Lý thuyết trọng tâm Lịch sử 9 Chân trời bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 - 1939

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 - 1939. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 7: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM THỜI KÌ 1930 – 1939

I. Mục tiêu bài học 

Mô tả được những nét chủ yếu của phong trào cách mạng giai đoạn 1930 - 1931 và 1936 - 1939.

II. Bài học 

1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ – Tĩnh

a. Nguyên nhân

– Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933)  Mâu thuẫn dân tộc và giai cấp sâu sắc (nguyên nhân sâu xa).

– Thực dân Pháp tăng cường khủng bố, đàn áp sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái

(2 – 1930).

– Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo đấu tranh (nguyên nhân quyết định).

b. Diễn biến

– Năm 1930: phong trào phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu là các cuộc đấu tranh ngày 1 – 5 – 1930 của công nhân Vinh – Bến Thuỷ.

– Từ ngày 1 đến ngày 12 – 9 –1930: cuộc biểu tình có vũ trang của hàng chục ngàn nông dân Thanh Chương, Nghi Lộc, Diễn Châu, Hưng Nguyên

(Nghệ An) và Can Lộc (Hà Tĩnh).

c. Kết quả

– Hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã.

– Thành lập chính quyền Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh; thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, thi hành nhiều chính sách tiến bộ.

d. Ý nghĩa

– Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

– Vai trò và sức mạnh của công nhân, nông dân trong đấu tranh.

2. Phong trào dân chủ 1936 - 1939

a. Giai đoạn 1936

– Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, nhằm tập hợp nhân dân đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh, chống chế độ phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình.

– Giữa năm 1936, phong trào Đông Dương đại hội thu thập “dân nguyện” đưa yêu sách đến Chính phủ Pháp đòi tự do, cơm áo, hoà bình.

– Cuộc bãi công của công nhân than Hòn Gai, Cẩm Phả, Mông Dương,... (Quảng Ninh) (23 – 11 – 1936).

b. Giai đoạn 1937

– Phong trào đón phái viên Chính phủ Pháp và Toàn quyền mới ở Đông Dương (đầu năm 1937).

– Cuộc bãi công của công nhân xe lửa Nam Đông Dương (7 – 1937) và công nhân mỏ than Vàng Danh (9 – 1937).

– Đảng Cộng sản Đông Dương giành thắng lợi trong kì tranh cử vào Viện Dân biểu Trung Kỳ (8 – 1937).

c. Giai đoạn 1938

– Mít tinh kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động (1 – 5 – 1938) với hơn hai mươi nghìn người tham gia ở khu Đấu xảo (Hà Nội).

– Mặt trận Dân chủ Đông Dương giành thắng lợi trong kì tranh cử vào Viện Dân biểu Bắc Kỳ.

d. Giai đoạn 1939

Thực dân phản động Pháp thẳng tay đàn áp, phong trào thu hẹp dần.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Lịch sử 9 CTST bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam, kiến thức trọng tâm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam, Ôn tập Lịch sử 9 chân trời sáng tạo bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam

Bình luận

Giải bài tập những môn khác