Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 9 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hiện tượng gì xuất hiện trên đỉnh núi Bài Thơ (Quảng Ninh) ngày 1 – 5- 1930?

  • A. Lá cờ hình ngôi sao tung bay.
  • B. Cột mốc ranh giới.
  • C. Đội quân giặc trú ngụ.
  • D. Lá cờ đỏ búa liềm tung bay.

Câu 2: Ý nghĩa lịch sử tiêu biểu nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 là gì?

  • A. Đảng đã tập hợp được một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo và sử dụng hình thức phương pháp đấu tranh phong phú.
  • B. Tập hợp một lượng công - nông hùng mạnh.
  • C. Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của Đảng viên được nâng cao.
  • D. Uy tín của Đảng được nâng cao trong quần chúng nhân dân.

Câu 3: Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra ở đâu?

  • A. Hương Cảng (Trung Quốc).
  • B. Tuyên Quang (Việt Nam).
  • C. Hà Nội (Việt Nam).
  • D. Quảng Châu (Trung Quốc).

Câu 4: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa:

  • A. chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân.
  • B. tư tưởng Nguyễn Ái Quốc với chủ nghĩa Mác- Lênin.
  • C. chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
  • D. chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào yêu nước, phong trào vô sản hóa.

Câu 5: Điểm nào dưới đây thể hiện Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930) đã nhận thức đúng yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc?

  • A. Kiên quyết phát động cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
  • B. Phát triển cơ sở đảng ở một số địa phương Bắc Kì.
  • C. Đề cao binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
  • D. Chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực.

Câu 6: Chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam được thể hiện đầu tiên trong tác phẩm nào?

  • A. Đường Kách mệnh.                         
  • B. Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt.
  • C. Bản án chế độ thực dân Pháp.                   
  • D. Luận cương chiến tranh.

Câu 7: Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phát xít?

  • A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức.
  • B. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ.
  • C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít.
  • D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

Câu 8: Việc Nhật Bản đầu hàng không điều kiện có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Quân Nhật chính thức ngừng chiến đấu trên các mặt trận.
  • B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn thế giới.
  • C. Các nước thuộc địa của Nhật được giải phóng.
  • D. Khẳng định sức mạnh của Liên Xô và Mĩ.

Câu 9: Vì sao Nhật bản tiến hành xâm lược, bành trướng ra bên ngoài?

  • A. Nhật chưa có thuộc địa.
  • B. Nhật tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình.
  • C. Nhật thiếu nguyên liệu, nhiên liệu, thiếu thị trường.
  • D. Nhật muốn làm bá chủ thế giới.

Câu 10: Vì sao Nhật thoát khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây?

  • A. Vì Nhật có chính sách ngoại giao tốt.
  • B. Vì Nhật có nền kinh tế phát triển.
  • C. Vì Nhật tiến hành cải cách tiến bộ.
  • D. Vì chính quyền phong kiến Nhật mạnh.

Câu 11: Nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào?

  • A. Bị khủng hoảng trầm trọng.
  • B. Đạt tăng trưởng cao, bước vào thời kì “hoàng kim”.
  • C. Vẫn giữ được mức bình thường như trước chiến tranh.
  • D. Bị tàn phá nặng nề.

Câu 12: Việc thành lập Quốc tế Cộng sản (1919) có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào cách mạng trên thế giới?

  • A. Thúc đẩy sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân ở các nước châu Âu.
  • B. Tạo ra một liên kết quốc tế giữa chính phủ và nhân dân, thúc đẩy cách mạng xã hội trên toàn thế giới.
  • C. Thúc đẩy sự hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia, tạo ra điều kiện cho sự phát triển bền vững.
  • D. Góp phần vào sự tăng cường của các chính phủ tư bản và làm gia tăng sự bất ổn toàn cầu.

Câu 13: Trong những năm 80 của thế kỷ XX, Ấn Độ đứng hàng thứ mười thế giới về:

  • A. sản xuất công nghiệp.
  • B. sản xuất nông nghiệp.
  • C. sản xuất phần mềm.
  • D. sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 14: Nguyên nhân cơ bản nhất đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kỳ” trong những năm 60 – 70 của thế kỷ XX là gì?

  • A. Biết lợi dụng vốn của nước ngoài để đầu tư vào những ngành công nghiệp then chốt.
  • B. Biết áp dụng khoa học - kỹ thuật để tăng năng suất, cải tiến kỹ thuật và hạ giá thành hàng hóa.
  • C. Biết “len lách” xâm nhập thị trường các nước đang phát triển.
  • D. Nhờ những cải cách dân chủ đã thực hiện trong những năm 1945 – 1952.

Câu 15: Cách mạng Cuba và cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì tương đồng?

  • A. Chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
  • B. Chống chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
  • C. Xóa bỏ tàn dư của chế độ phong kiến.
  • D. Đấu tranh thống nhất đất nước.

Câu 16: Tại sao năm 1961, Mĩ lại đề xướng việc tổ chức “Liên minh vì tiến bộ” và lôi kéo các nước Mĩ Latinh tham gia?

  • A. Để ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội.
  • B. Để củng cố ảnh hưởng của Mĩ ở khu vực.
  • C. Để biến Mĩ Latinh thành “sân sau”.
  • D. Để ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba (1959).

Câu 17: Kế hoạch Mác-san mà Mĩ đề ra năm 1947 còn được gọi là gì?

  • A. Kế hoạch phục hưng châu Âu.
  • B. Kế hoạch khôi phục Đông Âu.
  • C. Kế hoạch phục hưng nước Mĩ.
  • D. Kế hoạch khôi phục nước Mĩ.

Câu 18: Cơ sở để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu, thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A. Sự suy yếu của các nước tư bản châu Âu và Liên Xô.
  • B. Tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn của Mĩ.
  • C. Sự ủng hộ của các nước đồng minh.
  • D. Phong trào cách mạng thế giới lắng xuống.

Câu 19: Bài học kinh nghiệm mà Việt Nam rút ra được từ sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội của Liên Xô và Đông Âu là gì?

  • A. Kiên định con đường XHCN.
  • B. Nhà nước nắm toàn bộ nền kinh tế.
  • C. Thừa nhận chế độ đa nguyên đa đảng.
  • D. Cải cách kinh tế và chính trị triệt để.

Câu 20: Vì sao Liên Xô phải tiến hành khôi phục kinh tế những năm những 1945–1950?

  • A. Tiếp tục xây dựng CNXH đã bị gián đoạn từ năm 1941.
  • B. Xây dựng nền kinh tế mạnh để cạnh tranh với Mĩ.
  • C. Đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
  • D. Đưa Liên Xô trở thành cường quốc thế giới.

Câu 21: Mục đích của “Chiến tranh lạnh” do Mĩ phát động là:

  • A. Ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
  • B. Thực hiện “chiến lược toàn cầu” làm bá chủ thế giới của Mĩ.
  • C. Bắt các nước Đồng minh lệ thuộc vào Mĩ.
  • D. Đàn áp phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Câu 22: Đâu là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ đứng đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu?

  • A. SEATO
  • B. NATO
  • C. CENTO
  • D. ANZUS

Câu 23: Điểm mới giữa Hội nghị tháng 5-1941 so với Hội nghị tháng 11-1939 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là gì?

  • A. Thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi để chống đế quốc.
  • B. Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc.
  • C. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.
  • D. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.

Câu 24: Ý nghĩa quan trọng nhất của Cách mạng tháng Tám (1945) là:

  • A. chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật đối với nước ta.
  • B. người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước.
  • C. đem lại độc lập, tự do cho dân tộc và góp phần cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.
  • D. lật đổ ngai vàng phong kiến đã ngự trị hàng chục thế kỉ trên đất nước ta.

Câu 25: Cách mạng tháng Tám năm 1945 mang ý nghĩa gì quan trọng nhất đối với Việt Nam? 

  • A. Lật đổ chế độ phong kiến tồn tại hàng chục thế kỉ ở Việt Nam.
  • B. Chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
  • C. Người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ.
  • D. Đem lại độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác