Lý thuyết trọng tâm Lịch sử 9 Chân trời bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 8: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

I. Mục tiêu bài học 

- Nêu được tình hình Việt Nam dưới ách thống trị của Pháp - Nhật Bản.

- Nhận biết được sự chuẩn bị của nhân dân Việt Nam tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền: chuyển hướng chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương; sự ra đời của Mặt trận Việt Minh; cao trào kháng Nhật cứu nước.

- Trình bày được diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và đánh giá được vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.

II. Bài học 

1. Việt Nam dưới ách thống trị Pháp - Nhật

a. Chính sách cai trị của thực dân Pháp

-Thủ tiêu các quyền lợi dân sinh, dân chủ, giải tán các hội ái hữu, bắt giam những người yêu nước.

– Thực thi chính sách “kinh tế chỉ huy”, kiểm soát gắt gao hàng hoá, ấn định giá cả, tăng thuế cũ, thêm thuế mới, giảm lương, tăng giờ làm,...

b. Chính sách cai trị của Nhật

- Cùng thực dân Pháp cai trị Đông Dương, thực hiện nhiều chính sách cai trị thâm độc, đặc biệt là cưỡng bức nông dân nhổ lúa, hoa màu trồng cây công nghiệp phục vụ nhu cầu chiến tranh.

=> Kết luận:Nhân dân Việt Nam rơi vào tình cảnh “một cổ hai tròng”. Cuộc sống của đại bộ phận nhân dân, kể cả tầng lớp trí thức, tư sản dân tộc đều bị đẩy đến “bước đường cùng”. Nạn đói khiến khoảng 2 triệu người dân Việt Nam chết vào cuối năm 1944, đầu năm 1945.

2. Chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền

- Tình hình bối cảnh: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã quyết định chuyển hướng chiến lược để đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

- Các sự kiện chính:

+ Tháng 5 năm 1941, tại Hội nghị Trung ương Đảng, Đảng Cộng sản Đông Dương xác định rõ nhiệm vụ chủ yếu là giải phóng dân tộc và tiếp tục khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.

+ Hội nghị cũng nhấn mạnh việc chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trọng tâm.

- Thành lập lực lượng và tổ chức:

+ Ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Minh được thành lập.

+ Đến ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân ra đời, nhằm tập hợp nhân dân vì mục tiêu giải phóng dân tộc.

- Hoạt động: 

+ Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, mở ra cơ hội thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa.

+ Các cuộc khởi nghĩa từng phần bắt đầu diễn ra ở một số địa phương như Bắc Ninh, Bà Tơ...

- Chính sách: Tại Đại hội Quốc dân ngày 16/8/1945, Việt Minh công bố mười chính sách lớn, bao gồm: xóa bỏ chính quyền tay sai, tổ chức tổng tuyển cử, thực hiện ruộng đất cho dân cày...

- Lời kêu gọi đấu tranh: Mặt trận Việt Minh đã ra lời kêu gọi toàn dân tham gia kháng Nhật, cứu nước, thúc đẩy cao trào khởi nghĩa toàn quốc.

- Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ:

+ Họp từ ngày 15 đến 20/4/1945

+ Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân

+ Mở trường đào tạo cán bộ quân sự và chính trị

+ Xây dựng 7 chiến khu trên cả nước

3. Tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945 và sự ra đời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà

- Bối cảnh:

+ Tháng 8 – 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối, quân đội Nhật Bản liên tiếp thất bại trước sự tiến công của quân Đồng minh. 

+ Trước tình hình đó, ngày 15 – 8 – 1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng không điều kiện. 

+ Ở Đông Dương, quân đội Nhật Bản rệu rã, Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang. Khí thế cách mạng của quần chúng dâng cao. 

=> Ngay khi nhận được những thông tin về việc Nhật Bản sắp đầu hàng Đồng minh (từ ngày 13 – 8 – 1945), Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh đã thành lập ngay Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc.

- Hoạt động:

+ 13 – 8 – 1945 Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc được thành lập, phát đi bản Quân lệnh số 1.

+ 14 – 8 – 1945 Nhiều xã, huyện ở Bắc Bộ và Trung Bộ bắt đầu khởi nghĩa.

+ 16 – 8 – 1945 Giải phóng quân tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên.

+ 18 – 8 – 1945 Bốn tỉnh đầu tiên giành chính quyền: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

+ 19 – 8 – 1945 Giành chính quyền ở Hà Nội.

+ 23 – 8 – 1945 Giành chính quyền ở Huế.

+ 25 – 8 – 1945 Giành chính quyền ở Sài Gòn.

+ 28 – 8 – 1945 Hai tỉnh cuối cùng là Đồng Nai Thượng, Hà Tiên giành chính quyền.

+ 2 – 9 – 1945 Tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố với nhân dân cả nước và toàn

thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Nhận xét: Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có quyết định kịp thời, đúng đắn, lãnh đạo nhân dân ta “chớp thời cơ” giúp cuộc Tổng khởi nghĩa giành được thắng lợi nhanh chóng.

4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử

a. Nguyên nhân thắng lợi 

– Chủ quan:

+ Truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất cho độc lập tự do; đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh.

+ Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh (đường lối, phương pháp, chuẩn bị lực lượng, việc “chớp thời cơ”,...).

+ Quá trình chuẩn bị lực lượng trong suốt 15 năm.

+ Sự đồng lòng, nhất trí, chỉ đạo sáng tạo của các cấp bộ Đảng, Mặt trận Việt Minh trong việc “chớp thời cơ”, giành chính quyền.

– Khách quan: Chiến thắng của lực lượng Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít, nhất là sự kiện Nhật Bản đầu hàng Đồng minh đã cổ vũ và tạo thời cơ để nhân dân Việt Nam đứng lên Tổng khởi nghĩa.

b. Ý nghĩa lịch sử

– Với dân tộc:

+ Mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc: lật đổ ách thống trị của Pháp – Nhật Bản, xoá bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến, lập ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

+ Mở ra kỉ nguyên mới của dân tộc: kỉ nguyên độc lập, tự do; kỉ nguyên nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc; kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.

+ Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền – chuẩn bị những điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo của cách mạng.

– Với thế giới:

+ Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm suy yếu chúng.

+ Cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng, ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng Lào và Cam-pu-chia.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Lịch sử 9 CTST bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945, kiến thức trọng tâm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945, Ôn tập Lịch sử 9 chân trời sáng tạo bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945

Bình luận

Giải bài tập những môn khác