Giải VBT Lịch sử 9 Chân trời bài 18: Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975
Giải chi tiết VBT Lịch sử 9 chân trời sáng tạo bài 18: Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
CHƯƠNG 4 – VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991
BÀI 18 – VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975
Câu 1: Hãy trình bày những thắng lợi tiêu biểu đánh dấu thắng lợi của quân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1965- 1973
Bài giải chi tiết:
- Những thắng lợi trong chiến đấu chống “chiến tranh cục bộ”
+ Chiến thắng Vạn Tường (1965)
+ Thắng lợi trong hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967
+ Thắng lợi trong Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân.
- Những thắng lợi trong chiến đấu chống “Việt Nam hóa chiến tranh”
+ Trên mặt trận chính trị - ngoại giao: Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa Miền Nam Việt Nam được thành lập (1969); Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương được triệu tập (1970); Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết (1973)
+ Trên mặt trận quân sự: thắng lợi trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972
Câu 2: Những thắng lợi đó đã làm thay đổi cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam như thế nào?
Bài giải chi tiết:
- Những thắng lợi trong chiến đấu chống “chiến tranh cục bộ”
+ Chiến thắng Vạn Tường (1965) → cho thấy quân dân miền Nam có khả năng đánh thắng chiến lược chiến tranh cục bộ; đồng thời mở đầu cao trào "Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt" trên khắp miền Nam.
+ Thắng lợi trong Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân → buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hoá” chiến tranh xâm lược (thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”); chấp nhận đàm phán ở Pa-ri (Pháp) để bàn về chấm dứt chiến tranh.
- Những thắng lợi trong chiến đấu chống “Việt Nam hóa chiến tranh”
+ Thắng lợi trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 → buộc Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược (thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”)
+ Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết → đánh dấu quân dân Việt Nam đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút”; tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Câu 3: Nhân dân miền Bắc đã giành được thắng lợi trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ như thế nào?
Bài giải chi tiết:
* Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất:
- Sau khi dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ (tháng 8-1964), Mỹ cho máy bay ném bom bắn phá một số nơi ở miền Bắc. Tháng 2-1965, Mỹ chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất bằng không quân và hải quân.
- Ngay từ ngày đầu Mỹ mở rộng chiến tranh, quân dân miền Bắc đã chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và chi viện cho miền Nam.
- Kết quả:
+ Trong hơn 4 năm, miền Bắc bắn rơi, phá huỷ 3.243 máy bay, loại khỏi vòng chiến dấu hàng nghìn phi công, bán cháy và chìm 143 tàu chiến.
+ Giao thông vận tải ở miền Bắc vẫn được đảm bảo thông suốt, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống.
- Bị thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam-Bắc, ngày 1-11-1968, Mỹ phải tuyên bố ngừng chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
* Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai:
- Tháng 4-1972, Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai bằng không quân và hải quân.
- Quân dân miền Bắc đã chủ động, kịp thời chống trả ngay từ trận đầu, đặc biệt đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và nhiều thành phố khác ở miền Bắc trong 12 ngày đêm (từ 18 đến 29-12-1972).
- Thắng lợi này được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải trở lại bàn hội nghị và kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (1973).
Câu 4: Hãy trình bày vai trò hậu phương lớn của miền Bắc đối với miền Nam.
Bài giải chi tiết:
Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương
- Nhờ hai tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc-Nam (trên bộ và trên biển), trong giai đoạn 1965-1973, tính chung sức người, sức của từ miền Bắc chi viện cho miền Nam đã tăng gấp nhiều lần so với giai đoạn trước.
- Qua 4 năm (1965-1968), hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội đã được cử vào Nam tham gia và phục vụ chiến đấu, xây dựng kinh tế, văn hoá tại các vùng giải phóng; hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men,.... cũng được chi viện cho miền Nam.
Câu 5: Hãy trình bày nét chính về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Bài giải chi tiết:
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 trải qua ba chiến dịch lớn: chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế-Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh.
+ Chiến dịch Tây Nguyên diễn ra từ ngày 4-3 đến ngày 24-3 kết thúc thắng lợi.
+ Chiến dịch Huế-Đà Nẵng bắt đầu từ ngày 21-3, đến ngày 26-3 thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên dược giải phóng, đến chiều 29-3, Đà Nẵng cũng dược hoàn toàn giải phóng.
+ Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu 26/4, đến 30/4/1975, xe tăng Quân Giải phóng tiến vào Độc Lập, bắt toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn. 11 giờ 30 phút, lá cờ cách mạng tung bay nóc dinh, báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
- Sau khi Sài Gòn được giải phóng, lực lượng vũ trang và nhân dân các tỉnh còn lại đã thừa thắng tiến công và nổi dậy. Ngày 2-5, Châu Đốc là tỉnh cuối cùng ở miền Nam được giải phóng.
=> Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 kết thúc thắng lợi. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam toàn thắng.
Câu 6: Đọc tư liệu 18.18, em có đồng ý với nhận định “Sài Gòn đầu hàng với tiếng thở phào nhẹ nhõm”? Hãy giải thích
Bài giải chi tiết:
- Không đồng tình với nhận định “Sài Gòn đầu hàng với tiếng thở phào nhẹ nhõm”
- Giải thích: thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Thắng lợi này khiến cho thành phố Sài Gòn (nói riêng) và toàn miền vui mừng, phấn khổiNam Việt Nam (nói chung) như được thức tỉnh dậy từ một cơn ác mộng. Người dân vui mừng, phấn khởi, không còn lo lắng, sợ hãi… mọi người đều có thể “thờ phào nhẹ nhõm” và thanh thản vì “chiến tranh đã đi qua”; những người thân thương sẽ trở về; cuộc chiến khốc liệt đẫm máu đã chấm dứt; đất nước không còn bị chiến tuyến ngăn cách…
(*) Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân, bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Thêm kiến thức môn học
Giải VBT Lịch sử 9 chân trời , Giải VBT Lịch sử 9 CTST, Giải VBT Lịch sử 9 bài 18: Việt Nam từ năm 1965 đến
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận