Giải VBT Lịch sử 9 Chân trời bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 - 1939

Giải chi tiết VBT Lịch sử 9 chân trời sáng tạo bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 - 1939. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

CHƯƠNG 2 – VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

BÀI 7 – PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM THỜI KỲ 1930 – 1939

Câu 1: Bức tranh vẽ cuộc biểu tình của nông dân ngày 12-9- 1930 ở Nghệ-Tĩnh và bức ảnh chụp cuộc mít tinh ngày 1-5-1938 của đông đảo quần chúng nhân dân ở Hà Nội đã phản ảnh hai sự kiện tiêu biểu trong phong trào cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930-1931 và 1936-1939. Vậy, những nét chủ yếu của phong trào cách mạng đó là gì? Phong trào đã diễn ra như thế nào?

CHƯƠNG 2 – VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945BÀI 7 – PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM THỜI KỲ 1930 – 1939

Bài giải chi tiết:

- Nét chính về phát triển cách mạng 1930-1931:

+ Trong những năm 1929 - 1933, kinh tế Việt Nam phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước Pháp. Đời sống của các tầng lớp nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian này, thực dân Pháp đàn áp dã man cuộc khởi nghĩa Yên Bái khiến cho tình hình xã hội vô cùng căng thẳng. Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng trong cả nước.

+ Thực dân Pháp tập trung lực lượng đàn áp, phong trào bị tổn thất nghiêm trọng.

- Nét chính về phát triển cách mạng 1936-1939: Vào nửa cuối những năm 30 của thế kỉ XX, trước những biến chuyển của tình hình thế giới và trong nước, Đảng Cộng sản Đông Dương thay đổi chủ trương, chuyển sang hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, với mục tiêu đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hoà bình.

Câu 2: Dựa vào lược đồ 7.3, tư liệu 7.4 và thông tin trong bài, hãy trình bày những nét chính của phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh. Tại sao Xô viết Nghệ -Tĩnh lại được coi là đỉnh cao của phong trào cách mạng giai đoạn 1930-1931?

CHƯƠNG 2 – VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945BÀI 7 – PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM THỜI KỲ 1930 – 1939

Bài giải chi tiết:

Nét chính về phong trào cách mạng 1930-1931

♦ Nguyên nhân bùng nổ

- Việt Nam là thuộc địa của Pháp nên cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933).

- Mâu thuẫn trong xã hội ngày càng sâu sắc, nổi lên với hai mẫu thuẫn cơ bản là: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

- Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời đã kịp thời lãnh đạo cách mạng và đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên phạm vi toàn quốc.

♦ Diễn biến chính

- Đầu năm 1930, một số cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác đã nổ ra với mục tiêu đòi cải thiện đời sống, đòi tăng lương, giảm giờ làm...

- Từ tháng 5/1930, phong trào phát triển mạnh mẽ trong phạm vi cả nước.

- Đến tháng 9 và tháng 10/1930, phong trào đạt đến đỉnh cao, quyết liệt nhất là ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nghệ An - Hà Tĩnh đã làm bộ máy chính quyền của thực dân và phong kiến tay sai ở nhiều huyện bị tê liệt, ở một số thôn, xã bị tan rã.

- Hoảng sợ trước phong trào quần chúng, thực dân Pháp tiến hành khủng bố cực kì tàn bạo.  Đầu năm 1931, thực dân Pháp tập trung lực lượng đàn áp, khủng bố phong trào. Nhiều tổ chức của Đảng bị phá vỡ, hàng vạn cán bộ, đảng viên, người yêu nước bị bắt giam. Phong trào cách mạng 1930-1931 tạm thời lắng xuống.

♦ Ý nghĩa

- Khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng.

- Khối liên minh công-nông được hình thành.

- Để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng sau này.

Những biểu hiện chứng tỏ Xô viết Nghệ-Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931:

- Nghệ An, Hà Tĩnh là địa bàn diễn ra sôi nổi, liên tục các cuộc bãi công của công nhân, biểu tình của nông dân;

- Công nhân và nông dân đã liên kết, hưởng ứng phong trào của nhau để làm cho bộ máy chính quyển của thực dân và phong kiến tay sai ở nhiều huyện tê liệt, ở một số thôn, xã bị tan rã. Tại đó, chính quyền nhân dân được thành lập dưới hình thức các xô viết.

- Chính quyền Xô viết là biểu hiện đỉnh cao của cao trào Xô viết Nghệ-Tĩnh với việc ban hành và thực hiện nhiều chính sách tiến bộ, như:

+ Ban bố các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân (về chính trị);

+ Chia ruộng đất công, bãi bỏ các thứ thuế vô lí, thực hiện giảm tô và xoá nợ cho dân nghèo (về kinh tế);

+ Tổ chức đời sống mới, mở các lớp dạy chữ Quốc ngữ, xoá bỏ các tệ nạn xã hội,... (về văn hoá, xã hội),...

=> Như vậy, Xô viết Nghệ-Tĩnh thật sự là chính quyển cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng (chính quyền của dân, do dân và vì dân).

Câu 3: Dựa vào thông tin trong bài, hãy xây dựng một đường thời gian về diễn biến chính của phong trào dân chủ giai đoạn 1936-1939. Đọc tư liệu 7.8 và thông tin trong bài, hãy rút ra ý nghĩa của phong trào.

CHƯƠNG 2 – VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945BÀI 7 – PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM THỜI KỲ 1930 – 1939

Bài giải chi tiết:

- Trục thời gian về phong trào cách mạng 1936-1939:

CHƯƠNG 2 – VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945BÀI 7 – PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM THỜI KỲ 1930 – 1939

- Ý nghĩa của phong trào:

+ Phong trào dân chủ 1936-1939 là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đã buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách cụ thể về dân sinh, dân chủ.

+ Là cuộc diễn tập cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.

+ Đảng tích luỹ được nhiều bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, tổ chức đấu tranh ,...

Câu 4: Những bằng chứng lịch sử nào cho thấy phong trào đã huy động thành công sức mạnh của đông đảo quần chúng nhân dân?

Bài giải chi tiết:

Những bằng chứng lịch sử cho thấy phong trào đã huy động thành công sức mạnh của đông đảo quần chúng nhân dân:

+ Phong trào Đông Dương Đại hội: chỉ chưa đầy 3 tháng kể từ khi phong trào bùng nổ, riêng Nam Kỳ đã có khoảng 600 Uỷ ban hành động được lập ra; từ Nam Kỳ phong trào lan ra cả nước, quần chúng khắp nơi tổ chức các cuộc mít tinh, hội họp, diễn thuyết để thu thập “dân nguyện"; buộc Chính quyền thực dân phải giải quyết một phần yêu sách của nhân dân.

+ Cuộc mít tinh kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động 1 - 5 - 1938 tại khu Đấu xảo (Hà Nội): thu hút hơn hai mươi nghìn người tham gia, với đủ các giới thanh niên, phụ nữ, nông dân, công nhân, viên chức, văn nghệ sĩ, báo chí ,... ở Hà Nội và một số tỉnh lân cận tham gia.

Câu 5: Dựa vào nội dung bài học, hãy hoàn thành bảng hệ thống kiến thức về phong trào cách mạng 1930- 1931 và phong trào dân chủ 1936-1939 theo mẫu dưới đây:

Bài giải chi tiết:

 

Phong trào cách mạng 1930-1931

Phong trào dân chủ 1936-1939

Lãnh đạo

Đảng Cộng sản Đông Dương

Đảng Cộng sản Đông Dương

Lực lượng

Chủ yếu là công nhân - nông dân

Đông đảo quần chúng nhân dân (công nhân, nông dân, thị dân, trí thức,…)

Hình thức

Bãi công và biểu tình

Bãi công, biểu tình, bãi thị, đấu tranh nghị trường, báo chí,…

Quy mô

Diễn ra trên toàn quốc

Diễn ra trên toàn quốc

Ý nghĩa

- Thể hiện tinh thần đấu tranh và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam;

- Rèn luyện lực lượng cho cách mạng.

- Quần chúng được giác ngộ về chính trị, được tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất và trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.

Câu 6: Bàn về bài học lịch sử của phong trào mặt trận dân chủ 1936-1939, Chủ tịch Hồ Chi Minh nhấn mạnh: “Việc gì đúng với nguyện vọng nhân dân thì được quần chúng nhân dân ủng hộ và như vậy mới thật là một phong trào quần chúng”. Em có đồng ý với nhận định trên không? Vì sao?

Bài giải chi tiết:

- Đồng tình với nhận định: “Việc gì đúng với nguyện vọng nhân dân thì được quần chúng nhân dân ủng hộ và như vậy mới thật là một phong trào quần chúng”

- Chứng minh:

+ Kẻ thù trực tiếp trước mắt của nhân dân Việt Nam trong những năm 1936-1939 là: lực lượng phản động thuộc địa - đây là những bộ phận nguy hiểm nhất trong kẻ thù của dân tộc.

+ Mục tiêu đấu tranh trong phong trào cách mạng 1936-1939 là: đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ - đây là quyền lợi của dân tộc và nhân dân Việt Nam phải đấu tranh để đòi lại những quyền lợi này từ tay kẻ thù của dân tộc.

+ Phong trào cách mạng 1936-1939 lôi cuốn sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân có mâu thuẫn với chế độ phản động thuộc địa và tay sai - đây là lực lượng dân tộc.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải VBT Lịch sử 9 chân trời , Giải VBT Lịch sử 9 CTST, Giải VBT Lịch sử 9 bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam

Bình luận

Giải bài tập những môn khác