Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 9 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 và tình hình Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 chứng tỏ điều gì?

  • A. Dân tộc và dân chủ là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng.
  • B. Giành chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng.
  • C. Giành và giữ chính quyền chỉ là sự nghiệp của giai cấp vô sản.
  • D. Giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền còn khó hơn.

Câu 2: Việc kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 chứng tỏ điều gì? 

  • A. Sự mềm dẻo của Việt Nam trong việc phân hóa kẻ thù.
  • B. Sự thỏa hiệp của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • C. Việt Nam không có khả năng đánh bại quân Pháp.
  • D. Sự non yếu trong lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 3: Ngày 17 – 12 – 1946 diễn ra sự kiện gì?

  • A. Thực dân Pháp khiêu khích quân ta.
  • B. Thực dân Pháp chiếm đóng trái phép Sở Tài chính.
  • C. Quân Pháp đánh chiếm Hải Phòng.
  • D. Quân Pháp gây ra vụ thảm sát ở phố Hàng Bún và phố Yên Ninh.

Câu 4: Cụm cứ điểm nào được Việt Nam chọn làm nơi mở đầu cho chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?

  • A. Cao Bằng.
  • B. Thất Khê.
  • C. Đông Khê.
  • D. Đình Lập.

Câu 5: Vì sao Đại hội Đại biểu lần II của Đảng (1951) lại đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta?

  • A. Đảng vẫn tiếp tục nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
  • B. Đã hoàn thiện được đường lối đấu tranh, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng với cuộc kháng chiến.
  • C. Đã giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.
  • D. Đã đưa Đảng ra hoạt động công khai, tiếp tục nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Câu 6: Bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) được vận dụng trong xây dựng đất nước hiện nay là:

  • A. kết hợp đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao.
  • B. đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của nhân dân.
  • C. tận dụng thời cơ, chớp thời cơ cách mạng kịp thời.
  • D. kiên quyết, khéo léo trong đấu tranh quân sự.

Câu 7: Thành tựu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trên lĩnh vực giáo dục là:

  • A. Xóa bỏ nạn mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học trên toàn quốc.
  • B. Phổ cấp giáo dục Phổ thông trung học ở các thành phố lớn. 
  • C. Khảo sát thành công nền giáo dục châu Âu và áp dụng thực hiện ở Liên xô. 
  • D. Khoa học tự nhiên phát triên vượt bậc, vượt Anh, Pháp, Đức (năm 1937). 

Câu 8: Hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là gì?

  • A. Đầu tư một tỉ lệ quá thấp cho công nghiệp nặng. 
  • B. Đẩy nhanh tốc độc tập thể hóa nông nghiệp khi người dân chưa hoàn toàn sẵn sàng.
  • C. Chưa thực sự xóa bỏ được các giai cấp bóc lột.
  • D. Nạn mù chữ chưa được xóa bỏ trên toàn quốc. 

Câu 9: Tổ chức nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

  • A. Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA).
  • B. Diễn đàn hợp tác Á- Âu (ASEM).
  • C. Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
  • D. Hiệp định thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA).

Câu 10: Thách thức nghiêm trọng về mặt chính trị mà xu thế toàn cầu hóa tạo ra cho các nước là gì?

  • A. Vấn đề sinh thái, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.
  • B. Sự phân hóa giàu nghèo càng ngày càng lớn.
  • C. Những tệ nạn xã hội và tội phạm mang tính quốc tế.
  • D. Vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Câu 11: Trong nhiệm kì 2020 – 2021, Việt Nam không đảm nhiệm trọng trách quan trọng của tổ chức nào?

  • A. Chủ tịch ASEAN.
  • B. Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
  • C. Chủ tịch AIPA – 41.
  • D. Liên minh châu Âu.

Câu 12: Đâu không phải là nội dung cơ bản trong công cuộc Đổi mới của Việt Nam giai đoạn từ 1991 – 1995?

  • A. Đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
  • B. Mở cửa thị trường và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
  • C. Vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội.
  • D. Phá thế bị bao vây, cô lập.

Câu 13: Trong giai đoạn 1991 -2000, Nhật Bản đã thi hành chính sách ngoại giao như thế nào?

  • A. Chú trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.
  • B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ và coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu.
  • C. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
  • D. Hòa bình, thân thiện và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 14: Ở khu vực Đông Bắc Á hiện nay, những nước có nền kinh tế đứng thứ 2 và thứ 3 thế giới lần lượt là:

  • A. Nhật Bản và Trung Quốc.
  • B. Trung Quốc và Hàn Quốc.
  • C. Trung Quốc và Nhật Bản.
  • D. Nhật Bản và Hàn Quốc.

Câu 15: Điểm chung của Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là:

  • A. cùng giúp đỡ nhau phát triển.
  • B. trung tâm kinh tế - tài chính lớn thế giới.
  • C. cùng thực hiện chiến lược toàn cầu.
  • D. tiến hành chiến tranh xâm lược bên ngoài.

Câu 16: Quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là

  • A. Mĩ.
  • B. Liên Xô.
  • C. Nhật Bản.
  • D. Đức.

Câu 17: Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vào năm nào?

  • A. Năm 1994.
  • B. Năm 1995.
  • C. Năm 1996.
  • D. Năm 1997.

Câu 18: Một trong những xu thế trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh mà Đảng cộng sản Việt Nam đã vận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông là:

  • A. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
  • B. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp kinh tế.
  • C. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp liên minh chính trị với các nước.
  • D. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp chính trị kết hợp với quân sự.

Câu 19: Vì sao các cường quốc điều chỉnh quan hệ theo xu hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp?

  • A. Muốn có điều kiện thuận lợi để vươn lên xác lập vị thế quốc tế.
  • B. Các tổ chức chính trị tăng cường can thiệp vào quan hệ quốc tế.
  • C. Tác động tích cực của các tập đoàn tư bản đối với nền chính trị.
  • D. Hoạt động hiệu quả của các tổ chức liên kết thương mại quốc tế.

Câu 20: Theo quyết định của kì họp thứ nhất của Quốc hội khóa VI (1976), thành phố Sài Gòn - Gia Định được đổi thành Thành phố:

  • A. Hồ Chí Minh.
  • B. Sài Gòn.
  • C. Gia Định.
  • D. Biên Hòa.

Câu 21: Từ ngày 15 đến ngày 21 - 11- 1975 diễn ra sự kiện gì?

  • A. Cuộc tổng tuyển cử của cả nước lần thứ nhất.
  • B. Cuộc tổng tuyển cử của cả nước lần thứ hai.
  • C. Hội nghị hiệp thương thống nhất đất nước tại Sài Gòn.
  • D. Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất.

Câu 22: Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất không nhằm mục đích nào sau đây?

  • A. Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, xây dựng CNXH ở miền Bắc.
  • B. Ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
  • C. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân hai miền.
  • D. Cứu nguy cho chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán.

Câu 23: Ai là Tổng thống cuối cùng của Chính phủ Sài Gòn ?

  • A. Nguyễn Văn Thiệu.                         
  • B. Nguyễn Cao Kì.
  • C. Trần Văn Hương.                                      
  • D. Dương Văn Minh.

Câu 24: Một phong trào thi đua ở miền Nam trong thời kì chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là:

  • A. nắm lấy thắt lưng địch mà đánh.
  • B. tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt.
  • C. thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công.
  • D. vành đai diệt Mĩ.

Câu 25: Hình thức khởi nghĩa chống lại ách thống trị của Mĩ - Diệm đã diễn ra đầu tiên ở đâu?

  • A. Bến Tre.                                                              
  • B. Bình Định.
  • C. Quảng Ngãi.                                                        
  • D. Tây Ninh.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác