

Câu 4: Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam sau khi cách mạng tháng Tám thành công là gì?

  • A. Đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
  • B. Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
  • C. Giải quyết tàn dư của chế độ cũ để lại.
  • D. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc.

Câu 5: Các tướng lĩnh Pháp – Mĩ đã coi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là:

  • A. “một tập đoàn quân chủ lực”.
  • B. “một pháo đài bất khả xâm phạm”.
  • C. “một pháo đài bất khả chiến bại”.
  • D.“một sở chỉ huy vùng Tây Bắc”.

Câu 6: Tại Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất năm 1952 đã chọn được bao nhiêu anh hùng ?

  • A. 5 anh hùng.
  • B. 6 anh hùng.
  • C. 7 anh hùng.
  • D. 8 anh hùng.

Câu 7: Nội dung của Chính sách kinh tế mới trên lĩnh vực công nghiệp là:

  • A. Chính phủ kiểm soát các ngành công nghiệp chính, khuyến khích đầu tư nước ngoài.
  • B. Thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp, đường sắt.
  • C. Mở cửa nền kinh tế với tất các các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nhẹ.
  • D. Hạn chế cho phép tư nhân thuê, xây dựng nhà máy.

Câu 8: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) thành lập vào năm:

  • A. 1918
  • B. 1919
  • C. 1921
  • D. 1922.

Câu 9: Một trong những thời cơ của Việt Nam khi tham gia xu thế toàn cầu hóa là:

  • A. khai thác được nguồn lực trong nước.
  • B. có điều kiện tiếp cận khoa học – kĩ thuật hiện đại.
  • C. tạo điều kiện giữ vững bản sắc dân tộc.
  • D. thúc đẩy quá trình tăng cường hợp tác quốc tế.

Câu 10: Vì sao toàn cầu hoá là thời cơ với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng?

  • A. Vì nó thúc đẩy nhanh sự phát triển và xã hội hóa lượng sản xuất.
  • B. Vì nó tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
  • C. Vì nó tạo nên sự phân hóa giàu nghèo trong nội bộ từng nước.
  • D. Vì nó thúc đẩy sự hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau của các nước.

Câu 11: Năm 2020, Việt Nam đã kí hiệp định:

  • A. Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
  • B. Thương mại tự do Việt Nam – EU.
  • C. Thương mại với Trung Quốc.
  • D. Thương mại với Mỹ.

Câu 12: Việt Nam gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN năm nào?

  • A. Năm 2022.
  • B. Năm 2020.
  • C. Năm 1995.
  • D. Năm 1993.

Câu 13: Chính sách nào đã giúp Việt Nam thu hút vốn đầu tư nước ngoài và mở rộng thị trường xuất khẩu?

  • A. Chính sách về giáo dục miễn phí.
  • B. Chính sách giảm nghèo.
  • C. Chính sách Đổi mới kinh tế.
  • D. Chính sách bảo vệ môi trường.

Câu 14: Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thể hiện qua học thuyết Miyadaoa và Hasimôtô được thực hiện trong giai đoạn nào?

  • A. 1973 - 1991.
  • B. 1952 – 1973.
  • C. 1945 – 1952.
  • D. 1991 - 2000.

Câu 15: Cơ hội chủ yếu của Việt Nam từ khi gia nhập ASEAN đến nay là gì?

  • A. Hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa và giải quyết các vấn đề nóng của khu vực.
  • B. Tăng cường khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới.
  • C. Giúp giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.
  • D. Góp phần bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ.

Câu 16: Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên bang Nga là:

  • A. quốc gia độc lập như các nước cộng hòa khác.
  • B. quốc gia được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô.
  • C. quốc gia nắm mọi quyền hành ở Đông Âu.
  • D. quốc gia đứng đầu Liên bang Xô viết.

Câu 17: Nội dung nào phản ánh đúng tình hình kinh tế Liên bang Nga giai đoạn 1990 – 1995?

  • A. Tăng trưởng âm.
  • B. Tăng trưởng nhanh chóng.
  • C. Phát triển xen kẽ khủng hoảng.
  • D. Tăng trưởng chậm.

Câu 18: Xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh tạo ra:

  • A. Trật tự thế giới “đa cực”, với sự vươn lên của nhiều cường quốc.
  • B. Thời cơ và thách thức với mỗi quốc gia, dân tộc.
  • C. Điều kiện để các nước tập trung phát triển kinh tế, xây dựng sức mạnh quốc gia tổng hợp.
  • D. Xung đột quân sự, khủng bố li khai ở nhiều khu vực trên thế giới.

Câu 19: Một đặc điểm lớn của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh là sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng:

  • A. Lấy phát triển quân sự làm trọng điểm. 
  • B. Đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp.
  • C. Hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển.
  • D. Phát triển kinh tế làm trọng điểm.

Câu 20: Sau ngày 30 – 4 – 1975, vẫn tồn tại chính phủ ở miền Nam có tên là:

  • A. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • B. Chính phủ Dân chủ cộng hòa miền Nam Việt Nam.
  • C. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
  • D. Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Câu 21: Sau Đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cả nước ta là gì?

  • A. Khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế.
  • B. Ổn định tình hình chính trị - xã hội ở miền Nam.
  • C. Thống nhất nước nhà về mặt nhà nước.
  • D. Mở rộng quan hệ, giao lưu với các nước.

Câu 22: Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?

  • A. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam.
  • B. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị.
  • C. Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền.
  • D. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh.

Câu 23: Ý nghĩa nào dưới đây không phải của cuộc tổng tiến công chiến lược 1972?

  • A. Mở ra một bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
  • B. Giáng một đòn mạnh mẽ vào quân ngụy và quốc sách “bình định” của “Việt Nam hoá” chiến tranh.
  • C. Buộc Mĩ ngừng ngay cuộc ném bom đánh phá miền Bắc trong 12 ngày đêm.
  • D. Buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược, thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hoá” chiến tranh.

Câu 24: Công trình nào đã chấm dứt tình trạng “mười năm chín hạn” miền Bắc nước ta năm 1959?

  • A. Thủy lợi Bắc – Hưng – Hải.
  • B. Khu gang thép Thái Nguyên.
  • C. Nhà máy điện Việt trì.
  • D. Nhà máy dệt 8 – 3 (1960).

Câu 25: Công trình thủy lợi Bắc – Hưng – Hải đảm bảo nước cho sản xuất nông nghiệp những tỉnh nào?

  • A. Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương.
  • B. Quảng Ninh, Hưng Yên, Yên Bái.
  • C. Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương.
  • D. Hải Dương, Thái Nguyên, Hưng Yên.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác