Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 9 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thực dân Pháp cho máy bay ném bom các cuộc biểu tình của nông dân vào thời gian nào?

  • A. Ngày 21 – 9 – 1930.
  • B. Ngày 19 – 8 – 1930.
  • C. Ngày 11 – 10 – 1930.
  • D. Ngày 12 – 9 – 1930.

Câu 2: Vấn đề ruộng đất cho dân cày đã được khẳng định lần đầu tiên trong văn kiện nào của Đảng?

  • A. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ I.
  • B. Cương lĩnh chính trị đầu tiên.
  • C. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10/1930.
  • D. Luận cương chính trị.

Câu 3: Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc chưa thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam vì lí do nào dưới đây?

  • A. Chỉ thị của quốc tế cộng sản.
  • B. Lực lượng cách mạng chưa được tập hợp, giác ngộ đầy đủ.
  • C. Công nhân chưa trưởng thành, chủ nghĩa Mác Lênin chưa được truyền bá rộng rãi.
  • D. Pháp tăng cường đàn áp phong trào cách mạng.

Câu 4: Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên vào thời gian nào?

  • A. Năm 1923.
  • B. Năm 1926.
  • C. Năm 1925.
  • D. Năm 1927.

Câu 5: Phong trào dân tộc dân chủ diễn ra mạnh mẽ vào thời gian nào?

  • A. Trong những năm 1914 – 1925.
  • B. Trong những năm 1918 – 1930.
  • C. Trong những năm 1918 – 1925.
  • D. Trong những năm 1919 – 1931.

Câu 6: Ở châu Á năm 1940, Nhật Bản đã chiếm được vùng nào?

  • A. Đông Nam Á.
  • B. Ba nước Đông Dương,
  • C. Tây Á.
  • D. Trung Á.

Câu 7: Sự kiện Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện (15-8-1945) đã có tác động như thế nào đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam?

  • A. Tạo thời cơ khách quan cho cách mạng tháng Tám giành thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu.
  • B. Tạo tình thế mới để Việt Nam đứng lên đấu tranh chống Nhật.
  • C. Tạo điều kiện cho Việt Nam đứng về phe Đồng minh chống phát xít.
  • D. Tạo thời cơ để cách mạng tháng Tám đánh bại chế độ phong kiến Bảo Đại.

Câu 8: Trong phong trào Ngũ tứ quần chúng giương cao khẩu hiệu đấu tranh gì?

  • A. “Trả quyền độc lập cho người Trung Quốc”
  • B. “Các nước đế quốc rút khỏi Trung Quốc”
  • C. “Trung Quốc của người Trung Quốc”
  • D. “Phế bỏ các điều ước đã kí với nhà Thanh”

Câu 9: Cuộc nội chiến cách mạng ở Trung Quốc diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  • A. Năm 1926 đến 1927.
  • B. Năm 1927 đến 1930.
  • C. Năm 1927 đến 1935.
  • D. Năm 1927 đến 1937.

Câu 10: Quốc tế cộng sản trở thành một tổ chức của lực lượng nào?

  • A. Giai cấp công nhân thế giới.
  • B. Đảng cộng sản của các nước trên thế giới.
  • C. Khối liên minh công – nông tất cả các nước.
  • D. Giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Câu 11: Năm 1933, nước Đức đã làm gì để đối phó với đại suy thoái kinh tế và phong trào cách mạng dâng cao?

  • A. Đi theo con đường phát xít hóa.
  • B. Quyết định đưa Hít – le lên làm Thủ tướng.
  • C. Phân chia lại khu vực trong nước.
  • D. Phát động nhiều cuộc chiến tranh phân chia lại thế giới.

Câu 12: Mục tiêu lớn nhất của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc là?

  • A. Chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn.
  • B. Hiện đại hóa đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc.
  • C. Làm cho nền kinh tế tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao.
  • D. Biến Trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.

Câu 13: Sự ra đời của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử Trung Quốc?

  • A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Quốc.
  • B. Chấm dứt sự nô dịch và thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở Trung Quốc.
  • C. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do và lên xã hội chủ nghĩa.
  • D. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm ở Trung Quốc.

Câu 14: Phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La - tinh không diễn ra dưới hình thức nào?

  • A. Đấu tranh vũ trang. 
  • B. Đấu tranh nghị trường.
  • C. Bãi công chính trị.
  • D. Đấu tranh ngoại giao.

Câu 15: Kết quả to lớn từ cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Mĩ Latinh trong những năm 60 - 80 của thế kỉ XX là gì?

  • A. Nhiều nước Mĩ La - tinh giành được độc lập thoát khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha.
  • B. Làm cho các nước Mĩ La - tinh bị phụ thuộc, trở thành sân sau của đế quốc Mĩ.
  • C. Chính quyền độc tài bị lật đổ, các chính phủ dân chủ được thiết lập ở nhiều nước Mĩ La - tinh.
  • D. Các nước Mĩ La - tinh vươn lên, phát triển nhanh chóng và trở thành các nước công.

Câu 16: Nhận định nào dưới đây về thành tựu khoa học - kĩ thuật của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là sai?

  • A. Mĩ là nước tiên phong trong việc chế tạo công cụ sản xuất mới.
  • B. Mĩ là nước tiên phong trong việc tìm ra những vật liệu mới.
  • C. Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp.
  • D. Mĩ là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

Câu 17: Trong những năm 1950 - 1973, nước Tây Âu nào đã thực hiện đường lối đối ngoại độc lập với Mĩ?

  • A. Anh                                                           
  • B. Pháp.
  • C. Italia.                                                                   
  • D. Cộng hoà Liên bang Đức.

Câu 18: Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách đối ngoại của các đời tổng thống Mĩ là gì?

  • A. Ủng hộ “Chiến lược toàn cầu”.
  • B. Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.
  • C. Chuẩn bị tiến hành “Chiến tranh tổng lực”.
  • D. Theo đuổi “Chủ nghĩa lấp chỗ trống”.

Câu 19: Mục tiêu của Hội đồng tương trợ kinh tế SEV là gì?

  • A. Tăng cường hợp tác và thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế kĩ thuật các nước.
  • B. Tăng cường hợp tác và thúc đẩy sự tiến bộ về quân sự ở các nước.
  • C. Duy trì hòa bình an ninh ở khu vực các nước XHCN.
  • D. Tăng cường sức mạnh để chống lại Mĩ và các nước TBCN.

Câu 20: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và tan rã ở các nước Đông Âu những năm 70-80 thế kỉ XX?

  • A. Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng dầu mỏ.
  • B. Tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
  • C. Công cuộc cải tổ gặp nhiều sai lầm và sự bế tắc của Liên Xô.
  • D. Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

Câu 21: Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, sự kiện nào dưới đây góp phần làm giảm rõ rệt tình hình căng thẳng ở châu Âu?

  • A. Sự tan rã của tổ chức Hiệp ước Vácsava.
  • B. Sự giải thể của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
  • C. Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.
  • D. Sự thành lập của Cộng đồng châu Âu (EC).

Câu 22: Ý nào sau đây không phải là ảnh hưởng của Chiến tranh lạnh đối với cục diện

quan hệ giữa các nước ở châu Á?

  • A. Gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ.
  • B. Gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp.
  • C. Gây ra cuộc chiến tranh Triều Tiên và sự chia cắt hai nhà nước.
  • D. Gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc của Mĩ.

Câu 23: Bốn tỉnh giành được chính quyền sớm nhất trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là:

  • A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
  • B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Trị.
  • C. Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Giang, Quảng Nam.
  • D. Quảng Trị, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hà Tiên.

Câu 24: Lực lượng vũ trang có vai trò như thế nào trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

  • A. Đông đảo, quyết định thắng lợi.
  • B. Xung kích, hỗ trợ lực lượng chính trị.       
  • C. Nòng cốt, quyết định thắng lợi.               
  • D. Quan trọng nhất đưa đến thắng lợi.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác