Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 9 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế (1929-1933) là gì?

  • A. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, vô sản với tư sản.
  • B. Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản.
  • C. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, nông dân với địa chủ phong kiến.
  • D. Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản, nông dân với địa chủ phong kiến.

Câu 2: Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác bùng nổ từ khi nào?

  • A. Tháng 10 – 1930.
  • B. Tháng 9 – 1930.
  • C. Tháng 5 – 1930.
  • D. Ngay từ đầu năm 1930.

Câu 3: Việc ba tổ chức cộng sản có sự chia rẽ, sau đó được hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) để lại kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam?

  • A. Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc.
  • B. Xây dựng mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi.
  • C. Kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
  • D. Luôn chú trọng đấu tranh chống tư tưởng cục bộ.

Câu 4: Tháng 3 – 1929 diễn ra sự kiện gì tiêu biểu?

  • A. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • B. Đông Dương Cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • C. Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam được thành lập.
  • D. Thành lập Đông Dương Cộng sản đảng.

Câu 5: Năm 1922, lực lượng tiêu biểu nào tham gia bãi công?

  • A. 600 công nhân thợ nhuộm Sài Gòn – Chợ Lớn.
  • B. Công nhân xưởng Ba Son.
  • C. Công nhân nhà máy sợi Nam Định.
  • D. Công nhân nhà máy sửa chữa xe lửa Trường Thi.

Câu 6: Tác phẩm Đường Kách mệnh được xuất bản vào năm nào?

  • A. 1927                            
  • B. 1937                            
  • C. 1928                  
  • D. 1926

Câu 7: Nước Pháp được giải phóng vào thời gian nào?

  • A. Tháng 5 – 1943.
  • B. Tháng 6 – 1944.
  • C. Tháng 6 – 1945.
  • D. Tháng 9 – 1946.

Câu 8: Đâu không phải là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai 1939 - 1945?

  • A. Đức muốn làm bá chủ Châu Âu và thống trị thế giới.
  • B. Sự xuất hiện chủ nghĩa Phát xít.
  • C. Chính sách thỏa hiệp, nhượng bộ phát xít của các nước (Anh, Pháp, Mỹ).
  • D. Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933).

Câu 9: Trước khi chịu khủng hoảng kinh tế 1929-1933, Nhật Bản đã rơi vào khủng hoảng gì?

  • A. Khủng hoảng trong sản xuất công nghiệp.
  • B. Khủng hoảng trong sản xuất nông nghiệp.
  • C. Khủng hoảng tài chính.
  • D. Khủng hoảng về ngoại thương.

Câu 10: Sau phong trào Ngũ tứ, giai cấp nào nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Trung Quốc?

  • A. Giai cấp tư sản.
  • B. Giai cấp vô sản.
  • C. Giai cấp nông dân.
  • D. Tầng lớp trí thức tiểu tư sản.

Câu 11: Trong những năm 1918 – 1923, khủng hoảng chính trị diễn ra trầm trọng nhất ở đâu?

  • A. Đức và Hung-ga-ri
  • B. Đức
  • C. Anh
  • D. Anh và Pháp.

Câu 12: Vì sao giai đoạn 1924 – 1929 các nước tư bản châu Âu ổn định được về chính trị?

  • A. Vì các chính quyền tư sản củng cố được nền thống trị của mình.
  • B. Vì đàn áp, đẩy lùi các cuộc đấu tranh của quần chúng.
  • C. Vì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.
  • D. Vì mâu thuẫn xã hội được điều hòa.

Câu 13: Mốc đánh dấu sự "trở về" Châu Á của Nhật Bản là

  • A. Học thuyết Tan-na-ca (1973).
  • B. Học thuyết Phu-cư-đa (1977).
  • C. Học thuyết Kaiphu (1991).
  • D. Học thuyết Ko-zu-mi (1998).

Câu 14: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của cuộc nội chiến (1946-1949) ở Trung Quốc là gì?

  • A. Do tác động của cuộc chiến tranh lạnh gây ra nhiều mâu thuẫn mới.
  • B. Do sự đối lập về hệ tư tưởng và tham vọng lãnh đạo cách mạng Trung Quốc.
  • C. Do sự phát triển lực lượng của Đảng cộng sản Trung Quốc.
  • D. Do sự can thiệp của Mĩ đến nền chính trị của Trung Quốc.

Câu 15: Hình ảnh “Lục địa bùng cháy” chỉ hiện tượng gì ở Mĩ Latinh?

  • A. Sự bùng nổ của phong trào bãi công của công nhân Mĩ Latinh.
  • B. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh vũ trang ở Mĩ Latinh.
  • C. Cuộc nổi dậy của nông dân đòi ruộng đất ở nhiều nước Mĩ Latinh.
  • D. Một loạt nước Mĩ Latinh giành được độc lập.

Câu 16: Phong trào đấu tranh vũ trang ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã khiến:

  • A. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apácthai bị xóa bỏ hoàn toàn.
  • B. hệ thống thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sụp đổ hoàn toàn.
  • C. chính quyền dân chủ tư sản ở nhiều nước bị lật đổ, các nhà nước vô sản được thiết lập.
  • D. chính quyền độc tài ở nhiều nước bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập.

Câu 17: Điểm khác biệt trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu trong những năm 1950 – 1973 so với những năm 1945 – 1950 là gì?

  • A. Tiến hành hợp tác, liên kết khu vực.
  • B. Một mặt liên minh với Mĩ, mặc khác cố gắng đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.
  • C. Anh tiếp tục liên minh với Mĩ, Pháp và Đức trở thành đối tượng của Mĩ.
  • D. Từ bỏ chính sách liên minh với Mĩ, thực hiện chính sách biệt lập.

Câu 18: Quốc gia nào dưới đây đã ủng hộ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975)?

  • A. Anh.
  • B. Hà Lan.
  • C. Bồ Đào Nha.
  • D. Thụy Điển.

Câu 19: Vùng đất của nước Đức do Liên Xô quản lí gọi là:

  • A. Cộng hòa Dân chủ Đức.
  • B. Cộng hòa xã hội Đức.
  • C. Cộng hòa Liên bang Đức.
  • D. Cộng hòa chủ nghĩa Đức.

Câu 20: Sự kiện nào là mốc đánh dấu chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ?

  • A. Nhà nước Liên Xô tê liệt. 
  • B. Các nước Đông Âu lần lượt từ bỏ chủ nghĩa xã hội, thành lập các nước Cộng hòa. 
  • C. Cộng đồng các quốc gia độc lập được thành lập. 
  • D. Goóc-ba-chốp từ chức tổng thống.

Câu 21: Sự ra đời của tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (1949) và tổ chức hiệp ước Vacsava (1955) đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?

  • A. Đặt nhân loại đứng trước nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới mới.
  • B. Xác lập cục diện hai phe, hai cực, chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.
  • C. Đánh dấu cuộc chiến tranh lạnh chính thức bắt đầu.
  • D. Tạo nên sự phân chia đối lập giữa Đông Âu và Tây Âu.

Câu 22: Nội dung nào dưới đây không phải là hệ quả của việc Mĩ thực hiện “Kế hoạch Mácsan” (1947)?

  • A. Các nước Tây Âu đã từng bước phục hồi kinh tế sau chiến tranh.
  • B. Mĩ đã thành công trong việc lôi kéo, khống chế các nước tư bản Đồng minh.
  • C. Các nước Tây Âu từng bước vượt qua được khủng hoảng năng lượng toàn cầu.
  • D. Khiến Tây Âu và Đông Âu có sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị.

Câu 23: Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương (14 – 15/ 8/ 1945) họp ở đâu?

  • A. Pắc Bó (Cao Bằng).
  • B. Tân Trào (Tuyên Quang).
  • C. Bà Điểm (Hóc Môn).
  • D. Bắc Sơn - Võ Nhai.

Câu 24: Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12/3/1945 của Đảng đưa ra khẩu hiệu gì?

  • A. “Đánh đuổi Pháp - Nhật”.
  • B. “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
  • C. “Đánh đuổi đế quốc Pháp”.
  • D. “Đánh đuổi bọn đế quốc, Việt gian”.

Câu 25: Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 đã nhanh chóng thành công trong cả nước trong thời gian:

  • A. từ ngày 16 đến ngày 30/8/1945.
  • B. từ ngày 13 đến ngày 27/8/1945.
  • C. từ ngày 14 đến ngày 28/ 8/1945.
  • D. từ ngày 15 đến ngày 29/8/1945.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác