Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 9 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, quân đội Việt Nam đã sử dụng lối đánh nào?

  • A. Đánh du kích.
  • B. Bám thắt lưng địch mà đánh.
  • C. Công kiên, đánh điểm, diệt viện.
  • D. Phục kích, truy kích.

Câu 2: Văn kiện nào sau đây không phản ánh đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng?

  • A. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam (1951).
  • B. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến (12-12-1946).
  • C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19-12-1946).
  • D. Kháng chiến nhất định thắng lợi (9-1947).

Câu 3: Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam đã:

  • A. đánh dấu mốc thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.
  • B. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp.
  • C. buộc Pháp phải ngồi vào đàm phán tại Giơnevơ.
  • D. bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava của thực dân Pháp.

Câu 4: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra trong bao nhiêu ngày đêm?

  • A. 55 ngày đêm.
  • B. 56 ngày đêm.
  • C. 60 ngày đêm.
  • D. 66 ngày đêm.

Câu 5: Nội dung nào không phản ánh đúng thuận lợi của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945?

  • A. Nhân dân giành quyền làm chủ, phấn khởi, gắn bó với chế độ.
  • B. Có sự ủng hộ, giúp đỡ tích cực của lực lượng Đồng minh.
  • C. Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao; hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành.
  • D. Có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng suốt lãnh đạo.

Câu 6: Khó khăn lớn nhất mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp phải ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?

  • A. Quân đội chưa được củng cố.
  • B. Nạn đói và nạn dốt.
  • C. Nạn ngoại xâm và nội phản.
  • D. Ngân sách nhà nước trống rỗng.

Câu 7: Vì sao Liên Xô tạm ngừng việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba?

  • A. Liên Xô tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
  • B. Tồn tại nhiều hạn chế trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội không thể khắc phục được.
  • C. Gặp phải sự chống phá và can thiệp của các nước đế quốc.
  • D. Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu thế giới. 

Câu 8: Đâu không phải là một trong những đường lối và nhiệm vụ cơ bản trong Đại hội lần thứ XIV của Đảng Bôn-sê-vích?

  • A. Thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
  • B. Thi hành chế độ lao động bắt buộc với toàn dân.
  • C. Đặt trọng tâm phát triển công nghiệp nặng.
  • D. Xóa bỏ hoàn toàn nên kinh tế nông nghiệp nhỏ. 

Câu 9: Một trong những hạn chế của xu thế toàn cầu hóa là:

  • A. tạo nên sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế.
  • B. tạo ra sự ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước.
  • C. làm thay đổi về cơ cấu dân cư và chất lượng nguồn nhân lực.
  • D. đẩy nhanh sự phân hóa về lực lượng sản xuất trong xã hội.

Câu 10: Vì sao toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược?

  • A. Đây là kết quả của việc thu hút nguồn lực bên ngoài của các nước đang phát triển.
  • B. Các nước tư bản tăng cường đầu tư vốn ra thị trường thế giới.
  • C. Đây là kết quả của quá trình tăng lên mạnh mẽ của lực lượng sản xuất.
  • D. Các cường quốc đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu.

Câu 11: Đâu không phải là một trong những lợi ích của Việt Nam từ việc tham gia các Hiệp định Thương mại Quốc tế?

  • A. Tăng cường quan hệ ngoại giao.
  • B. Mở rộng thị trường xuất khẩu.
  • C. Tăng cường hợp tác kinh tế với các quốc gia khác.
  • D. Giảm sự phụ thuộc vào một số thị trường chính.

Câu 12: Trong thập kỷ gần đây, chính sách nào đã được thúc đẩy để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân?

  • A. Chính sách giảm nghèo.
  • B. Chính sách mở cửa thị trường.
  • C. Chính sách tăng thuế.
  • D. Chính sách phát triển công nghiệp.

Câu 13: Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN?

  • A. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
  • B. Hợp tác liên minh về chính trị, đối ngoại, an ninh chung.
  • C. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau.
  • D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Câu 14: Việt Nam gia nhập ASEAN (1995) có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Mở ra triển vọng cho sự liên kết toàn khu vực Đông Nam Á.
  • B. Chứng tỏ sự đối đầu về quân sự giữa hai khối nước ở Đông Nam Á có thể hòa giải.
  • C. Chứng tỏ sự hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN ngày càng có hiệu quả.
  • D. Chứng tỏ ASEAN đã trở thành một liên minh kinh tế - chính trị.

Câu 15: Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hi vọng gì?

  • A. Thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu.
  • B. Nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.
  • C. Tăng cường hợp tác khoa học-kĩ thuật với các nước châu Âu.
  • D. Xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu.

Câu 16: Mĩ đã sử dụng chiêu bài nào để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác trong chiến lược “Cam kết và mở rộng”?

  • A. Ủng hộ độc lập dân tộc.
  • B. Thúc đẩy dân chủ.
  • C. Chống chủ nghĩa khủng bố.
  • D. Tự do, tín ngưỡng.

Câu 17: Nhận định nào dưới đây phản ánh đầy đủ mối quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX?

  • A. Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học - công nghệ đã tác động đến quan hệ giữa các nước.
  • B. Quy mô toàn cầu của các hoạt động kinh tế, tài chính và chính trị của các quốc gia và các tổ chức quốc tế.
  • C. Các quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hóa, các quốc gia cùng tồn tại hòa bình, vừa đấu tranh vừa hợp tác.
  • D. Sự tham gia của các nước Á,  Phi, Mĩ La tinh mới giành được độc lập vào các hoạt động chính trị quốc tế.

Câu 18: Tại sao nói “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển là thời cơ đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI”?

  • A. Các nước đang phát triển có môi trường hòa bình để phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tận dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật, tăng cường mối giao lưu văn hóa, giáo dục, thể thao.
  • B. Các quốc gia, dân tộc trên thế giới có môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước, tăng cường sự hợp tác quốc tế và ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.
  • C. Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực lực của mỗi quốc gia.
  • D. Các nước phát triển có điều kiện để tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như mở rộng thị trường, đầu tư vốn, khoa học - kỹ thuật, tận dụng nguồn nhân công, nguyên liệu giá rẻ từ thế giới thứ 3.

Câu 19: Nội dung nào không phản ánh đường lối đổi mới kinh tế của Đảng?

  • A. Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cầu nhiều ngành nghề.
  • B. Phát triển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp.
  • C. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
  • D. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

Câu 20: Trong giai đoạn 1976 – 1986, Việt Nam vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa thực hiện cuộc đấu tranh:

  • A. bảo vệ tổ quốc ở biên giới phía Bắc và Tây Nam.
  • B. bảo vệ tổ quốc ở biên giới Đông Bắc và Tây Bắc.
  • C. chống lại sự xâm nhập của tập đoàn Khơme đỏ.
  • D. chống lại sự tấn công của Trung Quốc ở phía Tây Nam.

Câu 21: Hướng tiến công chủ yếu của quân ta trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 là:

  • A. Quảng Trị.
  • B. Tây Nguyên.
  • C. Đông Nam Bộ.
  • D. Bắc Trung Bộ.

Câu 22: Năm 1969 đã diễn ra sự kiện gì đặc biệt?

  • A. Mỹ thay thế Chiến tranh đặc biệt bằng chiến lược Chiến tranh cục bộ.
  • B. Mỹ thay thế Chiến tranh cục bộ bằng chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.
  • C. Quân Giải phóng anh dũng chiến đấu bảo vệ Huế.
  • D. Quân Giải phóng miền Nam tấn công vào các căn cứ quan trọng của Mỹ.

Câu 23: Âm mưu chiến lược của Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam sau khi ký Hiệp định Giơnevơ là gì?

  • A. Phá hoại Hiệp định Giơnevơ nhằm chiếm lấy Việt Nam.
  • B. Chia cắt nước ta, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.
  • C. Biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ không quân của Mỹ ở Đông Dương.
  • D. Dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm ở miền Nam.

Câu 24: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) được tổ chức trong hoàn cảnh nào?

  • A. Miền Bắc đã hoàn thành công cuộc xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa, nhân dân đang phấn khởi tin tưởng bắt tay xây dựng chế độ mới.
  • B. Cách mạng miền Nam đang đứng trước những khó khăn lớn, chính sách "tố cộng, diệt cộng” của Mĩ - Diệm đã làm cho lực lượng cách mạng tổn thất nặng nề.
  • C. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đang gặp khó khăn, chưa có sự ủng hộ của các lực lượng hòa bình trên thế giới.
  • D. Cách mạng hai miền Nam đang chuyển sang thế tiến công, miền Bắc đã hoàn thành cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế.

Câu 25: Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” của quân dân miền Nam Việt Nam?

  • A. Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
  • B. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.
  • C. Làm thất bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
  • D. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác